Phát triển các nguồn năng lượng sạch – một giải pháp bảo vệ môi trường

Các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện, điện sóng biển, thủy triều, điện sinh khối, địa nhiệt… được biết đến là các nguồn năng lượng sạch. Sử dụng năng lượng tái tạo chính là một giải pháp giúp giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Các nguồn năng lượng sạch đang được phát triển

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu – chế tạo các công nghệ, thiết bị hiện đại để khai thác tiềm năng vô tận của các nguồn năng lượng này. Dưới đây là 5 nguồn năng lượng sạch đang được khai thác, phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu và được kỳ vọng sẽ là nguồn thay thế hoàn hảo trong tương lai:

Năng lượng mặt trời

Mặt trời là nguồn năng lượng sạch dồi dào mà con người có thể khai thác thoải mái trong tương lai rất xa – khoảng 5 tỷ năm tới. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, khi lắp kín những tấm pin năng lượng mặt trời vào một tòa nhà cao 1km thì sản lượng điện mà nó tạo ra sẽ lên tới 200 MWp, đủ cung cấp cho khoảng 200.000 hộ gia đình.

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, nguồn năng lượng mặt trời đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, các nước đang dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng mặt trời phải kể đến Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha… Tại nước ta, năng lượng mặt trời cũng đang được khai thác và phát triển, trong đó phổ biến nhất là nhiệt mặt trời (dùng để đun nước nóng, sưởi ấm/làm mát không gian…) và điện mặt trời.

Năng lượng gió

Những cối xay gió dùng để xay bột, bơm nước… đã là chuyện của quá khứ. Giờ đây, các nhà khoa học đã “nâng cấp” cối xay gió thành những nhà máy điện với độ cao hơn 5km, đón những cơn gió lộng trên không trung để tạo ra nguồn điện siêu lớn.

So với năng lượng mặt trời, năng lượng gió được khai thác hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn, mới chỉ chiếm khoảng 1% nhu cầu điện khắp thế giới. Tuy nhiên, đây là nguồn năng lượng sạch dồi dào và phong phú, lại có mặt ở khắp mọi nơi nên con số này được dự kiến sẽ tăng nhanh.

Các “cường quốc” điện gió trên thế giới phải kể đến Trung Quốc, Mỹ, Đức. Tại Việt Nam, với bờ biển dài, lượng gió nhiều và phân bổ đều quanh năm, đây đang là dạng năng lượng được khuyến khích phát triển bên cạnh điện mặt trời.

Năng lượng sóng biển

Một nguồn năng lượng sạch khác cũng đầy hứa hẹn và đang được nhiều nước đầu tư nghiên cứu, khai thác đến từ sóng biển. Mỗi trạm điện sóng biển có các phao nổi, di chuyển theo tác động của sóng biển; chuyển động lên xuống của chúng được sử dụng để chạy máy phát điện.

Đây là nguồn năng lượng cực lớn và trường tồn với thời gian. Theo ước tính, sản lượng điện được khai thác chỉ từ 0,1% năng lượng sóng biển trên toàn cầu cũng sẽ đủ cung cấp cho cả nhân loại.

Tại Mỹ, nhiều nghiên cứu chỉ ra năng lượng sóng ở Mỹ có thể tạo ra sản lượng điện bằng 1/3 tổng điện năng sử dụng của nước này. Vì thế, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đang đầu tư rất lớn vào năng lượng sóng. Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng đang tích cực nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng từ đại dương bao la thành điện năng.

Năng lượng địa nhiệt

Theo các nhà khoa học về trái đất, địa cầu của chúng ta là một cỗ máy sinh nhiệt; cứ xuống sâu 33m, nhiệt độ trong lòng đất sẽ tăng 1 độ C. Ở độ sâu 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C và ở độ sâu từ khoảng 30km trở xuống, bất kỳ chỗ nào cũng có đủ nhiệt để sản xuất điện phục vụ cho toàn thế giới.

Vì thế, đây chính là một năng lượng sạch vô cùng dồi dào mà con người có thể khai thác trong tương lai. Để khai thác địa nhiệt ở vùng 200 độ C, người ta sẽ khoan các giếng sâu 3-5km rồi đưa nước xuống; nhiệt độ trong lòng đất sẽ khiến nước sôi lên, hơi nước bốc lên theo ống dẫn làm quay tuabin máy phát điện. Năng lượng địa nhiệt đã được khai thác và sử dụng từ đầu thế kỷ 20 và các quốc gia hiện đang dẫn đầu về sản xuất điện địa nhiệt là Mỹ, Philippines, Indonesia.

Năng lượng sinh khối

Sinh khối bao gồm cây cối, tảo và các loài thực vật khác; bã nông nghiệp và lâm nghiệp, giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi…

Năng lượng sinh khối có thể tạo nhiệt, sản xuất điện năng, làm nguyên liệt cho giao thông vận tải. Trên quy mô toàn cầu, năng lượng sinh khối đang chiếm khoảng 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ, đứng thứ 4 trong các nguồn năng lượng được khai thác.

Ở các nước đang phát triển, nguồn năng lượng sạch này đóng góp khoảng 35% trong tổng cung cấp năng lượng. Riêng trong lĩnh vực điện kinh khối, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đang là những nước phát triển các nhà máy điện sinh học, thị trấn sinh khối cho công suất rất lớn.

Lợi ích môi trường từ năng lượng sạch

Chuyển dịch năng lượng đang là mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới trước sức ép nhu cầu năng lượng tăng trong khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.

Không chỉ giúp đảm bảo nhu cầu năng lượng cũng như an ninh năng lượng của mỗi quốc gia, việc phát triển năng lượng tái tạo còn là một giải pháp quan trọng nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.

Các nguồn năng lượng tái tạo giúp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả. Ví dụ như, một hệ thống điện mặt trời công suất 1MWp được lắp đặt trên mái của nhà xưởng doanh nghiệp sẽ tạo ra 120-150 nghìn kWh điện/tháng, hơn 1,5 triệu kWh điện/năm, giúp giảm phát thải khoảng 1.000 tấn CO2/năm và tương đương với trồng hơn 17.000 cây xanh mỗi năm.

Như vậy, trong suốt vòng đời khoảng 25-30 năm, hệ thống này sẽ giúp giảm phát thải khoảng 25-30 tấn CO2. Rất rõ ràng, việc đầu tư nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế cho các hộ gia đình, doanh nghiệp khi có thể tự tạo ra điện sạch để phục vụ nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của mình mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường.

Năng lượng sạch là những loại năng lượng nàoNăng lượng sạch là những loại năng lượng nàoNăng lượng tái tạo – một giải pháp giúp bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững (Ảnh internet)

Hơn nữa, các hệ thống điện mặt trời áp mái còn được ví như những “mái xanh”, có tác dụng cách nhiệt rất tốt, giúp làm mát vào mùa hè, làm ấm vào mùa đông cho công trình bên dưới, từ đó giúp giảm sử dụng năng lượng cho hệ thống điều hòa, máy sưởi; tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Sau khi hết vòng đời, khả năng tái chế các tấm quang năng này lên đến 93-95%. Chúng chính là tài nguyên làm vật liệu đầu vào sản xuất các tấm pin mới hoặc cho các mục đích khác, không gây hại đến môi trường.

Theo một số liệu (từ GreenMatch), đến năm 2050, ước tính sẽ có 2 tỉ tấm quang năng mới (tương đương 630 GW năng lượng sạch) được sản xuất hoàn toàn từ nguồn vật liệu tái sử dụng này. Ngoài ra, các nhà máy tái chế cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho con người.

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo phong phú. Với tổng số giờ nắng cao (lên đến trên 2.500 giờ/năm), tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía Nam, Việt Nam rất thuận lợi khi khai thác năng lượng mặt trời.

Trong khi đó, ở tiềm năng điện gió, hơn 39% tổng diện tích của nước ta có tốc độ gió trung bình hàng năm ở độ cao 65m lớn hơn 6m/s, tương đương với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích có tốc độ gió ở độ cao 65m đạt trên 7-8m/s, có thể tạo ra hơn 110 GW. Điện sinh khối, địa nhiệt cũng là những nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác tốt tại Việt Nam.

Một số nguồn năng lượng sạch đang được sử dụng hiện nayMột số nguồn năng lượng sạch đang được sử dụng hiện nay(Nguồn: evnhanoi.vn)

Năng lượng tái tạo đang được Chính phủ ưu tiên phát triển. “Đảng và Nhà nước đã thực thi nhiều chính sách quan trọng để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể hóa bằng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo và các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó khẳng định việc ưu tiên khai thác, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” – Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng (nguồn trích dẫn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương).

Việt Nam cũng đang đặt mục tiêu giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế; đặt mục tiêu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ trong giai đoạn 2020-2025 (theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Chính vì vậy, có thể nói tham gia phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo là một giải pháp mà các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể chung tay thực hiện nhằm bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu theo định hướng của Chính phủ cũng như xu hướng trên toàn cầu.

Có một điểm rất thuận lợi khác là chi phí cho năng lượng tái tạo ngày càng rẻ. Chi phí lắp đặt điện mặt trời hiện nay đã giảm khoảng 80-90% so với 10 năm trước, khiến thời gian hoàn vốn ngày càng rút ngắn (chỉ còn 5-6 năm). Sau đó, tỉ suất lợi nhuận sẽ lên đến 15-17%. Công nghệ điện mặt trời phát triển nên tuổi thọ các vật tư cũng được nâng cao – hiện tuổi thọ của các tấm quang năng chất lượng cao lên đến 30-50 năm.

Xu hướng đầu tư năng lượng sạch cho sản xuất xanh

Do những lợi ích thiết thực về kinh tế – xã hội – môi trường, ngày càng nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp quan tâm đến các giải pháp năng lượng sạch, những lợi ích của năng lượng tái tạo đối với sự phát triển bền vững.

Đặc biệt, theo ghi nhận thực tế từ các khách hàng của Vũ Phong Energy Group, ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn điện mặt trời áp mái như một giải pháp trong định hướng sản xuất xanh, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; thực hiện đồng bộ cùng nhiều giải pháp như tái sử dụng nước, dùng các nguyên nhiên liệu thân thiện với môi trường, giảm sử dụng nhựa, thực hành các biện pháp tiết kiệm năng lượng…

Giảm dấu chân carbon trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, gắn kết một cách hài hòa giữa mục tiêu kinh doanh với trách nhiệm xã hội là động lực lớn để các doanh nghiệp đầu tư năng lượng sạch chứ không chỉ đơn thuần vì những lợi ích kinh tế.

Các nguồn năng lượng sạch ở Việt NamCác nguồn năng lượng sạch ở Việt NamMột doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch cho hoạt động sản xuất – hệ thống điện mặt trời do Vũ Phong thi công lắp đặt

Để đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo, hướng đến các giải pháp thân thiện với môi trường, từ năm 2020, Vũ Phong Energy Group đã triển khai mô hình BLT.

Ngay khi ra đời, mô hình này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp. Năm 2020, trong khoảng 50MWp điện mặt trời áp mái mà Vũ Phong thi công lắp đặt tại Việt Nam, phần lớn là dự án BLT.

Sở dĩ mô hình này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì nó giúp doanh nghiệp sử dụng điện sạch với chi phí thấp mà không phải bỏ vốn đầu tư, chỉ cần tận dụng phần mái nhà xưởng đang nhàn rỗi. Nó đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp muốn thúc đẩy quá trình xanh hóa sản xuất trong khi đang cần tận dụng tối đa nguồn vốn để đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hoặc tập trung nghiên cứu, phát triển. (Doanh nghiệp quan tâm đến mô hình BLT vui lòng xem chi tiết tại đây hoặc liên hệ Tổng đài 1800 7171 – 09 1800 7171 để Vũ Phong hỗ trợ)

Hệ sinh thái năng lượng tái tạo Vũ Phong Energy Group đang xây dựng

Từ khi thành lập vào năm 2009, Vũ Phong Energy Group hoạt động với ngành nghề cốt lõi là điện năng lượng mặt trời, đến nay đã ghi dấu ấn với hàng loạt dự án lớn có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Với sứ mệnh “Phát triển các nguồn năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”, từ năm 2021, Vũ Phong tiếp tục nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái năng lượng tái tạo với các mảng kinh doanh mới như: Dịch vụ O&M điện gió; Sản xuất robot vệ sinh tấm pin mặt trời Make in Việt Nam; Hệ thống Mini SCADA dành cho các công trình mini farm và điện mặt trời áp mái nhà máy; Thủy điện tích năng; Phát triển năng lượng sóng; Phân phối thiết bị truyền tải cao và trung thế…

Trong đó, một công ty liên kết của Vũ Phong là Công ty CP Xây dựng 47 đang tham gia thi công công trình thủy điện tích năng đầu tiên của Việt Nam là Thủy điện Tích năng Bác Ái tại Ninh Thuận. Giai đoạn 1 của nhà máy này mới được nghiệm thu hoàn thành ngày 11/3/2021. Sau khi hoàn thành toàn bộ nhà máy và đi vào vận hành, Thủy điện Tích năng Bác Ái sẽ giúp giảm sự chênh lệch biểu đồ phụ tải khi huy động công suất bơm vào giờ thấp điểm và phát điện vào giờ cao điểm, từ đó giúp ổn định hệ thống, điều tần và phụ trợ hệ thống, giúp hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn, tin cậy. Đây là điều hết sức ý nghĩa trong bối cảnh các nguồn năng lượng tái tạo đang tăng trưởng nhanh chóng tại Việt Nam.

Với việc xây dựng, phát triển hệ sinh thái năng lượng tái tạo, Vũ Phong Energy Group được kỳ vọng sẽ ngày càng có nhiều đóng góp trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tiếp tục đồng hành cùng nhiều gia đình, doanh nghiệp chung tay bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái chung.