Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ Giao lưu – tiếp biến văn hóa
Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ Giao lưu – tiếp biến văn hóa. Bài tập học kỳ môn Đại cương văn hóa Việt Nam 9 điểm.
Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ Giao lưu – tiếp biến văn hóa. Bài tập học kỳ môn Đại cương văn hóa Việt Nam 9 điểm.
MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa hiện nay không chỉ là xu thế mà đã trở thành dòng chảy lôi cuốn mọi quốc gia dân tộc. Một mặt đây là cơ hội lớn để mọi quốc gia dân tộc tiếp thu và hưởng dụng những thành quả văn minh của toàn nhân loại và nhanh chóng tự biến đổi cho theo kịp trình độ phát triển chung của thế giới, một mặt có thể v là nguy cơ đối với một số dân tộc tự đánh mất bản sắc của mình trong quá trình hội nhập. Vì vậy, để hoàn thiện một cái nhìn tổng quát nhất về văn hoá Việt Nam, trong bài tập cuối kì này em xin chọn đề tài: “Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ “Giao lưu – tiếp biến văn hóa”. Nêu những biểu hiện cụ thể trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam”. Qua đó sẽ giúp chúng ta có thể nhìn thấy chính xác hơn những nét riêng biệt đã có làm nên giá trị muôn đời của văn hoá Việt. Một nền văn hóa luôn được bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn hoá qúy giá của dân tộc.
NỘI DUNG
I.Một số khái niệm cơ bản
1. Khái niệm văn hóa.
a. Định nghĩa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo tổ chức UNESCO: “Văn hóa là tập hợp các hệ thống biểu tượng quy định hành vi và đảm bảo sự trao đổi thông tin lẫn nhau của một quần thể người làm họ thành một tập thể đặc biệt và khác biệt”.
b. Đặc điểm
Với tư cách là một chỉnh thể, văn hóa mang trong nó những đặc trưng cố hữu sau:
Văn hóa là cái phân biệt con người với động vật; văn hóa là đặc trưng riêng của xã hội loài người.
Văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền), mà phải học tập, giao tiếp.
Văn hóa là cách ứng xử được mẫu thức hóaa.
2. Khái niệm giao lưu văn hóa.
Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa (của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa cùng có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. Do đó giao lưu văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa.
3. Khái niệm tiếp biến văn hóa.
Tiếp biến văn hóa – một hình thức biến nhiều lợi ích tiềm năng mà giao lưu văn hóa đem lại thành những lợi ích thực tế – là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng bản địa, tức phù hợp với văn hóa bản địa, và sau một thời gian sử dụng và biến đổi tiếp thì chúng trở thành những yếu tố văn hóa bản địa ngoại sinh.
“Tiếp biến văn hóa” thể hiện qua hai phương thức: Phương thức bạo lực (qua chiến tranh, xâm lược, đế quốc chủ nghĩa thực dân): đối đầu (xung đột) văn hóa và phương thức hòa bình (qua buôn bán truyền bá tôn giáo tư tưởng, trao đổi văn hóa nghệ thuật), tức là đối thoại văn hóa (văn minh).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản