Phần mềm máy tính là gì, khái niệm về phần mềm Máy Tính | infovnn.com – Tin tức công nghệ thông tin mới nhất
Phần mềm máy tính là gì, khái niệm về phần mềm và ứng dụng. Các loại phần mềm thường gặp, những phần mềm tiện ích cho máy tính, tìm hiểu lập trình phần mềm.
Phần mềm máy tính là gì ?
- Phần mềm máy tính có tên tiếng anh là Computer Software, và thường được gọi tắt là phần mềm (Software).
- Là một tập hợp những câu lệnh, hoặc chỉ thị (Instruction) trên phần cứng. Được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, theo một trật tự xác định.
- Cùng các dữ liệu hay tài liệu liên quan, nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng. Hoặc là giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
- Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là: Phần mềm không thể sờ hay đụng vào, và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được.
- Đối với phần mềm máy tính, thì có 2 loại phần mềm chính: Đó là phần mềm hệ thống, và phần mềm ứng dụng.
Vậy phần mềm hệ thống là gì ?
- Phần mềm hệ thống hay còn được gọi là hệ điều hành, chẳng hạn như windows, linux, mac OS…
- Được dùng để vận hành máy tính, cũng như các phần cứng máy tính. Ví dụ như các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS.
- Hay nói 1 cách dễ hiểu hơn, phần mềm hệ thống là một căn nhà chưa hoàn thiện. Và để căn nhà được đẹp, thì cần phải trang trí, các công đoạn như sơn sửa, làm các cánh cửa bảo vệ, mua bàn ghế để sử dụng và sinh hoạt. Thì đó được gọi là phần mềm ứng dụng, hay phần mềm tiện ích.
==> Xem chi tiết: Phần mềm hệ thống là gì
Còn phần mềm ứng dụng là gì ?
- Như đã nói bên trên, phần mềm hệ thống là căn nhà chưa hoàn thiện. Và phần mềm ứng dụng là phần trang trí cho căn nhà hoàn thiện, và đưa vào sử dụng. Vậy cách hoạt động ra sao ?
- Thì đây là các loại phần mềm, mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển, và quản lý các thiết bị phần cứng.
- Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một, hay nhiều công việc nào đó.
- Ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, Open office), phần mềm doanh nghiệp.
- Phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu. Phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm độc hại.
==> Xem chi tiết: Phần mềm ứng dụng là gì ?
Một số phần mềm máy tính khác
Bên cạnh phần mềm hệ thống, và phần mềm ứng dụng. Mà chúng tôi đã nên bên trên, thì cũng có 1 vài phần mềm chính nữa, được sử dụng rất nhiều như:
- Phần mềm dịch mã (trình dịch): Loại phần mềm gồm trình biên dịch, và trình thông dịch. Chúng dịch các câu lệnh từ mã nguồn, của ngôn ngữ lập trình, sang dạng ngôn ngữ máy, sao cho thiết bị thực thi có thể hiểu được.
- Phần mềm web: Là loại phần mềm được lập trình riêng, dùng cho các ứng dụng website. Loại phần mềm này cũng hoạt động dựa trên phần mềm hệ thống.
==> Xem thêm: Những phần mềm quét virus tốt nhất
Các phần cứng máy tính thường gặp
Chúng ta thường thấy các phần mềm, được cài đặt lên các loại phần cứng. Vậy các phần cứng bao gồm những phần nào, mời các bạn xem sơ qua 1 số phần cứng bên dưới:
- Phần cứng máy tính (hardware), là các bộ phận cụ thể của máy tính. Là hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính. Bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD…
Dựa trên chức năng, và cách thức hoạt động, người ta còn phân biệt phần cứng ra thành các loại như:
- Nhập hay Đầu vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu, hay mệnh lệnh như là bàn phím, chuột…
- Xuất hay Đầu ra (Output): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa…
Một số khái niệm phần cứng khác
Ngoài các bộ phận nêu trên, liên quan tới phần cứng của máy tính, còn có các khái niệm quan trọng sau đây:
- Bus: Chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng.
- BIOS (Basic Input Output System): Còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản nhằm khởi động, kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng, và giao quyền điều khiển cho hệ điều hành.
- CPU: Bộ phân vi xử lý điều khiển toàn bộ máy tính. Kho lưu trữ dữ liệu: Lưu giữ, cung cấp, thu nhận dữ liệu.
- Các loại chíp hỗ trợ: Nằm bên trong bo mạch chủ, hay nằm trong các thiết bị ngoại vi của máy tính. Các con chip quan trọng, sẽ giữ vai trò điều khiển thiết bị, và liên lạc với hệ điều hành, qua bộ điều vận hay qua phần sụn (nghe hơi khó chịu, không được dễ hiểu, tiếng Anh firmware).
- Bộ nhớ: Là thiết bị bên trong bo mạch chủ, giữ nhiệm vụ trung gian, cung cấp các mệnh lệnh cho CPU. Và các dữ liệu từ các bộ phận như là BIOS, phần mềm, kho lưu trữ, chuột. Đồng thời tải về cho các bộ phận vừa kể kết quả các tính toán, các phép toán hay các dữ liệu đã/đang được xử lý các cổng vào/ra…
==> Xem thêm: Các thủ thuật phần mềm hay nhất cho bạn
– Advertisement –