Phèn chua là gì? Khám phá những công dụng không ngờ tới của phèn chua

Phèn chua là gì? Từ lâu đã được biết đến với công dụng làm sạch nguồn nước nhờ vào những ưu điểm như chi phí rẻ, hiệu quả cao. Để hiểu sâu hơn về phèn chua là gì? Phèn chua có những đặc điểm và ứng dụng nào trong thực tiễn. Mời bạn hãy cùng với Karofi Việt Nam tham khảo và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Phèn chua là gì

Phèn chua là gì?

Phèn chua có tên gọi trong khoa học là Kali Alum, hay còn được gọi là phèn nhôm. Đây là một loại muối với các tinh thể to nhỏ khác nhau, chúng thường không có màu hoặc có màu trắng hơi đục. Phèn chua có vị chát hoặc chua, tan ít trong nước, tan nhiều trong nước nóng và không tan ở trong cồn.

Phèn chua chính là muối sunfat kép của kali và nhôm với công thức là KAl(SO4)2. Tuy nhiên, loại phèn này thường được tìm thấy ở dưới dạng ngậm nước là  KAl(SO4)2·12H2O hay K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O.

Phèn chua có độc không không?

Phèn chua hiện nay được biết đến nhiều với công dụng là xử lý nước giếng khoan hay ao hồ. Loại phèn này được đánh giá cao vì chi phí rẻ và có khả năng làm sạch nước hiệu quả. Tuy được ứng dụng khá nhiều vào trong thực tế, thế nhưng nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng “Phèn chua có độc hay không?”. Đến hiện tại, vẫn chưa có một chứng minh nào cho thấy phèn chua gây hại cho môi trường và con người, do đó phèn chua rất an toàn cho người sử dụng.

Không chỉ có tác dụng làm sạch nước, phèn chua trong nhiều trường hợp còn được ứng dụng vào trong nấu nướng để chế biến các món ăn, tuy nhiên bạn cần pha chế theo đúng liều lượng và công thức để đảm bảo an toàn.

Phèn chua là gì

Phèn chua có tác dụng gì?

Nếu như bạn mới chỉ biết đến ứng dụng của phèn chua trong xử lý và làm sạch nước thì chưa hết đâu, phèn chua còn được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp, y học, thực phẩm, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.

Sử dụng phèn chua để lọc nước

Phèn chua được ứng dụng rộng rãi ở trong các nhà máy nước để làm trong nước hiệu quả. Ví dụ, với 20 lít nước, bạn có thể dùng 1g lượng phèn chua để có thể làm trong nước. Sau khi đã hòa phèn với nước, bạn hãy tiếp tục chờ thêm khoảng 30 phút để cho cặn trong nước lắng xuống rồi lấy phần nước trong ở bên trên.

Bên cạnh đó, trong hệ thống lọc nước đầu nguồn, phèn chua cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình làm sạch nước. Nguồn nước trong gạn sau khi đã đánh phèn sẽ được đưa vào hệ thống lọc tinh bằng các thiết bị chuyên dụng.

Ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp

Hai ngành công nghiệp sử dụng phèn chua nhiều nhất có thể kể đến là công nghiệp sản xuất giấy, dệt may.

Phèn chua, nhôm sunfat được dùng cho vào giấy và kết hợp cùng với muối ăn. Khi đó, nhôm clorua sẽ tạo ra phản ứng thủy phân mạnh, tạo thành hidroxit. Hợp chất này sẽ kết dính với các sợi xenlulozơ lại với nhau để cho giấy không bị nhòe mực khi viết.

Trong ngành công nghiệp dệt may, nhuộm vải, các hidroxit sẽ bị các sợi vải hấp thụ và giữ chặt lại. Từ đó, sợi vải sẽ kết hợp với nhuộm phẩm để màu vải được bền hơn, giữ màu quần áo tốt hơn. Vì vậy, để quần áo không bị phai màu thì bạn có thể ngâm đồ vào trong nước phèn.

Phèn chua là gì

Ứng dụng trong chế biến lương thực, thực phẩm

Trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, phèn chua giúp làm tăng độ trắng và giòn cho các thực phẩm như dưa chua, mứt.

Ngâm trứng cùng với 5% dung dịch phèn chua trong 15 phút sẽ giúp trứng được tươi lâu hơn. Bên cạnh đó, phèn chua cũng có công dụng khử mùi hôi của lòng lợn bằng cách nghiền thành bột và chà lên trên lòng lợn rồi rửa sạch.

Vì phèn chua có tính axit yếu nên nó có thể kích thích baking soda phóng thích khí cacbonic. Do đó, phèn chua còn được ứng dụng để làm bột nở khi làm bánh nướng, bánh sau đó sẽ nở khi cho vào lò mà không bị nở khi nhào bột.

Ứng dụng trong ngành y học

Phèn chua mang đến công dụng chữa trị một số loại bệnh như:

  • Hỗ trợ cầm máu: Phèn chua mang đến hiệu quả trong việc cầm máu, đặc biệt là những vết thương hở. Hơn nữa nó còn có tác dụng sát trùng, ngăn chặn những vết cắt bị nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ chữa bệnh nấm da: Phèn chua có công dụng ức chế các vi khuẩn gây nấm cũng như ngăn chặn sự phát triển của một loại nấm khác.
  • Giúp khử mùi hôi miệng: Với tác dụng sát trùng và khử mùi nên phèn chua rất có hiệu quả trong việc khử mùi hôi, giải quyết cũng như xử lý các vi khuẩn gây hại có trong răng miệng.

Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng để điều chế ra các loại thuốc trị bệnh như đau mắt, đau răng, cầm máu, ho ra máu, bệnh sốt xuất huyết,…

Vì sao phèn chua có khả năng làm trong nước đục?

Như đã nói ở trên, phèn chua là muối sunfat kép của kali và nhôm, với công thức hóa học là (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O). Khi bạn cho phèn chua vào trong nước thì nó sẽ phân ly ra các ion Al3+.Ion Al3+ và bị thủy phân theo phương trình hóa học là:

 Al3+ + 3H2O  →  Al(OH)3↓ + 3H+.

Kết quả của phương trình này sẽ tạo ra Al(OH)3, đây là một chất được kết tủa ở dưới dạng keo, do đó khi khuấy phèn trong nước nó sẽ kết dính thành những hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước và trở nên to hơn, nặng hơn rồi mới chìm xuống nước.

Vì thế mà loại phèn chua này rất hiệu quả để làm trong nước đục và được con người ứng dụng rất nhiều để xử lý nước ở những vùng lũ.

Các bước sử dụng phèn trong xử lý nước sinh hoạt

Sử dụng phèn chua để làm trong nước sinh hoạt, rất đơn giản, bạn chỉ cần tiến hành thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Hòa tan một lượng phèn thích hợp vào trong gáo và trộn vào nguồn nước mà bạn muốn xử lý, sau đó tiến hành khuấy đều.

Bước 2: Đợi khoảng 30 phút cho các cặn bã lắng dần xuống đáy

Bước 3: Sau khi các cặn bẩn đã lắng xuống phía dưới, khi này bạn chỉ cần nhẹ nhàng múc nước ở bên trên để sử dụng.

Với khả năng làm trong nước đục hiệu quả, phèn chua đã được ứng dụng rất nhiều vào trong thực tế để xử lý nước giếng khoan, làm sạch nước ở những khu vực sau bão lũ. Bên cạnh đó là những ứng dụng trong ngành y học, công nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm. Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp được tới bạn những thông tin hữu ích về phèn chua nói chung cùng những đặc điểm và công dụng của nó trong thực tế.