Phân tích đối thủ cạnh tranh: Ocha của Singapore
CÔNG TY SINGAPORE – PHẦN MỀM OCHA
Gót chân Asin của Ocha: phải sử dụng bộ máy độc quyền, doanh chủ bỏ tiền để ra mua máy nhưng không được toàn quyền sử dụng vì không được cài đặt phần mềm nào vào máy của Ocha.
Sức mạnh của Ocha: với tiềm lực tài chính rất lớn, dùng “đòn độc” đã khiến nhiều công ty phần mềm lớn nhỏ của Việt Nam khốn đốn, thực tế thì đã có hàng trăm công ty phần mềm trong lĩnh vực này của người Việt đã phá sản.
Sơ nét về Ocha
: đây là một công ty phần mềm của Singapore, du nhập vào Việt Nam năm 2017, thuộc hệ sinh thái SEA (trước đây là GARENA) và họ dùng chiến thuật marketing cũng như bán hàng rất “tất tay”, họ lấy thịt đè người (dùng tài chính làm nền tảng cạnh tranh), bởi họ có quỹ đầu tư ở Singapore hỗ trợ.
Ocha có mô hình kinh doanh trên nền tảng hệ trên hệ sinh thái của SEA (https://www.seagroup.com), họ chiếm điểm bán lẻ – chiếm điểm thanh toán (payment) trong tương lai – họ dùng dữ liệu lớn (big data) giúp hệ sinh thái của SEA ngày càng lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường kinh doanh Việt Nam.
Nói về tiềm lực tài chính, không có công ty Việt Nam nào đủ lực tài chính khi so với quỹ đầu tư của Ocha, chỉ có thể lấy niềm tự tôn dân tộc, lấy tốc độ & năng suất cao mới có cơ hội cạnh tranh với Ocha. Dân Trí Soft gặp đối thủ ngoại Ocha ở đâu là “phải quyết tâm chiếm điểm đó” bởi người Việt không thể thua người Singapore ngay chính ở mảnh đất Việt Nam này.
Phân tích về sản phẩm (Product)
Về phần mềm quản lý của Ocha
: tập trung cho mỗi tính năng tính tiền & in bill, có thể trong tương lai sẽ phát triển dần lên.
Điểm yếu của phần mềm Ocha:
– Phần mềm chỉ sử dụng được trên bộ máy của Ocha vì vậy máy bị Ocha gặp sự cố là việc bán hàng bị gián đoạn do không chuyển sang cài đặt máy khác được.
– Chưa có tính năng định lượng để tính giá vốn, không có tính năng quản lý công nợ…, nhìn chung về tính năng còn thiếu nhiều với quán cần nghiệp vụ quản lý chi tiết.
– Chưa có chức năng quản lý thông tin khách hàng – thẻ VIP, đổi điểm, khuyến mãi tự động.
– Tính tùy chỉnh (tùy biến) trong phần mềm kém, đặc biệt nhân viên triển khai của Ocha gần như không tùy biến được phần mềm, hãy yêu cầu nhân viên Ocha tùy biến lại mẫu in hóa đơn thôi là rõ ngay ví dụ nói họ bổ sung thêm vào hóa đơn tên khách hàng, địa chỉ khách hàng, thông tin wifi, pass wifi… là họ chịu thua ngay mà phải chờ kỹ thuật mới làm được.
Về bộ máy tính tiền kiêm in bill OCHA:
bộ máy theo thông số bên dưới, đầy đủ chức năng dành riêng cho tính tiền, in bill.
Điểm yếu:
– Máy có cấu hình thấp nên chỉ dùng chức năng tính tiền, không tận dụng cho các chức năng khác (bậc nhạc, dùng phần mềm khác…). Chất lượng trung bình có độ bền vừa phải, dễ hư hỏng, đặc biệt màn hình cảm ứng có chất lượng không quá tốt.
– Người dùng không có quyền can thiệp vào máy, cụ thể là không được cài bất kỳ app nào cho máy, mặc dù doanh chủ bỏ tiền ra mua máy chứ không phải được cho.
– Ocha độc quyền sửa chữa, thay thế linh kiện… nên chi phí sửa chữa, thay thế là độc quyền.
– Bộ máy mới được niêm yết trên web với giá bán cao so với thị trường với cấu hình tương tự.
Giá khuyến mãi của bộ máy bán hàng của Ocha
Phân tích về giá cả (Price)
Chính sách giá đầu năm 2020: Ocha bán bộ máy Sunmi với giá theo Ocha là khuyến mãi
12.000.000
đồng, bảo hành 12 tháng.
Sơ nét về lịch sử chiến lược giá của Ocha:
–
Năm 2017
, với tiềm lực tài chính mạnh OCha thực hiện chiến lược giá rất tốt nhằm chiến lĩnh thị trường, cụ thể là: sử dụng chiến lược
cho mượn máy từ 2 – 6 tháng
(tùy vào khu vực, tùy vào chủ quán dễ tính hay khó tính), sau thời gian cho mượn máy nếu không thích dùng thì Ocha thu lại máy, còn nếu muốn dùng thì người dùng thuê máy là
250.000
đồng/tháng,
tức 3 triệu/năm
để tiếp tục sử dụng. Nếu so sánh về máy POS bán hàng có cấu hình tương tự OCHA trên thị trường, máy in bill… thì Ocha độc quyền theo bộ nên giá đắt hơn từ 20 – 50% với thị trường, máy của Ocha được độc quyền sửa chữa nên chi phí là điều cân nhắc.
–
Đến 2018
, sau khi chiếm lĩnh được một thị phần lớn thì Ocha đổi chiến lược giá, từ đây OCha gần như không cho mượn máy pos nữa mà để sử dụng doanh chủ sẽ trả tiền thuê là 250.000đ/tháng đóng tối thiểu từ 6 – 12 tháng tùy thị trường.
–
Đến 2019
, khi tên tuổi Ocha rộng khắp Việt Nam, Ocha đã tăng giá cho thuê ở thị trường Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, BRVT… lên
4.500.000
đồng/năm
,
một số tỉnh thành nhỏ Ocha linh hoạt giữ mức giá
3.000.000
đồng/năm.
–
Đến 2020
, Ocha có thể nói là số 1 về thị phần tại Việt Nam và chiến lược giá được thay đổi là bán bộ máy Sunmi với giá
12.000.000
đồng, bảo hành 12 tháng. Sau 12 tháng thì doanh chủ đóng phí thuê bao phần mềm theo năm.
Hỏi
: theo bạn chiến lược giá các năm tiếp theo 2021, 2022… sẽ thay đổi như thế nào? Bạn hãy ngẫm & trả lời nhé.
– Năm 2021, Ocha đã tạm dừng cung cấp sản phẩm dịch vụ và hỗ trợ người dùng.
Phân tích về quảng bá – truyền thông (Promotion)
Đây là điểm cực mạnh của Ocha, họ có nguồn tài lực khổng lồ nên đổ tiền vào quảng bá truyền thông rất khủng, mục tiêu của họ là tất cả quán xá tại Việt Nam dùng phần mềm của Ocha, để dần thâu tóm thị trường & thu thập dữ liệu lớn để phục vụ cho hệ sinh thái của OCha.
Phân tích về kênh phân phối (Place)
– Ocha tập trung cho các thị trường lớn như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, BRVT và đang mở rộng dần ra các tỉnh thành có tiềm năng khác.
– Xây dựng lực lượng bán hàng nội bộ & mỗi tỉnh thành có văn phòng đại diện/người đại diện.
– Ocha không hợp tác với kênh đại lý.
Đây là điểm cực mạnh của Ocha, họ có nguồn tài lực khổng lồ nên đổ tiền vào quảng bá truyền thông rất khủng, mục tiêu của họ là tất cả quán xá tại Việt Nam dùng phần mềm của Ocha, để dần thâu tóm thị trường & thu thập dữ liệu lớn để phục vụ cho hệ sinh thái của OCha.