Phong tục Tết
Bánh Tét “linh hồn Tết” của người Nam Bộ
(ĐCSVN) – Miền Bắc có bánh chưng, miền Nam và miền Trung đón Tết với bánh tét. Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về trên mâm cỗ của mỗi gia đình người dân Nam Bộ đều không thể thiếu món bánh tét. Loại bánh này từ bao đời nay đã trở thành “linh hồn Tết” của người Nam Bộ.
Đón tết nay, nhớ tết xưa…
(ĐCSVN) – Đã là người Việt Nam thì sang giàu hay nghèo khó, đang trong hay ngoài nước, mỗi khi tết đến xuân về, đều không khỏi có một tâm trạng nhớ nhung về gia đình, quê hương, bản quán. Riêng đối với tôi, mỗi lần tết đến, lại thấy sống dậy ký ức về những cái Tết xưa, tết của một thời…
Linh thiêng cây nêu ngày Tết Việt
(ĐCSVN) – Tết xưa, cây nêu được mọi người cung kính dựng trước nhà. Trong nhịp sống hiện đại, con người tất bật lo toan, nhà chật, đất hẹp khiến nêu dần “vắng bóng”. Nhưng ở nhiều địa phương, tục lệ này được gìn giữ, lưu truyền cho thấy những phong vị độc đáo trong đón Tết cổ truyền người Việt.
Năm Sửu nói chuyện trâu
(ĐCSVN) – Vốn là 1 trong 12 con giáp, những biểu tượng trong Tết cổ truyền của dân tộc, trâu là con vật quen thuộc với người Việt đã từ rất lâu. Câu ca dao “Con trâu đi trước cái cày đi sau” đã trở thành một hình ảnh đậm nét của nông thôn Việt Nam từ xa xưa…
Hình tượng con trâu trong văn hóa truyền thống
(ĐCSVN) – Từ xa xưa đến nay, đời sống tinh thần và lao động sản xuất của người Việt Nam đã ghi nhận vai trò không thể thiếu của con trâu. Hình ảnh con trâu luôn là một biểu tượng trong văn hoá truyền thống.
Nét đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người Nam Bộ
(ĐCSVN) – Với người dân Nam Bộ, mâm cao cỗ đầy đến đâu mà ngày Tết thiếu nồi thịt kho hột vịt nước dừa, canh khổ qua hầm thì chưa phải là một mâm cỗ Tết hoàn chỉnh.
Mai vàng Kỳ Nam khoe sắc đón Xuân
(ĐCSVN) – Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây mai vàng đã trở thành cây “xóa đói giảm nghèo” cho người nông dân xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) – nơi từng được xem là rốn nghèo khu vực miền Trung. Cứ vào dịp Tết Nguyên đán, những cây mai vàng đất Kỳ Nam lại được chuyển đi khắp mọi miền đất nước phục vụ nhu cầu của người dân.
Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm của người Việt
(ĐCSVN) – Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Tết Ánh dương – Một năm mới tràn ngập ánh mặt trời
(ĐCSVN)- Những cái tên hàng đầu làng nhạc Việt sẽ thắp sáng đêm cuối cùng của năm Canh Tý, xua tan không khí ảm đạm do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 với màn trình diễn rực rỡ và đầy màu sắc mang tên Tết Ánh dương, phát sóng đêm giao thừa trên VTV.
“Ngày trở về” 2021 với những “Trái tim có nắng”
(ĐCSVN)- “Ngày trở về” là chương trình đặc biệt của Đài THVN vào mỗi dịp Tết Nguyên đán với nhiều câu chuyện sâu sắc và xúc động về cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới. Chương trình phát sóng vào lúc 1h, 8h, 20h ngày mồng 1 Tết Nguyên đán (tức ngày 12/2/2021) trên VTV4 nhằm ngợi ca những “trái tim có nắng”- những tấm gương người Việt ở nước ngoài.
Những chiếc bánh chưng ấm tình dân tộc tại đất nước Thụy Sỹ
(ĐCSVN) – Bên thềm Xuân Tân Sửu 2021, do không thể tổ chức Tết Cộng đồng nhân dịp đón Tết cổ truyền Tân sửu năm 2021 như truyền thống hàng năm, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ đã đổi mới hình thức mừng Tết cổ truyền. Đại sứ quán đã tổ chức gói Bánh chưng và gửi món quà ấm tình dân tộc không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền, tặng bà con người Việt ở Thuỵ Sỹ.
Để mừng tuổi mãi là một mỹ tục!
(ĐCSVN) – Đã thành thông lệ, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, cùng với lời chúc tốt đẹp đầu năm là những phong bao lì xì, mừng tuổi được trao nhau thể hiện nét văn hoá đẹp đẽ của người Việt Nam. Thế nhưng, hiện nay phong tục đẹp đẽ này đang có phần bị “thương mại hóa”…
Những lễ hội đầu xuân trên đất nước Việt Nam
(ĐCSVN) – Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, nhiều lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của các tầng lớp nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.
Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt an toàn, ổn định phục vụ nhân dân
(ĐCSVN) – Trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, dự kiến nhu cầu sử dụng nước của người dân không có biến động lớn, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã chủ động xây dựng các kế hoạch vận hành cụ thể; bố trí nhân lực, phương tiện trực sẵn sàng giải quyết những sự cố phát sinh, đảm bảo cung cấp nước liên tục, an toàn và ổn định phục vụ nhân dân.
Sôi động thị trường cây cảnh, hoa Tết tại TP Hồ Chí Minh
(ĐCSVN) – Những ngày giáp tết, thị trường hoa tươi, cây cảnh ở TP Hồ Chí Minh rất sôi động. Tại các chợ hoa đủ chủng loại, kiểu dáng hoa tươi, cây cảnh nội địa, nhập khẩu khoe sắc, sẵn sàng phục vụ mọi người dịp Tết Nguyên đán 2021.
Đặc biệt quan tâm tới đời sống của những y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19
(ĐCSVN) – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các y, bác sĩ nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng ứng trực khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Đồng thời đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố cần đặc biệt quan tâm tới đời sống của những y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Làng quất Tứ Liên rộn rã đón Tết
(ĐCSVN) – Những ngày này, tại làng quất Tứ Liên (Tây Hồ – Hà Nội) những vườn quất bình rực đỏ, các chủ vườn tất bật cung cấp ra thị trường những cây quất cảnh đẹp nhất. Năm nay xu hướng trồng quất bình là lựa chọn chính của các chủ vườn. Nhiều bình quất biểu tượng trâu được nhiều người ưu thích tìm mua về chơi trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Giữ nét đẹp văn hóa Tết Táo quân
(ĐCSVN) – Lễ cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh. Tiễn ông Táo về chầu trời, chia tay mọi vất vả, muộn phiền của năm cũ khiến cho tâm của mỗi người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm hơn để sẵn sàng tâm thế bước vào một năm mới bình an và hạnh phúc.
“Trâu vàng” Bát Tràng rộn ràng đón Tết
(ĐCSVN) – Những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, làng gốm cổ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội nhộn nhịp sản xuất trâu gốm, sứ. Mỗi chú trâu có đường nét chi tiết sắc sảo, màu men vàng, nâu, đen với nhiều hình dáng, toát lên vẻ hiền lành, chăm chỉ, đáng yêu…
Tết Nguyên đán trong cung đình triều Nguyễn
(ĐCSVN) – Mừng Xuân Tân Sửu 2021, ngày 28/1, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) và Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp tổ chức triển lãm “Cung đình đón Tết” giới thiệu về Tết Nguyên đán trong cung đình triều Nguyễn.
Lễ hội Tết Việt 2021
(ĐCSVN) – Với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc, Lễ hội Tết Việt 2021 thu hút đến 80.000 lượt khách tham quan, với sự tham gia của 20 tỉnh, thành trên cả nước.
Lan tỏa giá trị truyền thống qua chương trình Tết Việt – Tết Phố năm 2021
(ĐCSVN) – Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết, mừng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, phát huy các giá trị tốt đẹp của Tết cổ truyền, đơn vị này sẽ phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức chương trình Tết Việt – Tết Phố 2021 vào ngày 6/2 (tức 25 tháng Chạp) tại không gian phố cổ (quận Hoàn Kiếm).