Phân tích về trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch – Xét Tuyển Online

Thu nhập của hướng dẫn viên quốc tế cao hơn nhiều so với hướng dẫn viên trong nước. Học ngành nào làm ngành đấy là ước mơ của nhiều sinh viên. Tuy nhiên với du lịch, học hướng dẫn du lịch để làm đúng nghề mà lại muốn làm hướng dẫn viên quốc tế là cái dại mà nhiều bạn chưa biết.

Ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch

Theo điều 13 thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL thì tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế như sau. Các bạn phải đọc qua trước khi chuyển xuống dưới là phần chính.

  1. Người sử dụng thành thạo ngoại ngữ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Luật Du lịch là người đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
  1. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành ngoại ngữ;
  2. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài;
  3. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ở nước ngoài;
  4. Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu, còn thời hạn hoặc được cấp trong vòng 05 năm đối với chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận ngoại ngữ không quy định thời hạn, do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp đạt mức yêu cầu theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
  1. Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

DANH MỤC CHỨNG CHỈ, GIẤY CHỨNG NHẬN NGOẠI NGỮ DO CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP

(Kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

STT
Loại chứng chỉ, giấy chng nhận
Cấp độ
1
Tiếng Anh
1.1
Chứng chỉ TOEFL
iBT 61 điểm.

1.2
Chứng chỉ IELTS
5.5 điểm

1.3
Chứng chỉ Aptis
151 điểm

1.4
Chứng chỉ TOEIC
TOEIC Reading and Listening 650 điểm, TOEIC Speaking 160 điểm, TOEIC Writing 150 điểm

1.5
Chứng chỉ OPIc + WPT + LPT & RPT của ACTFL
Advanced Mid

2
Tiếng Nhật


Chứng chỉ 5 cấp JLPT
Cấp độ N2


Chứng chỉ OPIc + WPT + LPT & RPT của ACTFL (1)
Advanced Mid

3
Tiếng Trung


Chứng chỉ 6 cấp HSK + HSK K
Cấp độ 4 + HSK K intermediate


Chứng chỉ TOCFL
Cấp độ 4

4
Tiếng Đức


Chứng chỉ ZDfB
Cấp độ B2


Chứng chỉ TestDaF
Cấp độ 4

5
Tiếng Pháp


Chứng chỉ DELF
Cấp độ B2


Chứng chỉ TCF
Cấp độ 4


Diplôme de Langue

6
Tiếng Tây Ban Nha


Chứng chỉ DELE
Cấp độ Intermedio

7
Tiếng Ý


Chứng chỉ DILI


Chứng chỉ CILS
Cấp độ B2


Chứng chỉ CELI
Cấp độ 3

8
Tiếng Hàn Quốc


Chứng chỉ KLPT
Bậc 4


Chứng chỉ TOPIK (thi Nghe, Đọc, Viết) + OPIc tiếng Hàn
TOPIK Bậc 4 và OPIc tiếng Hàn Advanced Low

9
Tiếng Nga


Chứng chỉ TRKI
Cấp độ 3

10
Các ngoại ngữ khác
Tương đương bậc 4 trở lên Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 trở lên Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu.

Phần chính, nên đọc thật kỹ, không hiểu chỗ nào comment phía dưới chúng tôi giải đáp.

Cái lợi nhất của quy định mới chính là chỉ cần bằng Cao đẳng là đã có thể được cấp thẻ quốc tế thay vì đại học như trước. Tuy nhiên dạo qua 1 vòng của bảng trình độ ngoại ngữ dành cho hướng dẫn viên thì tôi đang toát mồ hôi, không biết bạn đang có cảm nhận như thế nào.

Đơn cử với thứ tiếng thông dụng nhất chính là tiếng Anh thì tối thiểu cũng phải đạt TOEIC 3 kỹ năng với 650 điểm đọc, 160 điểm nói và 150 điểm viết. Nếu ai đã từng thi qua sẽ thấy đây không phải chuyện đơn giản chút nào. Và ai là hướng dẫn viên mà đang đi làm thì lại càng ít thời gian để học.

Với tiếng Nhật nếu bạn học thuộc tầm xuất sắc cũng phải mất 3 tháng để hoàn thành trình độ sơ cấp đầu tiên là N5. Yêu cầu tiếng Nhật của hướng dẫn viên là trình độ N2 JLPT. Với kinh nghiệm thực tế tôi thấy nếu 1 người học cật lực và liên tục công thêm thuộc tầm xuất sắc cũng phải mất 2,5 – 3 năm mới đạt được N2. Nhiều bạn học Đại học 4 năm mà năng lực thực tế chỉ là N4 trong khi đãng nhẽ phải là N2.

Vậy là tuy đã hạ điều kiện cấp thẻ xuống hệ Cao đẳng nhưng trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên vẫn phải đạt như Đại học. Tôi cam đoan là phải đến 50% sinh viên tốt nghiệp Đại học các ngành ngoại ngữ trên không thể thi đạt được mức điểm như điều kiện của luật nêu ra. Nhiều hướng dẫn viên ở bên Trung Quốc trên 10 năm, nói tiếng thông thạo như tiếng mẹ đẻ nhưng vẫn phải “bó tay” vì không thể thi được.

Vậy đâu là cái dại khi mà học hướng dẫn du lịch để làm hướng dẫn viên quốc tế, sau đây tôi sẽ phân tích

Ví dụ nếu bạn học CĐ du lịch 3 năm chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Sau 3 năm tốt nghiệp bạn mới nhận ra là muốn xin thẻ quốc tế thì lại phải có bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ. Lại cày thêm 2,5 – 3 năm nữa để đủ điều kiện. Còn để học 2 ngành cùng 1 lúc tôi nghĩ ít bạn có đủ bản lĩnh để học.

Vậy nếu là tôi tôi đi học ngoại ngữ, sau 3 – 4 năm tốt nghiệp CĐ – ĐH tôi mất 2 tháng để thi thêm chứng chỉ hướng dẫn du lịch

Thực tế tại Việt Nam sinh viên tốt nghiệp kế toán nhiều khi còn chưa biết định khoản, tốt nghiệp khoa tiếng Anh chưa chắc đã giao tiếp được với người nước ngoài. Ý tôi muốn nói là để có tấm bằng CĐ – ĐH ở Việt Nam dễ hơn rất nhiều so với thi các chứng chỉ quốc tế như TOEIC, IELTS, JLPT…

GIẢI PHÁP

  1. Những bạn đã tốt nghiệp CĐ, ĐH: Học thêm VB2 CĐ ngoại ngữ thời gian 1,5 năm
  2. Những bạn đã tốt nghiệp TC: Liên thông 1,5 năm lên CĐ ngành ngoại ngữ
  3. Những bạn mới học hết lớp 12 thì như trên tôi đã đưa ra giải pháp

Một số trường đào tạo ngoại ngữ

Với những bạn có nhu cầu nâng bằng tiếng anh lên để xin cấp thẻ:

Giải pháp là học Đại học trực tuyến. Thời gian đào tạo chỉ từ 1,5 – 4,5 năm tùy thuộc vào bậc học đã tốt nghiệp. Bằng tốt nghiệp là bằng Đại học của Đại học Mở Hà Nội cấp.

Học 100% trực tuyến, 1 học kỳ chỉ đến tập trung thi 1 lần, không cần thi đầu vào kể cả với học sinh mới tốt nghiệp lớp 12.