Quản lý nhà nước – Quản lý nhà nước về văn hóa – Giáo dục – y tế – Tài liệu, ebook, giáo trình

I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

1. Phát triển văn hóa và yêu cầu quản lý nhà nước về văn hóa

a) Khái niệm văn hóa

Khái niệm văn hóa có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng,

văn hóa là sự hiểu biết. Sự hiểu biết được đo bằng trình độ học vấn. Kinh

nghiệm, kiến thức tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh

của mỗi cộng đồng cũng thuộc phạm vi của sự hiểu biết.

Một số ý kiến khác thì cho rằng, chỉ riêng sự hiểu biết không thôi chưa tạo

thành văn hóa. Chỉ trở thành văn hóa khi sự hiểu biết được sử dụng làm định

hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động của mỗi dân tộc và các thành

viên trong xã hội vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ giữa con

người với con người, giữa con người với môi trường xã hội và tự nhiên.

Có ý kiến cho rằng, bản chất đích thực của văn hóa là nội dung làm cho

con người phát triển gắn chặt với sự sáng tạo. Với cách hiểu này, văn hóa là

tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó văn hóa luôn gắn với phát triển, không đứng

ngoài sự phát triển.

Trong văn hóa, hệ tư tưởng luôn đóng vai trò quyết định và là “hạt nhân”

của văn hóa. Hệ tư tưởng quy định kiểu, loại của văn hóa, phân biệt văn hóa của

chế độ xã hội này với văn hóa của chế độ khác, của giai cấp này với giai cấp khác.

Cùng với quá trình phát triển, văn hóa ngày càng có nội dung phong phú.

Vì thế có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa với nội dung rộng, hẹp khác

nhau về văn hóa, như:

Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, là trình độ phát triển vật chất và tinh thần

của một cộng đồng hay một cá nhân.

pdf

22 trang

|

Chia sẻ: hongha80

| Lượt xem: 2698

| Lượt tải: 2

download

Bạn đang xem trước

20 trang

nội dung tài liệu Quản lý nhà nước – Quản lý nhà nước về văn hóa – Giáo dục – y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

nhà nước về giáo dục – đào tạo
Hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục đào tạo bao gồm một số nội
dung chủ yếu sau:
a) Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục – đào tạo
Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009 và
các văn bản pháp luật được Quốc hội và Chính phủ ban hành trong những năm
gần đây đã đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy và học của các cấp học, nhằm
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục – đào tạo ở nước ta trong thời kỳ mới. Luật Giáo
dục và các văn bản này quy định:
– Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục: bậc học, thời gian đào tạo, tuổi
chuẩn vào lớp đầu từng cấp học, điều kiện học lực, văn bằng tốt nghiệp…
– Quy định mạng lưới các trường, danh mục các ngành nghề đào tạo, mục
tiêu, chương trình, nội dung đào tạo.
– Ban hành quy chế tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh.
– Ban hành tiêu chuẩn và phong các chức danh, học vị, học hàm cho các
thầy giáo, cô giáo; đồng thời quy định tiền lương và các loại phụ cấp cho giáo
dục, đào tạo.
– Ban hành các định mức về trang thiết bị và cơ sở vật chất của các trường.
– Xét duyệt và cho phép in, phát hành sách giáo khoa và các ấn phẩm giáo
dục – đào tạo.
279
b) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục – đào tạo; lập các dự án phát triển; đầu tư cho giáo dục – đào tạo
– Hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển
giáo dục đào tạo.
Để thực hiện có hiệu quả các phương hướng, chủ trương của Nhà nước,
cần phải có các chương trình, kế hoạch. Hiện nay, Chính phủ đang triển khai
một số chương trình, kế hoạch sau:
– Chương trình cải cách giáo dục.
– Chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
– Chương trình giáo dục miền núi.
– Kế hoạch sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học.
– Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ…
– Lập các dự án phát triển giáo dục đào tạo.
Các dự án phát triển giáo dục – đào tạo đòi hỏi phải dự báo tình hình phát
triển của dân số và số người đến tuổi đi học ở từng cấp học, từng thời kỳ đối với
từng địa phương.
Dự báo nhu cầu về nhân lực cho phát triển kinh tế (số lượng, cơ cấu, trình
độ chuyên môn cho từng ngành, từng lĩnh vực).
Khi lập dự án cụ thể cho từng cấp học cần tính toán:
+ Số lượng học sinh mới tăng thêm cần phải đáp ứng nhu cầu học tập.
+ Số phòng học cần xây dựng (cho từng năm học).
+ Số giáo viên cần tăng thêm (cho từng năm học).
+ Tiền lương cần trả cho số giáo viên mới tăng thêm (từng năm học).
+ Kinh phí xây dựng, trang thiết bị cho mỗi phòng học.
– Đầu tư cho giáo dục – đào tạo.
Muốn phát triển giáo dục đào tạo cần nhiều yếu tố, trong đó có vốn đầu
tư. Ngân sách quốc gia là nguồn cung cấp tài chính lớn nhất cho giáo dục – đào
tạo. Đồng thời, Nhà nước chủ trương huy động thêm các nguồn lực khác, như
nguồn lực trong dân, viện trợ quốc tế, vay vốn nước ngoài để phát triển giáo dục
– đào tạo.
280
c) Thanh tra, kiểm tra các hoạt động về giáo dục – đào tạo
– Mục đích: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kỷ cương, luật pháp trong
hoạt động giáo dục – đào tạo.
– Bộ máy thanh tra, kiểm tra: Thanh tra giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Thanh tra giáo dục trực thuộc các Sở giáo dục và Thanh tra giáo dục ở các
phòng giáo dục các quận, huyện.
Những hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa các hiện tượng tiêu
cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, đồng thời bảo vệ lợi
ích của người đi học và của các cơ sở giáo dục – đào tạo.
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ
1. Quan điểm cơ bản, mục tiêu, chính sách của nhà nước về y tế
a) Quan điểm cơ bản
– Đầu tư cho y tế là một đầu tư phát triển. Nhà nước đảo đảm đầu tư cho y
tế khoảng 50% trong tổng chi y tế. Thực hiện Nhà nước và Nhân dân cùng làm.
Tăng mức đầu tư từ Ngân sách, đồng thời ra sức vận động tăng thu hút các
nguồn lực xã hội, bao gồm tư nhân, phi lợi nhuận, thiện nguyện, cả trong và
ngoài nước.
– Nhà nước chủ trương phải phấn đấu để mọi người đều được chăm sóc
sức khỏe vì sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của xã hội.
– Tích cực, chủ động phòng bệnh, rèn luyện thân thể, phòng bệnh hơn
chữa bệnh.
– Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền để phòng, chữa bệnh cho
nhân dân.
– Chăm sóc sức khỏe trước hết là trách nhiệm của từng người dân, sau đó
là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.
b) Các mục tiêu
– Mục tiêu tổng quát:
Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc
sức khoẻ nhân dân. Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức
khỏe, tầm vóc con người Việt Nam. Con người là trung tâm của mọi chính sách,
chế độ. Ngành y tế bảo đảm chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngang tầm tiên tiến
khu vực (top 3), và quốc tế (top 20).
281
+ Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế. Tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát
triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ
chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở.
+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân.
+ Tăng tuổi thọ, làm cho tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi vào năm 2020.
+ Nâng cao thể lực, làm cho giống nòi ngày càng tốt hơn.
+ Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, duy trì
mức sinh thay thế, bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số
– Mục tiêu cụ thể:
+ Bảo đảm nguồn lực cho Y tế dự phòng không ít hơn 30% tổng nguồn lực.
+ Phát triển y tế công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và
quốc tế. Đến 2015, tất cả các tỉnh đều có Bệnh viện Y học cổ truyền.
+ Thu hẹp khoảng cách chênh lệch hưởng thụ dịch vụ Y tế giữa các vùng
miền, nhóm dân cư.
+ Triển khai mạnh mẽ thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế.
+ Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực Y tế, vừa có mũi nhọn chất
lượng cao, vừa đáp ứng nhu cầu phổ cập. Phấn đấu vào tốp 500 Đại học quốc tế:
đến 2015 có ít nhất 1 Đại học Y – Dược; đến 2020 có ít nhất 2 Đại học Y –
Dược. Bác sĩ làm việc tại xã: năm 2015 phủ được 80%; năm 2020 phủ khắp
100%.
+ Nâng cao năng lực toàn diện, cả vĩ mô và vi mô. Hoàn thiện pháp luật,
chính sách, bảo đảm nhà nước quản lý..
+ Xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh có tầm cỡ khu vực.
+ Khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện
tuyến Trung ương và tuyến tỉnh.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành lập các
cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao.
+ Khắc phục về cơ bản các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng.
+ Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.
282
c) Một số chủ trương, chính sách Nhà nước về y tế
– Chính sách bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện,
nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ
chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của điều lệ
Bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau.
Theo Điều lệ bảo hiểm y tế ngày 13/8/1998, Bảo hiểm y tế bắt buộc áp
dụng đối với 5 đối tượng; Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng đối với mọi
đối tượng có nhu cầu tham gia Bảo hiểm y tế.
– Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam
Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam (Nghị quyết 37/CP ngày
20/6/1996 của Chính phủ) nhằm mục tiêu cung ứng thường xuyên và đủ thuốc
có chất lượng đến người tiêu dùng và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có
hiệu quả.
Những mục tiêu cụ thể của chính sách là:
+ Bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng giá cả phù hợp. Thực hiện sự
công bằng trong cung ứng thuốc cho người bệnh.
+ Phát triển và hoàn thiện mạng lưới cung ứng thuốc, chú trọng những
vùng khó khăn: miền núi, vùng sâu, vùng xa.
+ Nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về dược trên cơ sở hệ
thống pháp luật về quản lý dược.
+ Tổ chức lại ngành dược phù hợp với cơ chế quản lý mới.
+ Phát triển nguồn nhân lực dược về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp.
+ Nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến vào sản xuất, cung ứng và quản lý.
+ Hợp tác quốc tế, hợp tác liên ngành, liên doanh trong lĩnh vực dược.
– Kế hoạch hoạt động quốc gia về dinh dưỡng.
Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hoạt động quốc gia về dinh dưỡng với
những mục tiêu thanh toán tình trạng thiếu ăn, đưa mức bình quân đầu người từ
1.932 K calories hiện nay lên trên 2.100 K calories.
283
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng: đối với người lớn giảm tỷ lệ thiếu năng
lượng trường diễn, đặc biệt ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ từ trên 40% hiện nay
xuống dưới 20%.
Đối với trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu protein năng lượng ở trẻ
dưới 5 tuổi (theo chỉ số cân/tuổi) từ 45% xuống dưới 20%.
+ Giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng: cơ bản thanh toán các biểu
hiện lâm sàng thiếu Vitamin A và các hậu quả của nó, kể cả mù lòa; cơ bản
thanh toán các rối loạn do thiếu iốt; giảm tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ
mang thai từ 50% hiện nay xuống dưới 30% ở những địa phương có triển khai
chương trình phòng chống thiếu máu.
2. Một số nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về y tế, chăm sóc sức
khỏe nhân dân
a) Ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về y tế
Ban hành và thực thi các văn bản pháp luật về y tế có liên quan đến khám,
chữa bệnh; hành nghề y tế và kinh doanh thuốc; bảo vệ sức khoẻ và môi trường;
kiểm dịch y tế
Luật và các văn bản luật pháp của Nhà nước là cơ sở về pháp lý để chính
quyền các cấp quản lý đối với các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe ở địa
phương cũng như trong cả nước. Để các văn bản luật đi vào thực tế đòi hỏi phải
có sự hướng dẫn, giải thích, phổ biến, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm.
b) Hoạch định và chỉ đạo triển khai các chương trình bảo vệ sức khỏe
Hiện nay, Chính phủ đề ra 07 chương trình trọng điểm trong ngành y tế.
Muốn cho các chương trình trọng điểm đó đạt được kết quả theo các mục tiêu đã
đề ra, cần:
+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền và sự phối hợp tích
cực của các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương.
+ Tăng cường và hoàn thiện bộ máy quản lý và khám chữa bệnh ở địa
phương và Trung ương để thực hiện các chương trình.
+ Đầu tư, cấp phát đủ kinh phí và sử dụng đúng mục đích kinh phí của các
chương trình bảo vệ sức khỏe.
284
c) Đầu tư cho y tế
Đất nước ta đang phải đương đầu với nhiều vấn đề khó khăn mà các nước
phát triển không gặp như: suy dinh dưỡng, tỷ lệ chết của trẻ em sơ sinh, sốt rét,
lao, bướu cổ, bệnh phong v.v… Mọi hoạt động của ngành y tế đều cần đến đầu
tư, từ nâng cấp các bệnh viện, mua sắm trang thiết bị đến mua sắm các dây
chuyền công nghệ mới để sản xuất thuốc v.v… Những năm gần đây, Nhà nước
đã chú trọng đầu tư cho ngành Y tế, mức đầu tư liên tục tăng theo từng năm.
Tuy nhiên, ngân sách nhà nước còn rất hạn hẹp, vì vậy để có thể đầu tư cho y tế
nhiều hơn cần đa dạng hóa các loại hình đầu tư (nhà nước, tư nhân, nước ngoài).
d) Thanh tra, kiểm tra các hoạt động về y tế
Để nâng cao chất lượng hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân
tốt hơn, Nhà nước rất cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động
về y tế.
Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về y tế cần được tiến hành
thường xuyên hơn, bộ máy kiểm tra, thanh tra cần được củng cố, đặc biệt cần
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc; sử dụng các chất độc
hại trong sản xuất, bảo quản rau, hoa quả, thực phẩm; chấn chỉnh thái độ phục
vụ của những y, bác sĩ trong quá trình khám, chữa bệnh.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trình bày chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
văn hóa? Nêu các nội dung quản lý nhà nước về văn hóa?
2. Trình bày chủ trương, chính sách và mục tiêu của Nhà nước về giáo
dục – đào tạo đối với các cấp học? Trình bày một số nội dung quản lý nhà nước
về giáo dục – đào tạo? Theo anh/chị để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo
hiện nay Nhà nước cần phải làm gì?
3. Trình bày quan điểm, mục tiêu, chính sách của Nhà nước về y tế?
Trong các nội dung quản lý nhà nước về y tế, nội dung nào là nội dung quan
trọng nhất hiện nay ở nước ta?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
285
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, XI. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011.
2. Luật Giáo dục 2005; Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009.
3. Luật Khám chữa bệnh năm 2009.
4. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010-2020.
5. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
6. Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
7. Định hướng chiến lược y tế 2010 – 2030.
8. Học viện Hành chính. Giáo trình Quản lý nhà nước về Văn hóa – Giáo
dục – Y tế. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcs_tlbd_chuyende20_0423.pdf