Phong tục tặng quà của người Việt Nam

Phong tục tặng quà của người Việt Nam

Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Cũng như những quan niệm trong phép đối nhân xử thế của người Việt Nam. Người Việt Nam coi trọng các mối quan hệ xã hội. Nên quà tặng được xem như một sợi dây gắn kết con người lại với nhau. Giúp thể hiện tâm tư, tình cảm và sự trân trọng. Chỉ qua một món quà nhỏ mà ta có thể thấy ở trong đó một kho tàng những giá trị văn hóa sâu sắc. Rất nhân văn của người Việt Nam.

Những dịp đặc biệt tặng quà
 

Mừng Thọ: Phong tục lễ Mừng Thọ không biết chính xác có từ bao giờ. Nhưng đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác và tồn tại cho đến ngày nay. Trở thành một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt. Trong gia đình, khi ông bà, cha mẹ được tròn tuổi thì con cháu thường làm bữa cơm mừng. Nên lựa chọn những món quà đặc biệt nhất để giúp con cháu gửi lời chúc “ Trường Phúc- Trượng Thọ” đối với ông bà, cha mẹ.
Ngày cưới: Quà đám cưới ý nghĩa cho người thân, gia đình, bạn bè thân thiết. Việc tự tay chọn quà thay tặng phong bì lại giúp bạn thể hiện được thành ý và tình cảm chúc phúc cho tình yêu vĩnh cữu cho đôi uyên ương.
Ngày sinh nhật: Tất cả mọi người đều có một ngày đặc biệt riêng của chính mình. Đó chính là ngày sinh nhật. Không phải chỉ riêng người Việt Nam, mà trên thế giới, mọi người luôn tặng quà cho nhau dù chỉ là một món quà nhỏ nhất.
Tân gia: Đối với người Á Đông, việc sở hữu một căn nhà mới. Không chỉ giúp cải thiện cuộc sống gia đình mà còn là một quan niệm cho sự thành công, phát đạt. Một trong ba phong tục quan trọng nhất được người Á Đông quan tâm chính là Lễ Nhập Trạch. Chính vì tầm quan trọng ấy mà các món quà tặng về nhà mới đến gia chủ nhân dịp tân gia cũng rất được chú trọng.
Đối tác: Để tăng cường các mối quan hệ, sự gắn kết, sự hợp tác. Doanh nghiệp hay cá nhân thường chọn những dịp Lễ Tết đặc biệt để trao tặng nhau những món quà ý nghĩa và giá trị.

Cách chọn quà phù hợp với người nhận quà

Tặng quà đòi hỏi người tặng chọn món quà phù hợp, đúng tâm lý và sở thích. Người tặng cũng cần tìm hiểu nhu cầu, sở thích gì để tặng đúng ý. Hiểu đúng, tặng đúng thì dù quà to hay nhỏ, người tặng cũng sẽ tạo được thiện cảm đối với người nhận.

Ví dụ: Dịp lễ mừng thọ, thay vì tặng đưa phong bì vài triệu trực tiếp. Chúng ta có thể tặng 1 hộp Thiên sâm chính phủ tẩm mật ong Vip 300g sẵn chỉ việc ăn luôn giúp ông bà khỏe mạnh vui vầy cùng con cháu,hoặc tặng 1 hộp đông trùng hạ thảo Buhtan giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch để ông bà chống lại dịch Covid 19 như bây giờ rất thiết thực.

Ví dụ: Quan tâm tới sở thích hút thuốc của Sếp có thể tặng tẩu hút xì gà. Vừa sang trọng vừa thể hiện sự quan tâm.

Hiện nay có rất nhiều mẫu phụ kiện tẩu xì gà cao cấp sang trọng các bạn có thể xem tại đây!

Nghệ thuật tặng quà

Không tìm đến những món quà tặng hào nhoáng bên ngoài. Quan trọng đến cảm nhận và sở thích riêng của từng người nhận. Tặng quà cần sự khéo léo, cần sự tinh tế và sâu sắc. Để khi nhận được món quà, người nhận không hiểu nhầm ý tiêu cực mà họ vui vẻ thoải mái, mỉm cười. Do đó giá trị món quà biếu tặng cao cấp vì thế mà nhân rộng và được lưu giữ lâu dài.

Ý nghĩa của phong tục tặng quà

Tặng quà là thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm. Mang ý nghĩa lưu giữ những kỉ niệm giữa người tặng và người được tặng. Tặng quà lan tỏa niềm vui, lan tỏa giá trị. Hãy trao đi nhiều hơn để lan tỏa những giá trị, niềm vui kết nối mọi người nhé.

Trong xã hội hiện đại, những nét phong tục tặng quà vẫn được lưu giữ và sáng tạo nhiều hơn. Cùng chung tay lưu truyền những giá trị trong phong tục tặng quà các bạn nhé.