Phân tích chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội 2023
Để luôn có được sự đổi mới và hoàn thiện qua các năm thi Đánh giá năng lực, năm 2023 này cũng đang trong giai đoạn đổi mới. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của năm 2023, hãy cùng VUIHOC đi sâu và tìm hiểu thêm về cấu trúc đề thi những năm trước đây và những thay đổi có thể có vào năm tới nhé!
1. Khái quát về kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
Mục lục bài viết
1.1. Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?
Kỳ thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tự tổ chức thi riêng và kết quả để xét tuyển vào các trường đại học (bao gồm những trường tổ chức thi và những trường sử dụng kết quả đó với mục đích xét tuyển)
Kỳ thi đánh giá năng lực có thể hiểu là một trong những hình thức mới để xét tuyển vào đại học. Hiện nay có các hình thức xét tuyển như sử dụng điểm tốt nghiệp THPT, xét tuyển bằng điểm từ kỳ thi đánh giá năng lực, xét điểm học bạ, tuyển thẳng, bằng chứng chỉ tiếng Anh.
1.2. Thời gian và địa điểm thi dự kiến
Đại học Quốc gia Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức kỳ thi ĐGNL 2023 dự kiến với 8 đợt thi đánh giá năng lực (HSA), dự kiến quy mô tổ chức cho 100.000 thí sinh tham gia thi.
Các đợt thi sẽ được tổ chức tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023, dự kiến sẽ thu hút từ 60.000 – 110.000 lượt thí sinh. Năm 2023 dự kiến tổ chức 8 đợt thi gồm ba đợt vào tháng 5, hai đợt vào tháng 3 và tháng 4 và một đợt thi tổ chức vào tháng 6. Năm 2023 giảm 4 đợt thi so với kỳ thi ĐGNL năm 2022.
Các địa điểm thi dự kiến sẽ tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Hưng Yên.
Một thay đổi của kỳ thi đánh giá năng lực 2023 do ĐHQGHN tổ chức đó là thí sinh chỉ được dự thi tối đa 2 lượt, thời gian thi phải cách nhau tối thiểu từ 4 – 6 tuần trong khi năm 2022, thí sinh tham gia thi không bị giới hạn số lần dự thi. Cổng đăng ký dự thi dự kiến sẽ mở từ tháng 2/2023.
Theo số liệu thống kê của ĐHQGHN, cho đến tháng 10/2022, có 60 trường đại học, học viện đã sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển đầu vào.
1.3. Danh sách các trường xét điểm đánh giá năng lực theo trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đã thêm cách thức xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực. Một số trường xét điểm đánh giá năng lực theo trường Đại học Quốc gia Hà Nội có thể kể đến:
-
Đại học Ngoại thương
-
Đại học Kinh tế quốc dân
-
Đại học Thương mại
-
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
-
Học viện tòa án
Ngoài ra còn rất nhiều trường đại học khác, để biết thêm thông tin các bạn có thể tìm hiểu ở bài viết: >>> Danh sách các trường xét điểm đánh giá năng lực 2023
2. Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực có 3 phần gồm: Phần tư duy định tính, Phần tư duy định lượng, Phần khoa học. Cụ thể như sau:
2.1. Phần tư duy định tính
Phần thi Tư duy định tính chủ yếu là việc học sinh sẽ thu thập lại dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm ra cách để mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ các quan điểm của nhà nhân học. Trong đó sẽ có 6 dạng bài cơ bản là:
– Dạng bài đọc hiểu: Câu 51 → Câu 70 gồm 4 bài đọc hiểu
– Dạng bài tìm lỗi sai: Câu 71 → Câu 75
– Dạng bài tìm từ khác loại: Câu 76 → Câu 78
– Dạng bài tác giả tác phẩm: Câu 79 → Câu 80
– Dạng bài điền từ: Câu 81 → Câu 85
– Dạng bài đọc hiểu tác phẩm: Câu 86 → Câu 100
70% trong phần tư duy định tính đó là những câu hỏi có dạng đọc hiểu văn bản. Vì thế, thí sinh cần phải vận dụng được toàn bộ những kiến thức đã được học về Văn học, Tiếng Việt hay phần Tập làm văn trước đây để có thể trả lời được các câu hỏi thuộc trong phần thi này.
Trong phần này sẽ có khoảng 25% câu hỏi liên quan đến kiến thức sử dụng từ tiếng Việt tương đối là khó. Nhiều học sinh trong khi ôn thi THPT Quốc gia thường bỏ qua những câu hỏi như này bởi vì tỷ trọng của nó trong đề thi là rất nhỏ. Do đó, các thí sinh thường dễ bị mất điểm ở phần thi này.
2.2. Phần tư duy định lượng
Tư duy định lượng là phần giao thoa giữa toán và tư duy phản biện để giải quyết được vấn đề. Khác với toán mang tính trừu tượng cao thì tư duy định lượng lại rất cụ thể và mang tính ứng dụng cao. Tuy vậy, các thí sinh không nhất thiết cần phải có trình độ cao cấp về toán học mới có thể hình thành được loại năng lực này.
Câu hỏi số 1 trong phần tư duy định lượng trong đề thi đánh giá năng lực HSA của ĐHQGHN là dạng câu hỏi đọc dữ liệu ở trên biểu đồ. Cần đặc biệt lưu ý vì dạng câu hỏi này chưa từng xuất hiện ở trong các đề thi THPT Quốc gia.
Các câu hỏi số 2, 10, 13 và 41 trong đề thi là những câu hỏi vận dụng những kiến thức về toán học như: đạo hàm, tích phân, số mũ, min – max vào để giải quyết một số bài toán liên môn học và ứng dụng cao vào trong thực tiễn. Các dạng bài này cũng rất ít khi xuất hiện ở đề thi môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia trong những năm gần đây. Đừng quá lo lắng vì các câu hỏi này có độ khó trung bình vậy nên thí sinh có thể dễ dàng giải quyết và giành được điểm ở phần này.
2.3. Phần khoa học
Đây là phần thi tổng hợp lại kiến thức qua các câu hỏi tổng hợp thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa) và Xã hội (Sử, Địa)… Mỗi môn sẽ bao gồm 10 câu hỏi ở trong đề thi là:
-
Lịch sử: Câu 101 → Câu 110
-
Địa lí: Câu 111 → Câu 120
-
Vật lí: Câu 121 → Câu 130
-
Hóa học: Câu 131 → Câu 140
-
Sinh học: Câu 141 → Câu 110
3. Một số lưu ý khi ôn thi đánh giá năng lực trường Đại học Quốc gia Hà Nội 2023
3.1. Lưu ý đọc kỹ phần hướng dẫn và yêu cầu của đề thi
Phần hướng dẫn ở trong đề thi đánh giá năng lực HSA (Tham khảo) cũng tương tự như ở phần hướng dẫn ở trong bài thi chính thức. Vậy nên trong quá trình làm bài thi, việc đầu tiên đó là thí sinh cần phải lưu ý chính là đọc kĩ toàn bộ hướng dẫn trước khi làm bài thi. Có như vậy, thí sinh sẽ nắm chắc và hiểu rõ được những yêu cầu quan trọng mà bài thi đưa ra.
3.2. Phân bổ thời gian hợp lý trong suốt quá trình thi
Phân bổ thời gian hợp lý được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp các bạn chinh phục được điểm số cao trong kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQGHN năm 2023. Học sinh cần học cách phân phối thời gian dùng để đọc hiểu đầu bài, đọc hiểu các hướng dẫn ở mỗi phần, từng câu hỏi trước khi đưa ra các quyết định lựa chọn đáp án chính xác.
Ngoài ra, để tiết kiệm được thêm thời gian để làm bài thi, các bạn cần phải phân chia thời gian làm từng phần trong bài theo số các câu hỏi thuộc phần đó. Khi đó bạn có thể sẽ biết thời gian cần thiết cần phải hoàn thành tất cả các câu hỏi là khoảng bao nhiêu.
Các em hãy cố gắng tiết kiệm thời gian trong từng câu hỏi để có thể kịp kiểm tra lại toàn bộ các câu hỏi đã làm trong cùng một phần thi, tránh thiếu hoặc sót câu. Hoặc tiết kiệm thời gian để kiểm tra lại những câu hỏi khó trước khi chuyển sang một phần thi mới.
Một chú ý nữa, nếu bạn còn thời gian sau khi hoàn thành một phần thi, các bạn đừng vội chuyển sang phần thi tiếp theo mà hãy nên kiểm tra lại các câu hỏi mà bạn chưa chắc chắn. Bởi vì bạn không thể quay lại ở phần thi phía trước để sửa lại câu trả lời khi thời gian của phần thi đó đã kết thúc.
3.3. Cần giữ tinh thần tự tin và tỉnh táo trong suốt thời gian ôn thi
Về cơ bản, thì bài thi đánh giá năng lực thật sự không quá khó khăn với học sinh. Vậy nên, bạn cũng phải biết cách vận dụng kiến thức đã ôn tập cũng như có khả năng tư duy cao hơn để chinh phục kỳ thi ĐGNL HSA.
Điều bạn thật sự cần lưu ý và quan tâm nhất chính là giữ vững tinh thần tự tin, bình tĩnh trước khi bước vào phòng thi. Không nên lo lắng quá nhiều gây ảnh hưởng đến tâm lý thi cử và quá trình làm bài.
Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể giúp các em nắm rõ hơn về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực dự kiến đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023. Để học nhiều hơn các kiến thức các môn học khác thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!