Phân tích và so sánh “Vợ chồng A Phủ” với “Vợ nhặt” hay nhất
Mục lục bài viết
Phân tích và so sánh “Vợ chồng A Phủ” với “Vợ nhặt” hay nhất
A. ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cẩu:
Con mèo nằm thản nhiên
trong mảnh thảm nhung góc nhà
Nó bị xích như xích chó
Thức ăn được phục vụ tại chỗ
Thấy chuột, tôi thả con mèo ra
Mèo nhìn chuột dửng dưng, lạnh lùng
Rồi lại nằm khoèo trên mảnh thảm nhung,
gối đầu lên cái xích…
(Con mèo, Trần Nhuận Minh, Cửa Lục, 2. 1999).
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Các từ “dửng dưng, lạnh lùng, nằm khoèo” thể hiện điều gì?
Câu 3. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong bài thơ.
Câu 4. Có ý kiến cho rằng, bài thơ Con mèo của Trần Nhuận Minh đã lên tiếng cảnh báo về một thế hệ thích sống hưởng thụ, ỷ lại, thụ động. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng,
Phần II. Làm vẫn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
“Hôm nay (19/4), là ngày đầu tiên Công viên nước Hồ Tây (Hà Nội) mở cửa miễn phí cho người dân Thủ đô và du khách đến vui chơi và bơi lội. Ngay từ sáng, hàng nghìn người dân đồng loạt kéo đến, khiến công viên rơi vào tình trạng quá tải. Phía Công viên phải phát đi thông báo trên hệ thống loa truyền thanh có nội dung tạm dừng phục vụ nhân dân miễn phí và tiến hành cho lực lượng an ninh đóng cồng ngay sau đó.
Tuy nhiên, nhiều người thay vì chấp hành thông báo trên, đã “quyết” vào trong bằng cách trèo qua hàng rào sắt bất chấp nguy hiểm cho bản thân. Lục lượng an ninh quá mỏng so với “biển người” đang xuất hiện tại đây, khiến việc ngăn cản người dân vượt rào vào trong gặp nhiều khó khăn”.
(Theo Nguyễn Dương – báo Dân trí)
Đoạn văn trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về lối ứng xử thiếu vãn hóa của một bộ phận người Việt hiện nay? Trình bày những suy nghĩ đó bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ).
Câu 2 (5 điểm):
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân.
B. GỢI Ý LÀM BÀI
Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.
Câu 2. Các từ “dửng dưng lạnh lùng, nằm khoèo ” thể hiện thái độ không quan tâm, không cần biết của con mèo đối với loại thức ăn tự nhiên (chuột) mà chúng yêu thích nhất. Thấy chuột thì “dửng dưng” “lạnh lùng” là trái ngược với bản năng động vật của chúng. Việc nhà văn miêu tả như vậy sẽ gợi trí tò mò của độc giả, bắt buộc độc giả phải đi tìm lí do cho thái độ “dửng dưng, lạnh lùng’ đó của con mèo.
Câu 3.
– Nghĩa tường minh: Bài thơ là hình ảnh con mèo được nuôi đầy đủ vật chất nên lâu ngày đánh mất bân năng sinh tồn của động vật, nhìn thấy chuột cũng không muôn bắt.
– Nghĩa hàm ẩn: Con mèo ”bị xích”, bị phụ thuộc, thức ăn được phục vụ nên sống ỷ lại, hưởng thụ, thấy chuột dửng dưng không bắt tức là đánh mất bản năng. Hình tượng con mèo là ẩn dụ lớn cho lối sống hưởng thụ, ỷ nại, tuy bị phụ thuộc nhưng không biết đấu tranh, phản khảng.
Câu 4. Có ý kiến cho rằng, bài thơ “Con mèo” của Trần Nhuận Minh đã lên tiếng cảnh báo về một thế hệ thích sống hưởng thụ, ỷ lại, thụ động. Thí sinh có thể trả lời là đồng ý/ hay không đồng ý với ý kiến trên. Tuy nhiên cần phải nêu được lí lẽ thuyết phục cho ý kiến của mình. Câu hỏi mở, giáo viên linh động cho điểm.
Phẩn II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Yêu cầu về nội dung:
– Giải thích:
+ Hiện tượng được phản ánh trong đoạn trích trên là một biểu hiện của lối ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận không nhỏ người Việt hiện nay.
+ Ứng xử thiếu văn hóa là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác,ứng xử thiếu vẫn hóa đang là căn bệnh của một bộ phận không nhỏ người dân, phản ánh sự xuống cấp về mặt đạo đức cũng như ý thức.
– Phân tích thực trạng, giải thích nguyên nhân, nêu hệ quả và đề xuất một số phương pháp xử lý đối với hiện tượng được nhắc đến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục:
+ Thực trạng:
Không chỉ riêng vụ việc vượt rào ở Công viên nước Hồ Tây thời gian vừa qua, mà báo chí cũng đã không ít lần đưa tin về những vụ việc tương tự. Giành giật đồ ăn, áo mưa miễn phí, giẫm đạp lên nhau để đổi mũ bảo hiểm… báo động sự vắng mặt của văn hóa và ý thức trong cộng đổng người Việt
+ Nguyên nhân của ứng xử thiều văn hóa:
++ Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất là do ý thức của người dân chưa cao. Căn bệnh thực dụng, thói tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân minh đã dẫn đến những hành động bất chấp cà lòng tự họng, luật pháp.
++ Do ảnh hưởng tiêu cực của đời sống hội nhập. Con người mà chạy theo đồng tiền, những giá trị vật chất mà không có gốc văn hóa.
+ Do căn bệnh đám đông, một người làm thì nhiều người sẽ làm theo.
+ Giải pháp:
++ Mỗi người phải tự ý thức và điều chỉnh những hành vi, ứng xử của bản thân sao cho phù hợp với chuẩn mực về văn hóa của xã hội.
++ Để nâng cao ý thức ứng xử có văn hóa của người dân, bản thân mỗi người, gia đình và toàn xã hội phải có sự chung tay, hợp sức.
– Bình luận:
+ Cuộc sống hiện đại với vòng quay của đồng tiền khiến những nét đẹp trong văn hóa ứng xử dần bị mai một, tha hóa. Phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp, ứng xử như lời chào, lời xin lỗi, lời cảm ơn dần bị coi nhẹ.
+ Mối quan hệ giữa người với người cũng dần dần bị vật chất hóa, con người chỉ quan tâm đến những giá trị vật chất, trọng người giàu, coi khinh người nghèo. Đó cũng chính là mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
– Trong nền văn học Việt Nam hiện đại 1945 – 1975, cùng với thơ, truyện ngắn là một trong những thể loại đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Bên cạnh những truyện ngắn có giá trị viết về đề tài chiến đấu và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, còn có những truyện ngắn xuất sắc viết về cuộc sống mới thường ngày, phản ánh số phận người lao động, đặc biệt là số phận người phụ nữ, khám phá những khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn họ.
– Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân là những tác phẩm tiêu biểu mang giá trị nhân văn sâu sắc về sổ phận con người, thề hiện cái nhìn sâu sắc của nhà văn với cuộc đời. Bên cạnh những nét chung, mỗi tác phẩm lại mang những nét riêng đặc sắc để tạo nên giá trị, tạo nên sức sống lâu bền trong nền văn học nước nhà.
2. Thân bài:
a) Giới thiệu chung:
– Con người là trung tâm của mọi tác phẩm vàn học, cho nên sổ phận con người, nhất là số phận người phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ lớn xưa nay. Như Gorki đã có bốn câu thơ tuyệt hay:
“Trời không ánh sáng hoa nào nở
Dạ vắng yêu thương cảnh những sầu
Đời không mẹ hiền, không phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu…
– Vấn đề số phận người phụ nữ cũng đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn học Việt Nam qua các thời kỳ. Đó là thân phận một nàng Kiều tài hoa và bạc mệnh một người chinh phụ phải sống trong sầu tủi cô đơn; một cung nữ sắc nước hương trời bị vua ghẻ lạnh phải sống trong cảnh lạnh lùng; một Hồ Xuân Hương thông minh, sắc sảo, khát khao hạnh phúc ngọt ngào mà cuộc đời gặp toàn cay đắng, hẩm hiu. Những số phận người phụ nữ trong văn học quá khứ là bất hạnh, khổ đau, bế tắc. Đến các tác phẩm văn học thời kỳ hiện đại, ta sẽ thấy được các nhà văn đã thổi vào số phận của người phụ nữ một luồng sinh khí mới.
b) Nhân vật người phụ nữ trong hai tác phẩm:
– Các nhân vật phụ nữ trong “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” là những con người lao động có cuộc đời khổ cực, bất hạnh. Nhưng các tác giả Tô Hoài và Kim Lân đã có cái nhìn sự vật hiện tượng theo chiều hướng vận động đi lên nên đã có một cách đánh giá khác về số phận của những người phụ nữ ấy. số phận nhân vật đi từ bóng tối đến ánh sáng, đi từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”.
– Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bị bọn thống trị, đại diện là thống lý Pá Tra áp bức đọa đày. Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ Mèo ờ vùng rừng núi Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Mị vốn là cô gái Mèo trẻ đẹp, đảm đang, hiếu thảo, Với những phẩm chất tốt đẹp ấy, Mị rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Và thực sự Mị đã sống những giây phút tươi đẹp của tuổi trăng rằm dù trong hoàn cảnh nghèo khó. Song tương lai của tuổi trẻ với hạnh phúc và tình yêu đã không đến được với cô gái Mèo nghèo khổ đó. Chỉ vì một món nợ truyền kiếp của bố mẹ, Mị bị bắt đem về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Những ngày sống trong nhà ngục thống lý, Mị phải chịu biết bao nỗi đau thương, tủi nhục tăm tối. Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đày đọa về tinh thần. Như vậy, cũng như bao người lao động khác, vì nghèo đói, Mị đã trở thành nô lệ cho bọn giàu có. Thời gian đầu làm con dâu gạt nợ, người phụ nữ này đã phản kháng quyết liệt. Đã có lúc Mị muốn tử tự, nhưng vì thương bố, dù có chết thì món nợ vẫn còn, bố còn khổ hơn cả bây giờ, MỊ đành âm thầm chấp nhận cuộc đời trâu ngựa. Bây giờ Mị nghĩ rằng mình là con vật, thậm chí còn không bằng con trâu, con ngựa.
+ Bị đày đọa khủng khiếp trong địa ngục nhà thống lý, MỊ như bông hoa rừng đang héo tàn theo năm tháng. Người con gái tài hoa, trẻ đẹp, ham sống, yêu đời thuở nào giờ chỉ còn là người đàn bà thân xác héo khô, tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng. Từ đây, ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị ngày càng ít nói, MỊ gần như tê liệt hết sức sống, mất hết cảm giác về thời gian, không gian. Cuộc đời Mị chỉ còn thu nhỏ lại qua lỗ vuông cửa sổ bằng bàn tay mờ mờ trắng trắng, không biết là sương hay là nắng, nó cũng mờ đục tăm tối như số phận và tâm hồn Mị vậy, khiến Mị cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở đấy, cuộc đời tăm tối, tủi nhục của Mị được Tô Hoài khắc họa một cách chân thực, cảm động. Hơn nữa, nhà văn không chi dừng lại ở đó, mà còn phát hiện niềm ham sổng, khát khao hạnh phúc tình yêu, hạnh phúc tự do của người đàn bà tội nghiệp này bằng việc miêu tả sinh động sự hồi sinh trong ý thức nhân vật. Không chỉ rạo rực trong đêm tình mùa xuân với những âm thanh náo nức, tiếng sáo, tiếng khèn của trai làng đã làm sổng dậy tình yêu cuộc đời trong tâm hồn Mị mà lâu nay bị vùi dập bởi cuộc sống trâu ngựa khổ đau. Mị hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp và cảm thấy tâm hồn mình như phơi phới trở lại. Rồi Mị với tay lấy váy hoa, quấn lại tóc sửa soạn đi chơi ngày Tết. Nhưng giữa lúc sức sống bùng lên một cách mãnh liệt thì cũng là lúc Mị bị vùi dập một cách phũ phàng. Mị bị A Sử thản nhiên trói đóng ở cột nhà như trói một con vật. Như vậy, khát vọng sống của Mị đã bị vùi dập một cách hết sức tàn nhẫn.
+ Rồi một đêm chứng kiến cảnh A Phủ bi đánh, bị trói một cách thảm khốc, Vì niềm đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, vì lòng thương người, Mị đã vượt qua được nỗi sợ hãi khủng khiếp, dám nghĩ tới một hành động táo bạo: cắt dây trói giải cứu cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ để thoát khỏi nhà ngục thống lý. Mị đến Phiềng Sa gặp A Châu, một cán bộ trung kiên của Đảng, được A Châu giúp đỡ, Mị tham gia du kích chiến đấu giải phóng mình và giải phóng quê hương như là một tất yếu.
Như vậy, viết về một số phận người phụ nữ ở đây, Tô Hoài đã đặt ra vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc chân chính của người phụ nữ miền núi và con đường giải phóng cho họ. Với khát vọng cao đẹp và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, Mị đã đến với cách mạng để trở thành con người làm chủ.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
– Ở tác phẩm “Vợ nhặt”, số phận con người chưa hoàn toàn sang trang mới, nhưng ở đoạn kết của tác phẩm đã hé mở cho họ một tương lai tốt đẹp. Ngay ở nhan đề “Vợ nhặt” cũng đã phần nào nói lên được hoàn cảnh khốc liệt của số phận bị cái đói khủng khiếp, đe dọa cướp đi sự sống. Xưa nay, lấy vợ là phải cưới xin, nhưng đằng này lại nhặt được vợ như người ta nhặt được cái rơm, cái rác bên đường mà chỉ nhờ bốn bát bánh đúc. Đó là hậu quả của nạn đói năm 1945 khủng khiếp. Cái nạn đói khiến cho bao người kỉnh hoàng, khiến cho bao số phận của con người trở nên mong manh như chiếc lá vàng trước gió. Đó cũng là bức tranh chân thực của xã hội Việt Nam năm 1945, đặt nhân vật vào tình huống ấy, Kim Lân có điều kiện làm nổi rõ số phận và phẩm chất nhân vật.
+ Số phận người phụ nữ đầu tiên là “vợ nhặt”:
++ Ngay cái tên của chị cũng không có, cái đói đã hủy hoại đi cả hình thể lẫn tâm hồn của Thị: nom chị ta rách rưới quá; áo quần tả tơi như tồ đỉa; chị ta gầy sọp, cái ngực lép kép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt. Chị ngồi với mấy người bạn trước kho thóc trông thật thảm hại. Kim Lân không miêu tả gia cảnh của người đàn bà này mà mở đầu cuộc đời chị là hai người quen nhau: một câu nói vu vơ trêu chọc của Tràng. Cái đói khiến Thị phải gợi ý Tràng cho ăn và cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc rồi lon ton chạy theo về làm vợ nhặt người đàn ông xa lạ kia.
++ Đời người con gái hạnh phúc nhất là khi rước dâu, vậy mà thị phải theo không Tràng về. Cái dáng người lầm lũi, e thẹn đi cách Tràng vài bước trong lời trêu chọc và ánh mắt của trẻ con, người lớn xóm ngụ cư khiến người đọc xót thương. Thương nhất là cảnh chị ngồi mép giường, cái thúng ôm khư khư trước mặt. Thế ngồi của thị cũng chông chênh như cuộc đời, như lòng thị, như tương lai của thị. Nhưng tình thương bao la của người mẹ chồng cùng tấm lòng chân thành của Tràng đã xua đi nỗi e dè, tủi cực của thị. Sáng hôm sau, thị dậy sớm với cử chỉ dịu dàng, chăm chỉ. Đến đây, số phận của thị đã khác. Từ một người bơ vơ đầu đường xó chợ, bị cái đói rình rập làm cho thị trở nên cong cớn, liều lĩnh, chua chát, chỏng lỏn, đã trở thành một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực. ThỊ đã có mái ấm gia đình thực sự với một người chồng và mẹ chồng luôn luôn yêu thương thị.
+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng cũng là một số phận người phụ nữ gây nhiều xót thương cho người đọc. Độc giả có thể tìm thấy ở hình tượng nhân vật này bao bà mẹ Việt Nam nghèo khổ mà cần cù, chịu thương, chịu khó, rất mực thương con và lúc nào cũng hướng về cái thiện, về tương laị tươi sáng.
++ Cái dáng người lọng khọng, cái thân hình còm cõi, cái gương mặt u ám của bà như đã nói với ta tất cả sổ phận nghèo khổ dưới đáy của xã hội xóm ngụ cư. Cho nên khi có người đàn bà xa lạ xuất hiện ở đầu giường của con mình, bà cụ ngạc nhiên đến sững sờ, không hiểu nổi. Và khi hiểu ra đó là đứa con dâu mới của mình thì cụ lại hiểu ra biết bao cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình và rồi trong đôi mắt kèm nhèm của bà cụ rụp xuống hai hàng nước mắt. Đó là giọt nước mắt của một người mẹ nghèo vừa mừng vui, vừa âu lo, xót thương, vừa buồn tủi. Tủi vì làm mẹ không lo được cho con. Nay con có vợ rồi lại phải lấy vợ theo cách ấy: không cưới hay bất cứ một nghi thức nào vẫn thường được tôn trọng ở nông thôn ta ngày xưa.
++ Nhưng dù niềm vui hay nỗi buồn, dù nỗi lo toan hay tủi phận thì người mẹ Việt Nam ở bà cụ Tứ vẫn bừng sáng một tấm lòng yêu thương độ lượng. Bữa cỗ cưới ngày đói thật thảm hại: giữa cái mẹt rách cố độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo… Trong bữa ăn bà cụ Tứ toàn chuyện vui chuyện tốt đẹp về sau… bà nhìn cuộc sống bằng đôi mắt lạc quan “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Cuộc sống khắc nghiệt đầy đọa con người, bắt họ phải sống cuộc sống loài vật. Nhung nó không thể dập tắt được phần người, rất người trong lòng bà mẹ khắc khổ kia. Đó chính là nét đặc sắc của tư tưởng nhân đạo Kim Lân.
Phân tích chi tiết Vợ nhặt
c) Đánh giá: Cùng viết về người phụ nữ, Tô Hoài và Kim Lân gặp gỡ nhau ờ sự nắm bắt rất rõ tâm lý nhân vật cũng như chiều sâu tư tương nhân đạo mói mè, với
tấm lòng yêu thương và đồng cảm với số phận người phụ nữ. Nhưng ở mỗi tác phẩm cũng có nét riêng.
– Viết về “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài không chỉ phản ánh chân thực số phận khổ đau của người phụ nữ, ông còn phát hiện và miêu tả sức sống tiềm tàng trong Mị, từ đó thể hiện một khả năng nắm bắt mới đối với hiện thực đời sống của người lao động trong xã hội cũ. Nhà văn không chỉ còn thấy con người là nạn nhân đau khổ của chế độ xã hội tàn bạo mà còn thấy ở họ sức mạnh và khả năng làm chủ cuộc sống của chính mình. Đó là một thực tế không thể phủ nhận và đã được chứng minh bằng quá trình đấu tranh cách mạng của cả dân tộc, đất nước trong những năm tháng đó. về nghệ thuật, nhà văn đã thể hiện biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật qua giọng điệu trữ tình và ngôn ngữ giản dị, phong phú, sáng tạo, giàu chất thơ, chất tạo hình, gợi cảm.
– Viết về “Vợ nhặt”, Kim Lân không chỉ dừng lại ở việc phản ánh chân thực nạn đói khủng khiếp năm 1945, mà tiến lên một bước nữa nhằm khắc họa nét đẹp tâm hồn người lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, dù kề bên cái chết, họ vẫn hướng về cuộc sống gia đình, hạnh phúc tình yêu với một niềm tin bất diệt, Chọn tình huống “Vợ nhặt” do nạn đói rùng rợn gây nên, Kim Lân không nhằm miêu tả sự sụt giá, tha hóa con người, trái lại nhà văn còn khẳng định khát khao sống và phẩm giá của họ. Tình yêu cuộc sống của những con người nằm bên bờ vực cái chết đã trở thành nguồn sáng, nguồn ấm áp sưởi ấm lòng người, thôi thúc họ đi cứu lấy đời mình, về nghệ thuật, nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật.
3. Kết bài:
Qua việc miêu tả chân thực và rõ nét số phận khổ đau của các nhân vật phụ nữ và phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn họ, các tác giả đã đề cập đến các vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa muôn đời của văn học. Đó là vấn đề phấn đấu cho con người được sống trong tự do, hạnh phúc, tình yêu, gia đình.
Trên đây là gợi ý cách làm bài thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2017 về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài với “Vợ nhặt” của Kim Lân, cùng với phần đọc hiểu đảm bảo chuẩn cấu trúc đề thi. Thấy hay thì đừng ngại ngần mà nhanh chóng chia sẻ nhé!