Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn bên trong mỗi người dân – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng
Thứ hai – 06/09/2021 23:56
Trong những năm qua, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được thực hiện đồng bộ và đạt một số kết quả quan trọng, qua đó đã góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống, văn hóa, lịch sử, cách mạng và tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo thành nguồn động lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào dân tộc và khát vọng vươn lên, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 214 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 96 di tích đã được xếp hạng gồm 03 di tích quốc gia đặc biệt, 25 di tích cấp quốc gia, 68 di tích cấp tỉnh; 02 bảo vật quốc gia (đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng; Bia Ma nhai Ngự chế của Vua Lê Thái Tổ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng). Nhiều di tích đã được khai thác, phục vụ du lịch, nhất là các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt như: Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950… Hàng năm, các khu di tích này đã thu hút nhiều người dân, du khách, học sinh, sinh viên đến tham quan. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa đã đẩy mạnh công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật cho kho cơ sở Bảo tàng tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm được 16.015 hiện vật.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể được chú trọng thông qua việc thực hiện các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc như: Đề tài “Nghiên cứu, phục dựng đám cưới dân tộc Dao Đỏ tỉnh Cao Bằng”; “Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ Thuổn Puôn của người Sán Chỉ ở Cao Bằng”; “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị dân ca dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao tỉnh Cao Bằng”; “Nghi lễ đám cưới của người Lô Lô trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”; “Nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa người Lô Lô Đen tỉnh Cao Bằng”; Dự án “Bảo tồn bản văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc”; Khôi phục lễ hội dân gian truyền thống Lồng tồng xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh; lễ hội Bó Puông, xã Lê Lợi, huyện Thạch An… Kết quả của những đề tài nghiên cứu khoa học này là cơ sở để tiến hành bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Cao Bằng có 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghi lễ Then Tày tỉnh Cao Bằng; Lễ Hội Nàng Hai, xã Tiên Thành, huyện Quảng Hòa; Lễ hội Tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa; Nghề rèn truyền thống của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa; đặc biệt, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được phát huy thường xuyên thông qua nhiều hình thức, hoạt động như: Duy trì tổ chức Liên hoan hát Then đàn tính; Hội thi hát dân ca, trình diễn trang phục dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hát Then đàn tính của cộng động đồng Tày – Nùng trên địa bàn tỉnh; hàng năm duy trì tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại các huyện: Hòa An, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Trà Lĩnh với nhiều nội dung phong phú nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc Mông.
Các lễ hội truyền thống tại các địa phương trong tỉnh được duy trì tổ chức theo các nghi thức truyền thống. Một số lễ hội dân gian do người dân tự tổ chức cũng được phục hồi dần và hoạt động ngày càng quy củ hơn dưới sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa như: lễ hội Miếu Bó Puông, xã Lê Lợi, huyện Thạch An; lễ hội Lồng tồng xã Hồng Định, huyện Quảng Uyên; lễ hội Miếu Long Vương, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh… Nhiều lễ hội truyền thống đã thu hút được đông đảo Nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương. Qua đó, góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch và các nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu biểu như: Lễ hội Tranh đầu pháo, Lễ hội đền Kỳ Sầm, Lễ hội đền Vua Lê, Lễ hội Nàng Hai…
Việc lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động tham mưu thực hiện. Đến nay, Cao Bằng đã có 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, 14 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, giúp người dân nhận thức sâu hơn về giá trị văn hóa và tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, qua đó duy trì các kết quả cao về chỉ tiêu văn hóa của tỉnh. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa đặc sắc của địa phương đã giúp nhiều người dân có ý tưởng sáng tạo trong việc khởi nghiệp theo hướng phát triển các mô hình du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan thắng cảnh gắn với trải nghiệm văn hóa truyền thống, qua đó đã góp phần phát triển kinh tế gia đình và thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương. Giai đoạn 2016-2020, lượng khách đến Cao Bằng đạt trên 5 triệu lượt, số khách du lịch năm sau đều cao hơn năm trước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh tồn tại một số hạn chế như: Công tác thông tin tuyên truyền các văn bản liên quan đến đến bảo tồn phát huy giá trị văn hóa chưa thường xuyên, nhất là ở vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa; Thiếu quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở; Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể chưa được chính quyền địa phương, các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư đồng bộ; Nhiều yếu tố gốc trong các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, các nghệ nhân văn hóa đang giảm dần, một số di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền;…
Để tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn bên trong mỗi người dân địa phương, qua đó góp phần phát triển kinh tế- xã hội, các cấp, các ngành cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng đến với mỗi người dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa; quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể đối với công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, xây dựng Làng văn hoá các dân tộc; chính sách hỗ trợ đối với các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, những người am hiểu văn hoá truyền thống dân tộc, có nhiều đóng góp vào việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy các di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh./.
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, Cao Bằng có nền văn hóa đa dạng với nhiều nét độc đáo, đặc sắc. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như: tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thông qua việc ban hành và tổ chức nhiều chương trình, kế hoạch như: Chương trình phối hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2022; Kế hoạch thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”… , từ đó làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng phát triển và con người Cao Bằng đến với du khách trong và ngoài nước; tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 214 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 96 di tích đã được xếp hạng gồm 03 di tích quốc gia đặc biệt, 25 di tích cấp quốc gia, 68 di tích cấp tỉnh; 02 bảo vật quốc gia (đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng; Bia Ma nhai Ngự chế của Vua Lê Thái Tổ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng). Nhiều di tích đã được khai thác, phục vụ du lịch, nhất là các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt như: Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950… Hàng năm, các khu di tích này đã thu hút nhiều người dân, du khách, học sinh, sinh viên đến tham quan. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa đã đẩy mạnh công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật cho kho cơ sở Bảo tàng tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm được 16.015 hiện vật.Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể được chú trọng thông qua việc thực hiện các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc như: Đề tài “Nghiên cứu, phục dựng đám cưới dân tộc Dao Đỏ tỉnh Cao Bằng”; “Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ Thuổn Puôn của người Sán Chỉ ở Cao Bằng”; “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị dân ca dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao tỉnh Cao Bằng”; “Nghi lễ đám cưới của người Lô Lô trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”; “Nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa người Lô Lô Đen tỉnh Cao Bằng”; Dự án “Bảo tồn bản văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc”; Khôi phục lễ hội dân gian truyền thống Lồng tồng xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh; lễ hội Bó Puông, xã Lê Lợi, huyện Thạch An… Kết quả của những đề tài nghiên cứu khoa học này là cơ sở để tiến hành bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Cao Bằng có 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghi lễ Then Tày tỉnh Cao Bằng; Lễ Hội Nàng Hai, xã Tiên Thành, huyện Quảng Hòa; Lễ hội Tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa; Nghề rèn truyền thống của người Nùng An xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa; đặc biệt, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được phát huy thường xuyên thông qua nhiều hình thức, hoạt động như: Duy trì tổ chức Liên hoan hát Then đàn tính; Hội thi hát dân ca, trình diễn trang phục dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hát Then đàn tính của cộng động đồng Tày – Nùng trên địa bàn tỉnh; hàng năm duy trì tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại các huyện: Hòa An, Bảo Lâm, Bảo Lạc, Trà Lĩnh với nhiều nội dung phong phú nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc Mông.Các lễ hội truyền thống tại các địa phương trong tỉnh được duy trì tổ chức theo các nghi thức truyền thống. Một số lễ hội dân gian do người dân tự tổ chức cũng được phục hồi dần và hoạt động ngày càng quy củ hơn dưới sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa như: lễ hội Miếu Bó Puông, xã Lê Lợi, huyện Thạch An; lễ hội Lồng tồng xã Hồng Định, huyện Quảng Uyên; lễ hội Miếu Long Vương, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh… Nhiều lễ hội truyền thống đã thu hút được đông đảo Nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương. Qua đó, góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch và các nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu biểu như: Lễ hội Tranh đầu pháo, Lễ hội đền Kỳ Sầm, Lễ hội đền Vua Lê, Lễ hội Nàng Hai…Việc lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động tham mưu thực hiện. Đến nay, Cao Bằng đã có 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, 14 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.