Phần mềm bán hàng đa kênh, giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công – GoSELL

    Phần mềm bán hàng đa kênh là xu hướng kinh doanh nổi bật những năm gần đây ở nước ta. Vậy bán hàng đa kênh là gì? Giải pháp nào giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công? Hãy cùng GoSELL tìm hiểu tất cả vấn đề trên qua bài viết sau đây.

    Bán lẻ đa kênh (hay thương mại đa kênh) là một cách tiếp cận đa kênh để bán hàng, nó tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm liền mạch cho khách hàng cho dù họ đang mua sắm trực tuyến từ thiết bị di động, máy tính xách tay hay tại một cửa hàng truyền thống. 

    Xu hướng bán hàng đa kênh đã hình thành khi thói quen và cách thức mua hàng của người tiêu dùng thay đổi. Trước đây, người mua hàng chỉ có chọn lựa duy nhất là đến các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, khi mạng xã hội và công nghệ số bùm nổ thì khách có thể mua hàng qua nhiều kênh online như website, app bán hàng, Facebook, sàn thương mại điện tử…

    Để đón đầu xu hướng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp không nên chỉ bán hàng trên một kênh duy nhất mà phải bán hàng trên đa kênh để dễ dàng tiếp cận nhiều khách hàng, cho dù họ mua hàng ở kênh nào đi chăng nữa.. 

    Theo Harvard Business Review,  73% khách hàng sử dụng nhiều kênh  trong hành trình mua hàng của họ. Theo một khảo sát và báo cáo của Bloomreach, State of Commerce Experience 2021 cho thấy gần một nửa (44%) người mua B2C và 58% người mua B2B cho biết họ luôn luôn hoặc thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu sản phẩm trực tuyến trước khi đến cửa hàng thực. 

    Bán hàng đa kênh có thể phân thành 2 dạng chính là mô hình omni channel và multi channel. Cùng tìm hiểu sự khác biệt chính giữa 2 thuật ngữ này.

    Multichannel là hình thức bán hàng đa kênh áp dụng cho cả online và offline. Bạn có thể bán cho khách hàng của mình qua mạng xã hội, qua điện thoại và tại cửa hàng. Điều này thật tuyệt vời để thương hiệu có thể tương tác với khách hàng và giúp gia tăng doanh số. 

    Thường các kênh bán hàng có thể bao gồm:

    Multi-channel có một đặc điểm là mỗi kênh bán hàng sẽ có hệ thống kinh doanh và quản lý riêng biệt hoàn toàn. Sự tách biệt này khiến mô hình mất đi sự liên kết giữa các kênh bán hàng với nhau, dẫn đến sự không đồng bộ và liền mạch cũng như thống nhất giữa các kênh.

    Do đó, các chương trình khuyến mãi và những sự thay đổi về thông tin sản phẩm, số lượng tồn kho, dữ liệu CRM khách hàng sẽ không được nhất quán giữa các kênh bán hàng. Điều này khiến cho Multichannel đòi hỏi doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, chi phí, nhân lực và vật lực để vận hành các kênh bán hàng một cách trơn tru và chính xác.

    Omnichannel cũng diễn ra trên nhiều kênh, giống như chiến lược thương mại đa kênh Multichannel. Không có Multichannel thì không có Omnichannel. Sự khác biệt lớn là bán hàng đa kênh Omnichannel kết nối tất cả các kênh, có sự liên kết chặt chẽ trong quản lý và điều hành nhiều kênh. Điều này có nghĩa là khách hàng của bạn có trải nghiệm liền mạch trên tất cả các nền tảng.

    Do đó, Omni-channel được nhiều doanh nghiệp sử dụng hơn. Giải pháp này sẽ lấy khách hàng làm trung tâm, kết nối tất cả các kênh bán hàng trở thành một chuỗi khép kín. Ví dụ như tất cả chương trình khuyến mãi, chính sách khách hàng sẽ được áp dụng giống nhau tại tất cả các kênh. Vì vậy, khi khách hàng tiếp cận với bất kỳ kênh bán hàng nào cũng sẽ có trải nghiệm đồng nhất.

    Để có thể phát triển, quản lý, đồng bộ dữ liệu trên nhiều kênh bán hàng thì bạn cần sự hỗ trợ của các phần mềm bán hàng đa kênh. Các phần mềm này giúp việc quản lý bán hàng, tồn kho, tiếp thị, chăm sóc khách hàng trên đa kênh trở nên dễ dàng, chính xác và nhanh chóng hơn nhiều.

    Trên thị trường có nhiều loại phần mềm bán hàng online đa kênh, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh đa dạng cho doanh nghiệp lựa chọn. Các kênh từ online đến offline được quản lý đồng bộ, tập trung về một hệ thống giúp gia tăng hiệu quả bán hàng, quản lý.

    Bạn có thể hỏi, tôi có nên mua phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Phần mềm đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sử dụng như thay thế con người trong tính toán thủ công, hạn chế sai sót. Nó còn giúp quản lý đơn hàng, tồn kho, vận chuyển và thanh toán cũng như quản lý nhân viên, nhà cung cấp, lưu trữ dữ liệu khách hàng và giúp thực hiện các hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

    Ngoài ra, tính năng quan trọng nhất của phần mềm bán hàng đa kênh là đồng bộ dữ liệu từ đa kênh về cùng một nền tảng quản lý. Các thông tin như sản phẩm, giá cả, tồn kho, đơn hàng, chương trình khuyến mãi, dữ liệu khách hàng từ nhiều kênh bán hàng đều được đồng bộ về một trang quản trị, giúp quản lý chính xác, tiết kiệm thời gian phải đăng nhập lên nhiều phần mềm khác nhau. Đây là điều mà mô hình Multichannel thông thường không thể có được.

    Đâu là tiêu chí quan trọng để lựa chọn được một phần mềm tốt và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình. Sau đây là một số điều mà bạn cần quan tâm khi chọn mua phần mềm quản lý bán hàng đa kênh.

    Tiêu chí đầu tiên để chọn phần mềm bán hàng đa kênh là nó phải có giao diện sử dụng dễ hiểu, dễ sử dụng. Các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thường có rất nhiều tính năng, và đa số người dùng phải bỏ ra một thời gian để tìm hiểu cách sử dụng. 

    Tuy nhiên yêu cầu cơ bản là phần mềm phải được thiết kế với giao diện thân thiện người dùng, dễ sử dụng, cho dù bạn là người mới hoặc không rành về công nghệ. Phần mềm còn cần phải được dễ dàng kết nối, sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau như máy tính, laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng …

    Đã là phần mềm bán hàng đa kênh thì tiêu chí quan trọng đầu tiên phải là nó có thể giúp doanh nghiệp quản lý bán hàng trên nhiều kênh khác nhau. Phần mềm phải giúp bạn có thể kiểm soát, quản lý mọi hoạt động kinh doanh từ nhiều kênh như: cửa hàng truyền thống, website, app bán hàng, mạng xã hội Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử hay tiếp thị liên kết (affiliate).

    Không chỉ có thể theo dõi mọi hoạt động ở nhiều kênh, các dữ liệu về sản phẩm, đơn hàng, biến động tồn kho, thông tin tiếp thị, dữ liệu khách hàng ở các kênh phải được đồng bộ, đổ về một trang quản trị duy nhất. Điều này giúp quá trình quản lý trên đa kênh tiết kiệm thời gian và chi phí, nhân lực vận hành hệ thống. Đây là tiêu chí quan trọng nhất bạn cần phải quan tâm khi tìm mua phần mềm quản lý bán hàng.

    Việc bán hàng trên nhiều kênh thì sự luân chuyển hàng hóa, biến động về tồn kho thay đổi rất thường xuyên. Phần mềm của bạn cần phải cập nhật nhanh chóng các thay đổi về tồn kho như, mức sụt giảm lượng tồn của các mặt hàng do lượng đơn đặt hàng của khách, từ đó có kế hoạch nhập hàng kịp thời để cung ứng cho thị trường. Kho hàng của bạn cũng phải nhanh chóng cập nhật lượng hàng mới nhập về để kịp phân phối cho các chi nhánh. 

    Việc cập nhập này trên phần mềm sẽ diễn ra nhanh chóng và tự động theo thời gian thực, không có sai sót như dùng các công cụ truyền thống: sổ sách, thẻ kho hay Excel. 

    Không chỉ quản lý bán hàng, phần mềm của bạn còn phải có các tính năng hỗ trợ tiếp thị thông minh. Chẳng hạn như gửi email marketing, gửi thông báo đẩy, lên lịch tổ chức Flash sale, tạo mã giảm giá, miễn phí vận chuyển hay tổ chức quảng cáo có kết nối Facebook pixel, Google shopping, Google tag manager …Những tính năng tiếp thị này sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá, và tiếp cận được nhiều khách hàng, qua đó gia tăng doanh số.

    Khi bán hàng cho khách không có nghĩa là bạn đã kết thúc mọi thứ. Doanh nghiệp cần tiếp tục chăm sóc khách hàng sau khi bán, tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng để có thể giữ chân khách, lôi kéo họ tiếp tục quay lại và mua hàng.

    Phần mềm bán hàng đa kênh của bạn phải có khả năng lưu trữ đầy đủ và chính xác các thông tin khách mua hàng ở các kênh, sau đó đồng bộ, đổ dữ liệu về trang quản trị của phần mềm. Các thông tin này sẽ phục vụ mục đích CRM, giúp bạn dễ dàng tổ chức các chiến dịch tiếp thị lại, chăm sóc khách hàng cũ, tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách. 

    Phần mềm bán hàng của bạn nên có khả năng tổ chức các chương trình tích lũy điểm thưởng khi mua hàng, nâng hạng thành viên VIP, chăm sóc các khách hàng đặc biệt. Nếu doanh nghiệp có các chính sách tốt thì sẽ khiến khách hàng trung thành với thương hiệu, đem đến nguồn doanh thu ổn định cho các kênh bán hàng.

    Để hỗ trợ việc giám sát bán hàng, phần mềm cần có tính năng thống kê doanh số, thu chi, phân tích lời lỗ theo từng kênh bán hoặc theo thời gian. Qua đó người quản lý có thể biết được kênh bán hàng nào đang kinh doanh hiệu quả hoặc không hiệu quả để có sự đầu tư thích hợp. 

    Để triển khai chiến lược bán hàng đa kênh hiệu quả và thành công, bạn có thể tốn nhiều thời gian và công sức. Chiến lược tiếp thị đa kênh nên chứa thông điệp, hình ảnh và tuyên bố định vị nhất quán trên tất cả các kênh, nền tảng và thiết bị. Nó phải tạo ra trải nghiệm thương hiệu liền mạch cho khách hàng bằng cách đảm bảo rằng thương hiệu của bạn được trình bày và xuất hiện giống nhau ở nền tảng này cho đến nền tảng khác.

    Sau đây là vài gợi ý và hướng dẫn để bạn rút ngắn quy trình thử và sai của mình, dễ dàng triển khai bán hàng đa kênh đạt kết quả tốt nhất.

    Phải thực lòng rằng chiến lược kinh doanh đa kênh có thể mất rất nhiều thời gian cũng như ngân sách đầu tư. Tùy vào khả năng tài chính, đặc điểm doanh nghiệp và tình hình kinh doanh của mình mà bạn nên bắt đầu với kênh bán hàng nào đang là thế mạnh của mình. Hãy tìm hiểu xem khách hàng của mình đang ở đâu và tập trung vào kênh đó trước tiên. 

    Doanh nghiệp có thể khởi đầu với các kênh cơ bản như cửa hàng truyền thống hoặc website bán hàng và các kênh truyền thông xã hội. Sau khi đã thành công với kênh ban đầu, bạn có thể mở rộng đầu tư sang nhiều kênh khác sau đó. Tạo trải nghiệm đa kênh là quá trình lâu dài, bạn cần có thời gian để có thể có mặt ở khắp mọi nơi, nhiều kênh cùng một lúc. 

    Hãy lập kế hoạch và mục tiêu cho mỗi kênh. Kênh nào là kênh chính tạo được nhiều doanh thu và cần tập trung đầu tư, kênh nào để xây dựng thương hiệu, kênh nào chủ yếu để tương tác, hoặc kênh chỉ để cập nhật tin tức. Bạn cũng có thể vạch ra các mục tiêu cho từng kênh và mức độ ảnh hưởng, phát triển như thế nào theo các mốc thời gian cụ thể.

    Đây là phần khó và chỉ hoạt động nếu bạn thực thi nó một cách hoàn hảo (chỉ dành cho đa kênh Omnichannel). Bạn sẽ cần phần mềm thích hợp để theo dõi khách hàng của mình trên tất cả các điểm tiếp xúc: từ việc họ đọc các bài đánh giá trên trang web của bạn, xem quảng cáo xã hội, theo dõi khách hàng mua sắm trực tuyến trên website, điện thoại hoặc cuối cùng là mua hàng tại cửa hàng của bạn.

    Để có thể kết nối và đồng bộ tất cả các kênh, cách duy nhất là bạn dùng phần mềm bán hàng đa kênh Omnichannel thì mới có thể thực hiện được điều này.

    Thị trường luôn luôn thay đổi và phát triển, không có thời gian nghỉ ngơi mà bạn hãy tiếp tục thử nghiệm và cải thiện chiến lược của mình. Hãy liên tục học hỏi để tồn tại và tiếp tục phát triển các kênh bán hàng của bạn. Phục vụ khách hàng thật tốt ở các điểm tiếp xúc (điểm bán) bằng cách này, bạn sẽ tạo ra các khách hàng trung thành, những người tiếp tục quay lại mua hàng và tạo ra doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.

    GoSELL là sản phẩm nổi bật của công ty TNHH Mediastep được phát triển theo mô hình OAO (Online and Offline). Gói OAO của GoSELL giúp bạn theo dõi và quản lý được tất cả các kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến.  Nền tảng này đã được hơn 15,000 doanh nghiệp và nhà bán hàng tin tưởng và sử dụng. 

    Sau đây là một số tính năng và ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL.

  • Giúp bán hàng đa kênh tại cửa hàng, website, app bán hàng, landing page, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội (Facebook, Zalo)

  • Theo dõi đơn hàng

    , quá trình vận chuyển, kết nối các đơn vị giao hàng và thanh toán.

  • Quản lý tồn kho chính xác, cập nhật thay đổi tồn kho theo thời gian thực

  • Rà soát dữ liệu các nhà cung cấp, quản lý nhân viên, quản lý khách hàng

  • Quản lý đại lý sỉ, cộng tác viên tiếp thị Affiliate

  • Đồng bộ dữ liệu đa kênh về cùng một nền tảng quản lý

  • Thực hiện các hoạt động tiếp thị thông minh (email marketing, Flash sale, tạo mã giảm giá, miễn phí vận chuyển, quảng cáo với Facebook pixel, Google Shopping …)

  • CRM, lưu trữ chính xác dữ liệu khách hàng. Chăm sóc khách hàng với các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết, tích lũy điểm thưởng.

  • Đầy đủ các thống kê, phân tích, báo cáo doanh thu, chi phí, lợi nhuận, sản phẩm bán chạy, nhân viên bán hàng tốt nhất.