Phương tiện bị cấm lưu hành khi gây ra tai nạn có bị khởi tố hay không
Theo Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Mục lục bài viết
Phương tiện bị cấm lưu hành khi gây ra tai nạn có bị khởi tố hay không?
Như vậy, xe công nông cũng là một loại máy kèo và là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Việc Nhà nước cấm xe công nông tham gia giao thông không vì thế mà làm cho nó không còn là phương tiện nữa. Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ : Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông quy định kể từ ngày 1/1/2008, xe công nông bị đình chỉ lưu hành, sử dụng.
Hình ảnh minh hoạ
Việc cấm này là xuất phát từ đặc điểm, chất lượng, kết cấu và tình hình giao thông không cho phép loại xe này lưu thông trên đường. Còn việc nó có là phương tiện giao thông hay không là xuất phát từ tính năng, tác dụng của phương tiện chứ không phụ thuộc vào việc bị cấm hay không cấm.
Ví dụ: ô tô đã hết niên hạn sử dụng vẫn được quy định là một loại phương tiện giao thông nhưng nó sẽ bị đình chỉ lưu hành tham gia giao thông.
Trong vụ án cụ thể tác giả đưa ra, vi phạm ở đây không phải là “đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giời đường bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật” (quy định ở khoản 1 Điều 262 BLHS) vì xe công nông do Q điều khiển có thể vẫn bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật cho loại xe này. Hơn nữa, nguyên nhân gây tai nạn là do Q điều khiển xe đi lấn sang làn đường bên trái và đâm va vào phần bên trái của đầu xe mô tô BKS 30H6 – 6680 của chị H chứ không xuất phát từ tình trạng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của xe.
Chính vì vậy, việc điều khiển xe công nông và gây tai nạn là vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (cụ thể là đưa phương tiện bị đình chỉ vào lưu hành và vi phạm quy tắc giao thông đường bộ) quy định tại Điều 260 BLHS và không có cơ sở khởi tố và truy tố đối với Nguyễn Công Đ về tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn theo điểm a khoản 1 Điều 262 BLHS.
Đối với câu hỏi “Có truy tố bị can Nguyễn Văn Q về tình tiết “không có giấy phép lái xe” theo điểm a Khoản 2 Điều 260 BLHS 2015 không?”, tôi cho rằng một phương tiện nào đó đã bị cấm lưu thông thì không cần thiết phải đặt vấn đề có hay không có giấy phép lái xe vì theo quy định của Bộ luật Hình sự cũng như Luật Giao thông đường bộ thì chỉ đối với loại xe được phép lưu thông mới bắt buộc phải có giấy phép. Vì vậy Q không bị truy tố về tình tiết “không có giấy phép lái xe” theo điểm a Khoản 2 Điều 260 BLHS 2015.
Đồng thời, cũng không thể xử lý hình sự đối với Nguyễn Công Đ về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 264 BLHS 2015 mà cần áp dụng xử phát hành chính theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: hành vi điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (Bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông) ngoài bị phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện.
Từ những nhận định trên, theo tác giả, cần phải truy tố, xét xử Nguyễn Văn Q về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ làm chết người quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 260 BLHS; xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (Bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông) của Nguyễn Công Đ, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện.