Polime là gì? Những ứng dụng của Polime trong đời sống

Polime dường như đã trở nên quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Thế nhưng, đâu phải ai cũng thực sự hiểu được cốt lõi Polime là gì và những ứng dụng của chúng trong đời sống là như thế nào. Với mục đích cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, bài viết ngay dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại chất liệu này cũng như những vấn đề xoay quanh nó.

1. Polime là gì?

Để biết những ứng dụng của Polime trong đời sống, đầu tiên hãy cùng tìm hiểu Polime là gì nhé.

Những ứng dụng của Polime trong đời sống

Về cơ bản, Polime chỉ là khái niệm được sử dụng với tất cả những hợp chất cao phân tử. Cụ thể hơn, đây là những hợp chất có khối lượng phân tử khá lớn. Thêm vào đó, trong cấu trúc của chúng cũng có sự lặp lại nhiều lần khác nhau để tạo thành các mắt xích. Đồng thời, những phân tử tương tự thường có khối lượng thấp hơn sẽ được gọi là Oligomer.

Những mắt xích này có đặc điểm là kết nối với nhau bằng các liên kết cộng hóa trị. Điều này có ý nghĩa là hai phân tử nhiều hơn sẽ được kết nối lại với nhau vì chúng có chung một cặp Electron. Một ví dụ dễ nhất để bạn hình dung được Polime là gì đó chính là tờ tiền VNĐ có mệnh giá từ 10.000 VNĐ trở lên.

2. Tính chất hóa học và tính chất vật lý của Polime là gì?

Bên cạnh những khái niệm liên quan về Polime là gì, tính chất hóa học và vật lý của nó cũng đáng được quan tâm, cụ thể như sau:

Những ứng dụng của Polime trong đời sống

2.1. Tính chất vật lý

✔ Polime là một loại chất liệu tồn tại ở thể rắn, không thể bị bay hơi và cũng không có một nhiệt độ nóng chảy nhất định. Thay vào đó, chúng sẽ nóng chảy khi được đặt trong một khoảng nhiệt độ tương đối rộng.

✔ Khi nóng chảy, đa số sẽ cho chất lỏng nhớt, khi để nguội dần lại thì sẽ chuyển sang thể rắn và được gọi là chất nhiệt dẻo. Một số khác không bị nóng chảy mà khi đun nóng sẽ tự phân hủy, đây được gọi là chất nhiệt rắn.

✔ Hầu như tất cả các loại Polime đều không tan trong nước hoặc những dung môi thông thường.

2.2. Tính chất hóa học

Polime hiện tại có thể tham gia vào ba phản ứng hóa học đó chính là phân cắt mạch, phản ứng giữ nguyên mạch và phản ứng tăng mạch cacbon.

✔ Phản ứng phân cắt mạch: Polime trùng hợp sẽ bị nhiệt phân ở mức nhiệt độ phù hợp để có thể tạo ra các đoạn ngắn. Cuối cùng sẽ tạo thành nên monome ban đầu. Lý do mà có phản ứng này xảy ra là vì chúng có các nhóm chức ở bên trong mạch dễ bị thủy phân. Hoặc có một số loại khác sẽ bị oxy hóa cắt mạch.

✔ Phản ứng giữ nguyên mạch: Các Polime mà có liên kết đôi ở trong mạch của chúng hoặc các nhóm chức ngoại mạch thì chúng có thể trực tiếp tham gia vào các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi cũng như nhóm chức đó.

✔ Phản ứng tăng mạch: Khi ở điều kiện thích hợp nhất thì các mạch Polime có thể liên kết được với nhau để hình thành nên mạch dài hơn hoặc tạo thành các mạng lưới.

3. Các đặc điểm nổi bật của Polime là gì?

Những ứng dụng của Polime trong đời sống

Mặc dù mỗi loại Polime lại có một đặc điểm khác nhau cũng như các đặc tính riêng biệt, thế nhưng tổng hợp lạị thì tất cả đều có những đặc điểm chung dưới đây:

  • Khả năng tái chế khá cao.

  • An toàn đối với các loại hóa chất: Một số loại hóa chất lỏng như chất tẩy rửa hay dung dịch làm sạch,… đều đựng được mà không gây ra bất kì một ảnh hưởng nào.

  • Không dẫn điện và dẫn nhiệt. Chính vì vậy, chúng thường được dùng để cách điện hay cách nhiệt.

  • Khả năng chịu nhiệt khá cao, thường được sử dụng để sản xuất các vật liệu làm bếp.

  • Đa dạng màu sắc. Polime còn là chất liệu được sử dụng cho các loại sợi như sợi bông hay lụa,.. hoặc các chất liệu như sứ đá, cẩm thạch,…Thêm vào đó còn có thể được tái tạo thành nhiều màu sắc khác nhau mà không bị cố định.

4. Những ứng dụng của Polime trong đời sống

Những ứng dụng của polime trong đời sống

Ở trong đời sống thường ngày, Polime đóng một vai trò khá quan trọng đối với rất nhiều lĩnh vực cũng như các ngành nghề khác nhau. Cụ thể, một số tính ứng dụng phổ biến như:

  • Được sử dụng để sản xuất ra các loại vật dụng thường ngày trong đời sống như là áo mưa, các loại ống dẫn điện hay các mặt hàng công nghiệp…

  • Polime dẻo còn được ứng dụng rộng rãi nhằm mục đích thay thế cho một số sản phẩm ví dụ như những sản phẩm làm từ vải, gỗ, da, kim loại hoặc thủy tinh. Nhờ những đặc tính như bền, nhẹ lại khó vỡ và có nhiều màu sắc khác nhau,chúng ngày càng được ứng dụng và nghiên cứu thay thế cho nhiều sản phẩm khác nhau.

5. Lời kết

Nhìn chung, sau khi tìm hiểu về Polime là gì hay những ứng dụng của chúng trong đời sống, Vimi mong rằng bạn cũng đã có những thông tin và kiến thức bổ ích, có giá trị.

Bên cạnh đó, bạn cũng biết được tính ứng dụng rất cao của loại chất liệu này trong cuộc sống hiện đại. Mặc dù không thể phủ nhận được sự ứng dụng phổ biến của Polime, thế nhưng về lâu về dài Polime cũng có thể gây nên các ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, người đọc cần phải sử dụng và tái chế hợp lí các loại vật dụng từ chất liệu này.

Hãy đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích và hấp dẫn từ Blog của Vimi các bạn nhé! 

Đánh giá điều này post

Xổ số miền Bắc