Phần mềm máy tính là gì? Phân loại & Cách sử dụng hiệu quả
Phần mềm máy tính là một loại chương trình trung gian, có khả năng kết nối giữa người dùng và phần cứng của máy tính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ được thực hiện các thao tác và vận hành máy tính hiệu quả hơn. Và để hiểu rõ hơn về phần mềm máy tính là gì thì các bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây đâu đó.
Mục lục bài viết
1. Phần mềm máy tính là gì?
Khái niệm phần mềm máy tính mà bạn cần nắm rõ đó là một loại chương trình cho phép người dùng có thể thoải mái thực hiện các thao tác cụ thể và vận hành máy tính. Trong phần mềm này có tập hợp đầy đủ các chương trình, thủ tục và các quy trình của một hệ thống máy tính.
Tất cả các thiết bị không nằm trên hệ thống máy tính sẽ được chỉ đạo bởi phần mềm máy tính. Phần mềm sẽ cho các thiết bị đó biết phải làm gì, làm như thế nào để có thể thực hiện được một tác vụ hoàn chỉnh.
Ở thiết kế ban đầu, phần mềm chỉ có thể sử dụng cho các máy tính cụ thể và thường được bán với phần cứng chạy trên máy tính. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1980 trở đi, phần mềm đã phát triển hơn và bắt đầu được bán trên đĩa mềm rồi dần đến CD và DVD.
Ở thời điểm hiện tại, Internet chính là nơi cung cấp phần mềm uy tín và an toàn nhất. Người dùng có thể tải và mua phần mềm trực tiếp trên Internet thông qua website của các nhà cung cấp dịch vụ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Protocol là gì? Tìm hiểu về giao thức Protocol từ A – Z
2. Phân biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính
Phần cứng và phần mềm máy tính khác biệt nhau hoàn toàn nhưng vẫn có nhiều người dùng chưa biết cách phân biệt ra sao. Nếu bạn muốn phân biệt một cách dễ dàng nhất thì có thể ghi nhớ như sau:
Phần cứng
Phần mềm máy tính
Hữu hìnhPhần bất biếnLà các thành phần vật lý của máy tính như máy móc, trang thiết bị,…Phần cứng có nhiệm vụ thực hiện tất cả các công việc vật lýPhần cứng bao gồm: CPU, bàn phím, chuột máy tính,…
Vô hìnhPhần biếnCó khả năng chỉ đạo các thành phần cứng khác nhau, đưa ra lệnh để giúp chúng biết phải làm gì, làm thế nào để tương tác với nhau hiệu quảPhần mềm bao gồm: Ứng dụng, trò chơi, hệ điều hành, tập lệnh,…
3. Phân loại phần mềm máy tính
Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều loại phần mềm máy tính mà bạn cần phải nắm rõ. Trong đó, có 2 loại phần mềm phổ biến nhất đó là phần mềm hệ thống và ứng dụng. Tuy vậy, chúng tôi sẽ phân loại đầy đủ và chi tiết nhất cho các bạn như sau:
3.1. Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống là một loại phần mềm được thiết kế để giúp vận hành, điều khiển phần cứng và phần mềm. Đồng thời, cung cấp các chức năng cơ bản tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng hoặc sự ổn định của các phần mềm ứng dụng.
Bên cạnh đó, phần mềm ứng dụng cũng được thiết kế nền tảng sao cho mức độ tương thích với các phần mềm ứng dụng cao nhất có thể. Dưới đây sẽ là 3 thành phần của phần mềm hệ thống mà bạn cần chú ý:
- Hệ điều hành (Operating System): Hệ điều hành chính là những cái tên rất quen thuộc với bạn như Windows, Linux, MAC. Chúng cung cấp các dịch vụ, tính năng và kiểm soát mọi hoạt động của các phần mềm đang chạy. Trong hệ điều hành cũng có những thành phần cốt lõi như: Bộ tái khởi động, vỏ, hệ thống, bộ phận giám sát,…
- Trình điều khiển thiết bị (Driver): Đây là các chương trình cho phép máy tính tương tác với các thiết bị bên ngoài như máy in, thẻ,…Với Driver, máy tính sẽ được thực hiện các tác vụ cụ thể. Và đương nhiên, các thiết bị khi muốn kết nối với máy tính thì sẽ cần có ít nhất 1 trình điều khiển hoạt động
- Hệ thống xuất nhập cơ bản (BIOS): Đây là phần mềm đầu tiên hoạt động ngay tại thời điểm mà máy tính khởi động. Phần mềm này có vai trò tải driver của đĩa cứng vào bộ nhớ RAM. Đồng thời, chúng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ hệ điều hành tự tải vào bộ nhớ
3.2. Phần mềm ứng dụng
Bên cạnh phần mềm hệ thống, phần mềm máy tính cũng được phân loại dưới dạng phần mềm ứng dụng. Có thể nói rằng, phần mềm ứng dụng là loại phần mềm phổ biến nhất hiện nay. Bởi đây là những phần mềm có khả năng thực hiện một chức năng cụ thể nào đó để phục vụ nhu cầu của người dùng hoặc cho một số ứng dụng khác.
Một số ví dụ về phần mềm ứng dụng mà bạn có thể tham khảo: Phần mềm Microsoft Office, phần mềm đồ họa, trình duyệt web, công cụ phát triển phần mềm,…
3.3. Phần mềm lập trình
Phần mềm lập trình được thiết kế dành cho các lập trình viên với mục đích lập trình và viết mã. Bằng cách sử dụng phần mềm lập trình và các công cụ khác, các nhà lập trình viên có thể phát triển, viết hoặc sửa chữa các lỗi của các phần mềm khác.
Ví dụ về phần mềm lập trình: Trình gỡ lỗi, trình biên dịch,…
3.4. Phần mềm gây hại
Phần mềm gây hay còn được biết là một dạng phần mềm có khả năng gây hại và làm hỏng máy tính. Điều đặc biệt về phần mềm này đó là chúng có thể được tạo ra dưới bất kỳ loại phần mềm nào trong các phần mềm chính chúng tôi nêu ở trên. Thông thường, những đối tượng có ý đồ xấu như muốn ăn cắp hay phá hoại dữ liệu sẽ sử dụng phần mềm gây hại để thực hiện hành vi của mình.
Phần mềm này sẽ có chứa virus. Và đương nhiên sẽ có một số loại virus gây ra các vấn đề nhỏ, sẽ có một số loại virus gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với máy tính như: Làm hỏng phần cứng, dữ liệu bị phá hủy,…
3.5. Phần mềm miễn phí
Phần mềm miễn phí là dạng phần mềm mà người dùng không cần bỏ ra bất kỳ chi phí nào để sử dụng. Không chỉ vậy, trong phần mềm này không giới hạn hoặc có thời gian, tùy thuộc vào loại phần mềm miễn phí bạn lựa chọn. Người dùng có thể tải xuống phần mềm này bất cứ lúc nào từ Internet. Tuy nhiên, người dùng vẫn phải thực hiện thỏa thuận bản quyền cam kết giữa 2 bên và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu vi phạm bản cam kết đó.
Vì phần mềm miễn phí có sẵn trên thị trường nên chúng sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau để giúp người dùng có thể nhận biết dễ dàng như sau:
- Shareware – Phần mềm dùng thử: Là những phần mềm cho phép người dùng sử dụng trong số lượng ngày nhất định. Khi kết thúc những ngày dùng thử, người dùng sẽ phải mua bản chính thức để dùng tiếp
- Freeware – Phần mềm miễn phí: Là phần mềm mà người dùng được sử dụng hoàn toàn miễn phí, không bị giới hạn thời gian hay phải trả bất cứ chi phí nào. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi phần mềm không có bất kỳ sửa đổi hay cải tiến gì
- Open Source Software – Phần mềm mã nguồn mở: Phần mềm này cũng tương tự với dạng phần mềm miễn phí. Bởi không chỉ có phần mềm là miễn phí mà các mã nguồn hay source code cũng được cung cấp hoàn toàn miễn phí đến người dùng. Điều này sẽ cho phép người dùng có thể chỉnh sửa chương trình hoặc xem chương trình được cấu tạo như thế nào
>>> Có thể bạn quan tâm: Mạng máy tính là gì? Phân loại & Lợi ích của mạng máy tính
4. Cơ chế hoạt động của phần mềm máy tính
Sau khi tìm hiểu xong tất cả thông tin ở trên, liệu bạn có đang thắc mắc cơ chế hoạt động của phần mềm máy tính như thế nào không?
Trên thực tế hiện nay, phần mềm máy tính hoạt động ra sao sẽ phụ thuộc phần lớn vào lập trình viên. Một hoặc nhiều lập trình viên máy tính sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết ra những hướng dẫn với mục đích giúp cho máy tính hiểu được và biết nên làm gì. Khi lập trình viên viết xong, chương trình sẽ được biên dịch thành một loại ngôn ngữ mà máy tính có thể đọc và hiểu.
5. Yếu tố đánh giá một phần mềm máy tính chất lượng
Để đánh giá xem đó có phải là một phần mềm máy tính chất lượng hay không, bạn sẽ cần quan tâm đến những yếu tố sau:
- Khả năng tiếp cận: Đây sẽ là một yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm đến. Phần mềm nếu có thể tiếp cận được số lượng người dùng lớn và khiến họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng thì đây sẽ là tiêu chí đánh giá tốt
- Khả năng tương thích: Khả năng hòa nhập, phù hợp của phần mềm trong từng môi trường cụ thể như: Hệ điều hành, trình duyệt, thiết bị,…
- Hiệu quả: Nói đến khả năng hoạt động của phần mềm. Trong đó, các yếu tố như: Không làm lãng phí năng lượng, tài nguyên, tiết kiệm thời gian, tiền bạc,..sẽ là những yếu tố quan trọng nhất
- Chức năng: Khả năng của phần mềm
- Cài đặt: Nói đến khả năng cài đặt của phần mềm trong nhiều môi trường
- Bản địa hóa: Liên quan đến ngôn ngữ, múi giờ,…
- Khả năng bảo trì: Cách sửa đổi phần mềm sẽ được thực hiện như thế nào để cải thiện chức năng, tính năng,..
- Tốc độ: Tốc độ mà phần mềm đạt được khi chịu dưới một tải cụ thể
- Di động: Khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác một cách linh hoạt
- Bảo vệ: Khả năng bảo vệ của phần mềm trước những mối nguy hại từ bên ngoài
- Sử dụng: Người dùng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm hay không
- Mức độ tin cậy: Phần mềm có thể thực hiện được yêu cầu mà người dùng đặt ra trong thời gian xác định mà không gặp phải bất kỳ khó khăn nào
6. Cách sử dụng phần mềm máy tính hiệu quả
Làm thế nào để sử dụng phần mềm máy tính hiệu quả nhất? Khi phần mềm được cài đặt tại ổ cứng máy tính, bạn có thể tìm thấy bất kỳ chương trình nào có trên máy tính. Tùy vào hệ điều hành mà bạn đang sử dụng, sẽ có những cách tìm kiếm phần mềm khác nhau. Nhưng chung quy lại, việc tìm kiếm phần mềm cũng không thể nào quan trọng bằng việc bảo trì phần mềm máy tính.
Khi phần mềm đã được cài đặt, người dùng cần phải thường xuyên kiểm tra để biết được phần mềm có cần update hay sửa chữa gì không. Cách tốt nhất để update một chương trình phần mềm đó chính là sử dụng đến các bản vá lỗi phần mềm. Thời điểm hoàn tất công việc update, chương trình có thể chạy mượt mà, không bị dính phải các lỗi có thể xảy ra nữa.
Như vậy, toàn bộ thông tin về phần mềm máy tính đã được cung cấp chi tiết cho các bạn. Chúng tôi đã giúp bạn biết được phần mềm máy tính là gì và nhiều kiến thức quan trọng khác về phần mềm. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc và đời sống hàng ngày.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud