Phân tích vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp

Khái quát về văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp? Phân tích vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp?

    Văn hóa kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp là một trong những trục trung tâm của các vấn đề. Trong nghĩa hẹp, Văn hóa kinh doanh – Văn hóa doanh nghiệp vừa như một hoạt động – thực thể xã hội vừa như là các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan, khách quan tạo nên chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính thực thể ấy (bao gồm các thành tố Văn hóa thương hiệu, Văn hóa tổ chức, Văn hóa doanh nhân, Văn hóa giao tiếp, Văn hóa thương mại). Vậy vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp có nội dung như thế nào?

    1. Khái quát về văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp:

    Văn hóa kinh doanh (business culture) hay Văn hóa thương mại (commercial culture) là những giá trị văn hóa gắn với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng hóa (một thương phẩm / một dịch vụ) cụ thể trong toàn cảnh mọi mối quan hệ văn hóa – xã hội khác nhau của nó.

    Đó là hai mặt mâu thuẩn (văn hóa : giá trị >< kinh doanh : lợi nhuận) nhưng thống nhất : giá trị văn hóa thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong phong cách giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khâu của nó…

    Nhằm tạo ra một chất lượng – hiệu quả kinh doanh nhất định. Xét về bản chất, kinh doanh không thể chỉ gói gọn trong khâu lưu thông, phân phối với các chiến lược “thâm nhập thị trường” của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu có quan hệ hữu cơ nhau tính từ sản xuất cho tới cả tiêu dùng. Có nghĩa rằng, xây dựng nền văn hóa kinh doanh là một việc làm có tính thực tế mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tức yếu tố đóng vai trò quyết định đối với nền 5 sản xuất của đất nước trở nên ngày càng mang tính văn hóa cao thể hiện trên cả ba mặt:

    Văn hóa thương trường : Văn hóa thể hiện trong cơ chế tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách chế độ, trong mọi hình thức hoạt động liên quan quá trình sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh v.v…tất cả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, tốt đẹp …

    Văn hóa doanh nhân : Văn hóa thể hiện trước hết ở đội ngũ những con người (gồm cả các cá nhân và các tập thể) tham gia sản xuất kinh doanh chủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thức tổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp, ở năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh và sự nhạy bén với thị trường, ở đạo đức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức công dân và sự giác ngộ về chính trị – xã hội v.v…

    Văn hóa doanh nghiệp : Văn hóa tập trung và tỏa sáng trong các thiết chế, các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức cũng như qua các yếu tố khác tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp như logo, đồng phục, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống tốt đẹp, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình kinh doanh v.v…

    2. Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp:

    Ba mặt trên có thể xem là ba mặt, ba bộ phận hợp thành một nền văn hóa kinh doanh theo nghĩa toàn vẹn nhất, trong đó văn hóa doanh nghiệp là đầu mối trung tâm tập hợp mọi quan hệ và có vai trò, vị trí quyết định. Văn hóa doanh nghiệp là nơi tập hợp đội ngũ doanh nhân, nơi có thể tích hợp và phát huy những giá trị tốt đẹp vốn có trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc (thí dụ những truyền thống yêu nước và thương người, đoàn kết cộng đồng và trọng tín nghĩa, cần cù, năng động và linh hoạt v.v…) kết hợp với các thành tựu văn hóa thế giới (thí dụ về nếp tư duy, phong cách và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, về phương pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế – xã hội trong quá trình đô thị hóa, 6 công nghiệp hóa – hiện đại hóa v.v…)… nhằm góp phần làm cho môi trường sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường (thương trường) ở nước ta sẽ ngày càng được trật tự, lành mạnh và đạt hiệu quả cao nhất, hướng đến những mục tiêu kinh tế – xã hội toàn diện, bền vững lâu dài đồng thời vừa có thể đem lại những lợi ích thiết thực ngay trước mắt, cụ thể như :

    – Nâng cao bản lĩnh, trình độ đội ngũ doanh nhân Việt Nam theo hướng ngày càng “chuyên nghiệp hóa” nhiều hơn, trước hết ở cung cách, khả năng sử dụng tốt các phương tiện, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, tổ chức sản xuất, cạnh tranh và hội nhập với thị trường (nội địa lẫn quốc tế), trong giao tiếp với khách hàng, tuyên truyền quảng bá thương hiệu, giới thiệu và bán sản phẩm v.v…

    – Nâng cao năng lực và điều kiện, biện pháp để chăm lo xây dựng đội ngũ (cả về đời sống văn hóa cá nhân lẫn đời sống văn hóa tập thể) tất cả vì một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh toàn diện cả về chuyên môn lẫn tư tưởng, tổ chức v.v…Không ngừng tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cùng một nề nếp, kỹ cương về tổ chức, lề lối làm việc theo phong cách công nghiệp, hiện đại dựa trên nền tảng phát huy tốt những giá trị văn hóa truyền thống (đạo lý, nghĩa tình…) kết hợp xây dựng bản chất tiên tiến của giai cấp công nhân (kỹ luật, khoa học…) cho mọi loại lực lượng lao động trong các đơn vị doanh nghiệp khác nhau ở nước ta.

     – Tất cả những nội dung nói trên không những nhằm mục đích tạo ra nguồn nội lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường mà hơn nữa, đó còn là điều kiện quyết định để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thương hiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp (cả dân doanh lẫn nhà nước), góp phần xây dựng hệ thống thương hiệu Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập và cạnh tranh kinh tế toàn cầu…

    – Mục tiêu thiết thực chính là vì một hiệu quả kinh doanh bền vững : Chất lượng sản phẩm và trình độ phục vụ vừa thỏa mãn được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” đồng thời vừa đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội (về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…). Cụ thể là, lợi nhuận thu được qua việc “làm ăn, mua bán” trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh phải là những “đồng tiền sạch” với nghĩa là lãi suất đó phải đặt lợi ích con người và xã hội lên trên hết, không thể chấp nhận quan điểm “lợi nhuận bất cứ giá nào”, kể cả triệt để chống tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng lậu, trốn thuế v.v…Nói cách khác, việc tiêu thụ được sản phẩm, tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng trong kinh doanh không những chỉ dựa trên cơ sở thiết lập vững chắc mối quan hệ “Vốn – Thị trường – Khách hàng” mà còn phải là sự giải quyết hài hòa (không có mâu thuẩn) giữa các lợi ích (của doanh nghiệp, của người tiêu dùng, của toàn xã hội) cả trước mắt lẫn trong hướng lâu dài…

    – Tác dụng tích cực nhất của toàn bộ vấn đề chính là nhằm tạo ra những “chất xúc tác” đồng thời vừa là “chất keo” để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, mọi lực lượng trên cơ sở phát huy tính chủ thể (cơ chế tự quản, tự chủ) của từng cá nhân, đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong quá trình thực hiện các quy chế, các biện pháp tổ chức, các luật lệ, chính sách của Nhà nước … để, trước mắt (trực tiếp) là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát huy năng lực, trình độ làm chủ thị trường của các lực lượng ấy; lâu dài (gián tiếp), chính là vì sự phát triển bền vững của hiệu quả kinh doanh thương phẩm / dịch vụ, gầy dựng thương hiệu và góp phần xây dựng thương trường, xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam nói chung trong quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế với khu vực và toàn thế giới.

    Một mục tiêu quan trọng mang ý nghĩa như là một trong những cái đích cuối cùng của việc xây dựng văn hóa kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp Việt Nam như vậy chính là vì chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đã được xác định rõ ràng của Đảng và Nhà nước ta.

    Bên cạnh việc chủ động mở cửa hội nhập và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, góp phần hình thành một thị trường thống nhất ngày càng rộng mở trên quy mô toàn thế giới thì việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong các doanh nghiệp Việt Nam trước sự giao thoa ngày càng mạnh mẽ giữa các nền văn hóa khác nhau ngay trong quá trình ấy đang và sẽ là vấn đề ngày càng có tính cấp thiết. Đề cao sự năng động và dịch chuyển bên cạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc theo hướng không những không cản trở mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình toàn cầu hóa tích cực, đó là con đường hợp lý và tất yếu mà chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải thực hiện. Mục tiêu của quá trình là nhằm tranh thủ và phát huy các nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, lực lượng lao động… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức