Phát triển phần mềm là gì? Các mô hình phát triển phần mềm phổ biến
Phát triển phần mềm là một trong những lĩnh vực quan trọng trong thời đại công nghệ số. Phần mềm với vô vàn những tính năng thông minh, mang đến hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vậy bạn biết gì về lĩnh vực phát triển phần mềm và có những mô hình phát triển phổ biến nào hiện nay?
Mục lục bài viết
Phát triển phần mềm là gì?
Phát triển phần mềm được xem là công việc có vai trò rất lớn. Là việc chuyển nhu cầu của khách hàng hay mục tiêu tiếp thị thành sản phẩm phần mềm. Bao gồm các quá trình của kỹ nghệ phần mềm kết hợp với nghiên cứu mục tiêu tiếp thị. Từ đó phát triền những sản phẩm phần mềm của máy tính. Nói cách khác, phát triển ứng dụng đề cập đến tập hợp những hoạt động của máy vi tính. Hoạt động này dành riêng cho quá trình khởi tạo, triển khai, thiết kế, hỗ trợ phần mềm.
Phát triển phần mềm mang lại lợi ích gì?
Dưới tác động to lớn của thời đại công nghệ số và khoa học kỹ thuật ngày nay. Việc phát triển phần mềm là hoạt động rất cần thiết. Mang đến nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp điển hình như:
Giúp kinh doanh hiệu quả hơn
Thực tế cho thấy rằng, hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của công nghệ. Sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của môi trường trực tuyến được phủ sóng bởi internet. Việc ứng dụng hệ thống phần mềm chính là chìa khóa thành công. Giúp cho doanh nghiệp được vận hành trơn tru và hoạt động có hiệu quả nhất.
Giúp tiết kiệm thời gian lẫn chi phí
Thiết kế phần mềm hiện nay được phát triển nhiều tính năng thông minh, hiện đại. Ngày càng có nhiều phần mềm ra đời phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Việc sử dụng phần mềm quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chính là xu thế toàn cầu. Phát triển phần mềm, xây dựng tích công cụ quản lý kinh doanh là giải pháp tiết kiệm nhất. Vừa tiết kiệm thời gian quản lý, vừa tiết kiệm chi phí tối đa.
Giúp xử lý dữ liệu nhanh và chính xác nhất
Phần mềm phát triển với tính năng hoàn toàn tự động. Cho phép doanh nghiệp xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Giúp loại bỏ những sai sót do chủ quan của con người. Đồng thời một phần mềm có thể tương tác với nhiều phần mềm khác. Giúp lấy thông tin nhanh và đưa ra dữ liệu tổng hợp đáng tin cậy.
Có mấy loại phần mềm chính để phát triển?
Hiện này đa dạng với rất nhiều loại hình. Tuy nhiên phổ biến vẫn là 3 phần mềm chính:
- Phần mềm hệ thống: Hệ thống thực hiện nhiều chức năng quan trọng trên máy tính. Bao gồm phần mềm vận hành, tiện ích, quản lý phần cứng.
- Phần mềm ứng dụng: Phần mềm ứng dụng hay được gọi là ứng dụng hoặc app. Ví dụ: Phần mềm quản trị nhân lựcứng dụng quản lý khách sạnphần mềm quản lý vận tải, hệ thống ERP
,…
- Phần mềm độc hại: Phần mềm gây hại, làm hỏng thiết bị. Mục đích của nó là lấy cắp thông tin, lừa đảo.
Các mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất hiện nay
Phát triển phần mềm được tạo ra với đa dạng các mô hình, mỗi mô hình có những đặc trưng riêng. Dưới đây là các mô hình phát triển phần mềm được ứng dụng rộng rãi nhất:
Mô hình thác nước (Waterfall)
Mô hình Waterfall hay còn gọi là mô hình thác nước. Mô hình này được thiết kế theo tầng với quá trình phát triển giống như dòng chảy thác nước. Áp dụng quy trình tuần tự từ phân tích, dự báo đến hiện thực, thử nghiệm, thực hiện, hỗ trợ. Cả quá trình được thiết lập, theo dõi nghiêm ngặt. Được xác định trước với những tính năng được mong đợi.
Ưu điểm của mô hình phát triển phần mềm Waterfall là dễ dàng phát triển, quản lý. Thích hợp cho các dự án có thời gian ngắn. Đây là mô hình phần mềm đầu tiên được ứng dụng. Tuy nhiên nhược điểm là ít linh hoạt, khó để đo lường phát triển qua từng giai đoạn.
Mô hình phát triển và kiểm thử phần mềm Agile
Agile là mô hình phát triển và kiểm thử phần mềm khá hiệu quả. Ưu điểm mô hình là khách hàng có thể nhìn được kết quả sau mỗi lẫn lặp lại phát triển. Từ đó có thể đưa ra nhận xét trực quan. Tuy nhiên mô hình không có yêu cầu xác định nên khó khăn khi ước tính nguồn lực. Khó xác định chính xác chi phí để phát triển. Cơ sở của Agile chính là các cuộc họp ngắn hàng tuần. Và Sprint là một phần trong phương pháp tiếp cận scrum.
Mô hình phát triển tiếp cận lặp (Iterative)
Mô hình phần mềm Iterative hay còn được gọi là mô hình tiếp cận lặp. Với Iterative, không cần phải xác định đầy đủ mọi yêu cầu khi bắt đầu dự án. Chỉ cần xác định trọng tâm yêu cầu chính là được. Quá trình phát triển phần mềm này bắt đầu tùy vào chức năng, yêu cầu riêng biệt. Cũng có thể được mở rộng sau đó. Quá trình lặp lại cho phép tạo ra được những phiên bản mới cho mọi chu kỳ của sản phẩm. Thời gian lặp lại kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Bao gồm phát triển thành phần riêng biệt trong hệ thống. Sau đó được thêm vào chức năng mà trước đó đã phát triẻn.
Ưu điểm của Iterative chính là sự linh hoạt. Thời gian làm tài liệu cũng ít hơn so với khoảng thời gian thiết kế. Dễ dàng hơn trong việc quản lý các rủi ro. Nhược điểm của mô hình là yêu cầu tài nguyên phức tạp trong việc quản lý.
Mô hình phát triển phần mềm Scrum
Scrum là thuộc họ agile khá linh hoạt. Nguyên tắc chủ đạo trong mô hình này là chia nhỏ module cần phát triển. Lấy ý kiến của khách hàng, thay đổi cho phù hợp với quá trình phát triển. Đảm bảo sản phẩm release có thể đáp ứng mọi vấn đề khách hàng mong muốn. Mô hìn chia dự án thành các vòng lặp có tên là các sprint. Mỗi sprint sẽ phải mất khoảng 30 ngày để hoàn thành. Scrum thực sự rất phù hợp với những dự án cần nhiếu thay đổi. Cũng là lựa chọn tốt cho những dự án yêu cầu tốc độ cao.
Ưu điểm của quy trình phát triển phần mềm Scrum là có thể làm rất nhiều việc. Phát hiện được lỗi sớm hơn so với các phương pháp truyền thống. Giúp khách hàng thấy được sản phẩm nhanh chóng và đưa ra phản hồi sớm hơn. Nhược điểm của Scrum là trình độ của nhóm phải có kỹ năng nhất định. Phải trang bị hiểu biết về mô hình agile. Hơn nữa khó khăn hơn trong việc xác định thời gian và ngân sách.
Mô hình xoắn ốc (Spiral)
Mô hình Spiral hay còn gọi là mô hình xoắn ốc. Spiral là sự kết hpwj giữa hai mô hình prototyping và mô hình thác nước. Mô hình với điểm nhấn quan trọng là có thể phân tích rủi ro. Bao gồm các bước thiết lập mục tiêu, đánh giá, giảm thiểu rủi ro. Phát triển sản phẩm và lập kế hoạch phát triển.
Ưu điểm của Spiral là xác định được thời điểm thích hợp để thực hiện giai đoạn tiếp theo. Công đoạn này vẫn được thực hiện theo đúng kế hoạch dù công việc giai đoạn trước chưa hoàn thành. Kế hoạch được giới thiệu dựa vào dữ liệu được thống kê trong dự án trước. Hoặc dựa vào kinh nghiệm của các nhà lập trình phần mềm.
Quy trình phát triển phần mềm chữ V
V-shaped hay còn được gọi là mô hình chữ V. Mô hình phát triển phần mềm này chính là bản nâng cấp của mô hình thác nước. Dựa trên giai đoạn thử nghiệm liên quan đến các giai đoạn phát triển. Mô hình này yêu cầu tính kỷ luật cao. Giai đoạn tiếp theo chỉ bắt đầu sau giai đoạn trước. Mọi giai đoạn đều được kiểm soát với quy trình hiện tại. Đảm bảo cho việc chuyển đổi sang giai đoạn tiếp theo có thể thực hiện được. Nhược điểm của mô hình này là khó trong việc quản lý mọi rủi ro. Không thích hợp áp dụng cho các dự án thay đổi liên tục.
Kết luận
Sự đa dạng của các mô hình hiện nay mang đến rất nhiều lựa chọn. Các đơn vị lập trình phần mềm cần căn cứ vào nhu cầu phát triển của mình để ứng dụng mô hình phù hợp. Hy vọng với những sự phân tích tường tận của chúng tôi về phát triển phần mềm trên đây. Quý vị đã hiểu rõ hơn về từng mô hình để có chiến lược kinh doanh tốt nhất.