Proxy IPV4 – Sự khác biệt giữa Proxy IPV4 và IPV6
5/5 – (1 bình chọn)
Proxy IPV4 và Proxy IPV6 là 2 giao thức mạng phổ biến nhất hiện nay giúp cho phép người dùng truy cập vào các trang Web. Hai Proxy này có sự khác biệt như thế nào? Có thể kết hợp giữa IPV4 và IPV6 với nhau được hay không? Hãy cùng ATPSoftware tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Mục lục bài viết
Proxy IPV4 là gì?
IPV4 (Internet Protocol Version 4) là giao thức Internet phiên bản 4, phiên bản đầu tiên được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, có rất nhiều giao thức Internet được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu.
Ưu điểm của proxy IPV4
Proxy IPV4 được xây dựng trên mô hình best-effort, có khả năng đảm bảo không phân phối hoặc tránh phân phối trùng lặp. Mô hình này cho phép các gói tin được gửi đi mà không cần đảm bảo chất lượng hoặc đảm bảo việc gửi nhận thành công.
Loại IP này có ưu điểm là rất linh hoạt. Bạn có thể cấu hình thủ công hoặc tự động trên nhiều thiết bị khác nhau, tùy thuộc vào từng loại mạng.
Nhược điểm của proxy IPV4
Mặc dù IPV4 là loại địa chỉ IP phổ biến đầu tiên trên thế giới, nhưng nó vẫn có một số hạn chế cần được lưu ý.
-
Đầu tiên, cấu trúc của nó không chứa phương thức bảo mật và không có phương tiện để mã hóa dữ liệu. Do đó, lưu lượng truyền tải giữa các Host chỉ được bảo mật ở mức độ ứng dụng.
-
Thứ hai, IPV4 còn thiếu không gian địa chỉ, vì nó chỉ sử dụng 32 bit để đánh địa chỉ, tạo ra chỉ có 236 địa chỉ. Điều này là quá ít so với nhu cầu sử dụng mạng Internet mạnh mẽ hiện nay.
Proxy IPV6 là gì?
IPV6 là proxy sử dụng 128 bit để mã hóa dữ liệu, do đó không gian được tạo ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với IPV4. Theo ước tính, Proxy6 có thể cung cấp lên tới 4 tỷ mũ 5 địa chỉ IP cùng một lúc.
Ưu điểm của Proxy IPV6
Mặc dù là Proxy phổ biến được sử dụng toàn cầu nhưng IPV4 cũng có những hạn chế nhất định. Sự ra đời của IPV6 là để khắc phục những hạn chế đó, cụ thể như:
-
Mở rộng không gian đánh địa chỉ từ 32 bit lên 128 bit, phiên bản IPV6 đã giải quyết nhiều vấn đề mà IPV4 gặp phải.
-
IPV6 còn cải thiện header của giao thức.
-
Tăng tính bảo mật cho lớp mạng thông qua xác thực truyền thông và mã hóa.
-
Cho phép các nút mạng tự xác định vị trí của chính mình.
-
Hỗ trợ xử lý dễ dàng trên các thiết bị di động hoặc khi chuyển vùng.
Nhược điểm của Proxy IPV6
Như đã được được liệt kê trong danh sách những lợi ích so với IPV4, IPV6 có nhiều ưu điểm hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang IPV6 vẫn đang gặp nhiều khó khăn do các nhà mạng đã quá quen với việc sử dụng IPV4. Thậm chí, một số người cho rằng việc sử dụng proxy IPV4 sẽ vẫn tốt hơn trong tương lai gần. Tuy nhiên, ý kiến này dần dần gây ra tình trạng quá tải cho IPV4 dẫn đến hiệu suất hoạt động kém.
So sánh sự khác nhau giữa proxy IPV4 và IPV6?
Hiện nay, mặc dù không gian của IPV4 đang dần cạn kiệt nhưng vẫn đang là giao thức được sử dụng phổ biến nhất vì chúng cho phép người dùng truy cập hầu hết các trang web hiện tại.
IPv6, hay còn được gọi là Giao thức Internet Thế hệ tiếp theo (Internet Protocol Next Generation – IPnG), là một phiên bản cải tiến của IPv4, với khả năng hỗ trợ lên tới 2128 tổ hợp khả thi của các địa chỉ node. Ban đầu được phát triển với định dạng thập lục phân và chứa tám octet để cung cấp khả năng mở rộng khác nhau. IPV6 được phát hành vào ngày 6 tháng 6 năm 2012 và được thiết kế để xử lý việc broadcast địa chỉ mà không bao gồm các địa chỉ broadcast trong bất kỳ lớp nào.
Mặc dù IPv6 có nhiều ưu điểm hơn, tuy nhiên, nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vì nó chỉ cho phép người dùng truy cập vào các trang web như Google hoặc Facebook. Tuy nhiên, IPv6 vẫn là một giao thức mạng mới nhất hiện nay, có chức năng truyền dữ liệu trong các gói từ một nguồn đến đích qua các mạng khác nhau và hỗ trợ một số lượng node lớn hơn đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm của nó.
Do đó, có thể nói IPV4 là chân ái của tất cả các dịch vụ có sử dụng IP. Nếu bạn muốn fake IP để chạy các dịch vụ Facebook hoặc Google thì đều có thể sử dụng IPV4 hoặc IPV6. Còn nếu muốn sử dụng các dịch vụ khác, bạn phải sử dụng IPV4 mới có thể đáp ứng được nhu cầu này.
Có thể kết hợp giữa Proxy IPV4 và IPV6 không?
IPV4 và IPV6 cũng có thể kết hợp được với nhau nhưng quá trình kết hợp rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, hơn nữa cũng có thể sẽ mất quyền truy cập vào nhiều chương trình.
Phần lớn các trang Web hiện nay chỉ hỗ trợ cho địa chỉ sử dụng IPV4, chính vì vậy việc chuyển đổi sang IPV6 sẽ không được thực hiện nếu trang Web đó không hỗ trợ Proxy này. Hầu hết các chương trình khác được xây dựng với mục đích hỗ trợ cho IPV4 nên việc chuyển đổi hoàn toàn từ Proxy V4 sang các Proxy khác như V6 sẽ phải trải qua nhiều công đoạn và việc mất quyền truy cập cũng không có gì là khó hiểu.
Hiểu được những ưu và nhược điểm của 2 địa chỉ sẽ giúp bạn có sự lựa chọn thích hợp khi muốn mua Proxy cho trang Web của mình. Một lời khuyên dành cho bạn nếu muốn truy cập vào được tất cả các trang Web là nên sử dụng Proxy IPV4 trước khi dùng Proxy IPV6. Còn nếu tương lai bạn muốn nâng cấp lên thì sử dụng IPV6. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết.
Có thể bạn quan tâm:
Proxy là gì? Cách đăng ký mua proxy uy tín giá rẻ
XAMPP là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về XAMPP
Thùy Dung ATPSoftware
Liên hệ Zalo: 0797571005
Nguồn: adspower.vn, zingproxy.com
5
1
đánh giá