Pháp luật là chuẩn mực duy nhất đánh giá hành vi của con người đúng hay sai?
Pháp luật không phải là chuẩn mực duy nhất đánh giá hành vi của con người. Ngoài pháp luật còn rất nhiều những chuẩn mực khác, ví dụ như đạo đức, lối sống,…
>>> Xem thêm:
Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội, áp dụng trên phạm vi cả nước với mọi chủ thể.
Pháp luật bao gồm các quy phạm có tính pháp luật và tính đạo đức mang tính bắt buộc chung.
Với các quy định của pháp luật, một cá nhân, tổ chức không được đặt ý kiến chủ quan trong việc có thực hiện không. Vì vậy, nếu ai đó có hành vi chống đối, làm trái quy định của pháp luật cũng sẽ bị cưỡng chế.
Đây chính là yếu tố tạo nên sự công bằng bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật thể hiện ý chí của Nhà nước, thông qua các quy định của pháp luật, người dân biết những việc phải làm, không được làm hoặc làm như thế nào?…
Những quy phạm pháp luật mang tính phổ biến cũng giống với đạo đức, tập quán, tôn giáo…
Tính quy phạm thể hiện ở chỗ là khuôn mẫu chung cho mọi người cùng thực hiện, tuân theo và áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi…
Đặc điểm của pháp luật
Pháp luật có những đặc trưng riêng biệt sau đây:
(i) Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật
Để ban hành pháp luật, phải trải qua các quy trình, thủ tục với sự tham gia làm việc của nhiều chủ thể như tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ và khả năng áp dụng rộng rãi.
Nhà nước còn có thể thừa nhận các tập quán trong xã hội trong luật thành văn.
(ii) Mang tính quy phạm phổ biến
Pháp luật không áp dụng riêng co tổ chức, cá nhân nào mà được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội.
Các công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật đã được ban hành.
(iii) Được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
Vì là quy tắc xử sự trong xã hội nên pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
Biện pháp cưỡng chế khi chống đối pháp luật rất nghiêm khắc, nhẹ thì phạt tiền, nặng thì phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình tùy theo mức độ vi phạm.
(iv) Có tính hệ thống
Pháp luật là một hệ thống các quy phạm quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc, khái niệm pháp lí… Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia và làm cho quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng Nhà nước mong muốn.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau nhưng các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập, đơn lẻ mà có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên chỉnh thể thống nhất.
(v) Pháp luật được thể hiện bằng văn bản, chặt chẽ về hình thức
Pháp luật được thể hiện bằng hình thức văn bản. Các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ rang, chặt chẽ và cụ thể tại các điểm, khoản, Điều thuộc các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị…
Việc quy định chặt chẽ, cụ thể, không trừu tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện pháp luật cũng như quá trình áp dụng, giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn xã hội.
Mục lục bài viết