Phương pháp so sánh định giá hàng hóa dịch vụ là phương pháp như thế nào? Cần tiến hành so sánh dựa trên những yếu tố nào?
Cho tôi hỏi phương pháp so sánh để định giá hàng hóa dịch vụ là phương pháp như thế nào? Nếu phải so sánh thì cần so sánh những yêu tố gì của hàng hóa dịch vụ để có thể định giá được và có bao nhiêu bước thực hiện phương pháp này? Câu hỏi của anh Hùng từ TP.HCM.
Mục lục bài viết
Phương pháp so sánh định giá hàng hóa dịch vụ là phương pháp như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định về phương pháp so sánh hàng hóa dịch vụ như sau:
Khái niệm
1. Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có).
2. Hàng hóa, dịch vụ tương tự là hàng hóa, dịch vụ cùng loại, giống nhau hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ cần định giá về các đặc tính cơ bản như: mục đích sử dụng, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý,…
Theo đó, phương pháp so sáng hàng hóa dịch vụ là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có).
Phương pháp so sánh định giá hàng hóa dịch vụ (Hình từ Internet)
Khi áp dụng phương pháp so sánh hàng hóa dịch vụ thì cần so sánh dựa theo các yếu tố nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định về các yếu tố so sánh như sau:
Các yếu tố so sánh
1. Các yếu tố để phân tích, so sánh và điều chỉnh giá là các yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá gồm:
a) Mức giá giao dịch, mua bán trên thị trường trong điều kiện bình thường (không xảy ra trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh) của hàng hóa, dịch vụ tương tự gắn với thời gian, điều kiện giao dịch (điều kiện thị trường, điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng,…) và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.
b) Các đặc tính cơ bản của hàng hóa, dịch vụ như: các đặc điểm, thông số kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ, tình trạng sử dụng, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, thời gian sử dụng, đặc điểm pháp lý, mục đích sử dụng và các thông số so sánh khác có liên quan.
…
Từ quy định trên thì khi áp dụng phương pháp so sánh hàng hóa dịch vụ để định giá thì cần dựa vào các yếu tố sau:
– Mức giá giao dịch, mua bán trên thị trường trong điều kiện bình thường (không xảy ra trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh) của hàng hóa, dịch vụ tương tự gắn với thời gian, điều kiện giao dịch (điều kiện thị trường, điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng,…) và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ.
– Các đặc tính cơ bản của hàng hóa, dịch vụ như: các đặc điểm, thông số kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ, tình trạng sử dụng, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, thời gian sử dụng, đặc điểm pháp lý, mục đích sử dụng và các thông số so sánh khác có liên quan.
Phương pháp so sánh hàng hóa dịch vụ để định giá có bao nhiêu bước thực hiện?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTC quy định về các bước cơ bản tiến hành định giá theo phương pháp so sánh như sau:
Các bước cơ bản tiến hành định giá theo phương pháp so sánh
Bước 1. Xác định tổng quát về hàng hóa, dịch vụ cần định giá (số lượng, chủng loại, đặc điểm và các thông số kinh tế – kỹ thuật chủ yếu, thời gian sử dụng, thực trạng tại thời điểm định giá và các thông tin khác); xác định các yếu tố so sánh chủ yếu có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá; Thuê tổ chức có chức năng giám định tình trạng kinh tế – kỹ thuật, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cần định giá (nếu cần thiết).
Bước 2. Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về mức giá và các thông tin liên quan đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường từ các nguồn thông tin tại Điều 7 Thông tư này; phân tích các nguồn thông tin để lựa chọn ít nhất ba (03) hàng hóa, dịch vụ tương tự làm hàng hóa, dịch vụ so sánh (nếu có). Trường hợp không có đủ ba (03) hàng hóa, dịch vụ tương tự làm hàng hóa, dịch vụ so sánh, thì thực hiện so sánh theo số lượng thực tế thu thập được.
Bước 3. Phân tích mức giá và các thông tin liên quan của hàng hóa, dịch vụ tương tự; phân tích các yếu tố so sánh chủ yếu tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
…
Như vậy, phương pháp so sánh để định giá hàng hóa dịch vụ có 3 bước thực hiện, cụ thể như sau:
– Bước 1: Xác định tổng quát về hàng hóa, dịch vụ cần định giá (số lượng, chủng loại, đặc điểm và các thông số kinh tế – kỹ thuật chủ yếu, thời gian sử dụng, thực trạng tại thời điểm định giá và các thông tin khác); xác định các yếu tố so sánh chủ yếu có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá; Thuê tổ chức có chức năng giám định tình trạng kinh tế – kỹ thuật, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cần định giá (nếu cần thiết).
– Bước 2: Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về mức giá và các thông tin liên quan đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường từ các nguồn thông tin tại Điều 7 Thông tư này; phân tích các nguồn thông tin để lựa chọn ít nhất ba (03) hàng hóa, dịch vụ tương tự làm hàng hóa, dịch vụ so sánh (nếu có). Trường hợp không có đủ ba (03) hàng hóa, dịch vụ tương tự làm hàng hóa, dịch vụ so sánh, thì thực hiện so sánh theo số lượng thực tế thu thập được.
– Bước 3: Phân tích mức giá và các thông tin liên quan của hàng hóa, dịch vụ tương tự; phân tích các yếu tố so sánh chủ yếu tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá.