Phong tục thờ cúng trong ngày mùng 1 Tết
Mục lục bài viết
Phong tục thờ cúng trong ngày mùng 1 Tết
Tết luôn là khoảng thời gian để đoàn tụ và tận hưởng không khí đất trời vào xuân, bên cạnh đó đây cũng là thời gian để gia chủ thực hiện những phong tục đón chào một năm mới. Để biết thêm thông tin hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về phong tục thờ cúng trong ngày mùng 1 Tết.
Để đón chào một năm mới an lành và hạnh phúc thì chúng ta cần làm theo những phong tục truyền thống là một điều thiết yếu vì đây là một truyền thống nên được lưu giữ và cũng là một niềm tin của người dân và một năm mới. Để hiểu rõ thêm phong tục thờ cúng trong ngày mùng 1 Tết thì hãy theo dõi bài viết này nhé.
Theo phong tục truyền thống thì bữa cơm cúng vào sáng mùng 1 được gọi là cúng nguyên đán. Vào ngày đầu năm đầy ý nghĩa thì thường cúng tổ tiên và thần linh. Chiều mùng 1 các gia đình thường cúng tịch điền hay còn gọi là cúng cơm chiều.
Đặc biệt trong khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng bạc phải để nguyên và đốt nhang suốt 3 ngày tết cho đến lễ hóa vàng. Trên bàn thờ nên để đèn liên tục cùng với hương hoa để tạo nên không khí đầm ấm và sum vầy.
Vào buổi sáng mùng 1 ngoài việc chuẩn bị bàn thờ một cách chỉn chu với trầu cau, nước, hoa thì vẫn cần chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương. Mâm cỗ mặn hay chay luôn được chuẩn bị, chế biến một cách đầy đủ, thơm ngon và được bày biện một cách trang nghiêm.
Tham khảo thêm: Văn khấn mùng 1 Tết Quý Mão 2023 chuẩn nhất
Vào ngày đầu năm, thường kiêng sát sinh nên nếu muốn cúng cỗ mặn thì được làm từ tối hôm trước. Và sau khi chuẩn bị tươm tất thì gia chủ bưng lên bàn thờ để cúng ông bà để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Và đợi đến hương tàn thì gia chủ tạ lễ, hạ cỗ cho con cháu hưởng lộc từ tổ tiên.
Bách hóa XANH đã gửi đến bạn phong tục thờ cúng trong ngày mùng 1 Tết. Bạn nhớ xem và áp dụng vào ngày đầu năm để có thể có được một năm mới an lành và hạnh phúc nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Mua trái cây tươi ngon tại Bách hóa XANH cúng gia tiên ngày Tết:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH