Quản lý sản xuất bằng phần mềm MES – Đón đầu xu hướng của tương lai

8 Phút đọc

Quản lý sản xuất bằng phần mềm MES – Đón đầu xu hướng của tương lai


  1. Phạm AnhPhạm Anh

    Người viết Phạm Anh

Quản lý sản xuất bằng phần mềm MES - Đón đầu xu hướng của tương laiQuản lý sản xuất bằng phần mềm MES - Đón đầu xu hướng của tương lai

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến nhiều sự đổi mới, chúng hiện diện ở khắp các ngành công nghiệp. Chẳng nói đâu xa, ngay trong lĩnh vực sản xuất, hệ sinh thái làm việc và quản lý cho ra đời nhiều cách tiếp cận mới. Một trong số đó là phần mềm quản lý sản xuất MES.

Vị trí của hệ thống MES trong sản xuất

Có lẽ việc thay đổi, nâng cấp cũng như đào thải một sản phẩm diễn ra trong thời gian ngắn đã vô tình đòi hỏi con người cần tạo ra nhiều liên kết hơn trong quá trình làm việc. Thế nên, hệ thống MES ra đời như để tối ưu và xâu chuỗi luồng dữ liệu khổng lồ mà thị trường tạo ra. Giúp doanh nghiệp tăng tốc cho ra các sản phẩm mới hoặc biến thể mới, tiết kiệm được hầu hết các chi phí từ phương thức sản xuất truyền thống.

Bên cạnh đó, với ưu điểm liên kết xuyên suốt, từ bộ phận thực thi, cho đến nhà lãnh đạo, đặc biệt là tính năng tích hợp phần mềm ERP, EMS được xem như xương sống trong cơ thể của một tập thể. Hỗ trợ to lớn công cuộc công nghệ hóa của doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý sản xuất MES không chỉ là công nghệ

Các dự án mà Cloudify đã triển khai đã chỉ ra rằng, thời đại 4.0 là một sự chuyển đổi phản ánh sâu sắc cho một thế kỷ Big Data. Hệ thống thông minh này tối ưu hóa các hoạt động trong thời gian ngắn ngủi bằng cách phân tích kho dữ liệu khổng lồ. Từ đây, người quản lý sản xuất có thể nhìn nhận một cách khách quan về những ưu nhược điểm đang còn tồn đọng trong doanh nghiệp. Nhờ vậy, nhanh chóng đưa ra các phương pháp khắc phục mặt yếu hoặc đẩy mạnh lợi thế vốn có.

Nói đến đây, nếu bạn vẫn chưa tin rằng phần mềm quản lý sản xuất MES là một hệ thống chuyển đổi phi thường, vậy thì hãy tiến hành so sánh xưởng sản xuất của bạn với những doanh nghiệp ứng dụng nền khoa học này trên thị trường. Dĩ nhiên là chúng ta chỉ so sánh dựa trên những yêu cầu cơ bản nhất như:

  • Năng suất lao động của một nhân viên trong một giờ làm việc.

  • Tỷ lệ sản phẩm bị hỏng, bị lỗi không thể đưa vào sử dụng.

  • Các thao tác của người giám sát cần trải qua bao nhiêu bước?

  • Báo cáo công việc đã phản ánh đúng và đầy đủ thực trạng hiện tại của công ty chưa?

  • Dự đoán thị phần tương lai của thương hiệu…

Tương lai của phần mềm quản lý sản xuất MES

Trong khắp các ngành công nghiệp, nền tảng MES triển khai song song ERP được coi là một thành tựu đáng ngưỡng mộ của giới công nghệ mới. Và theo dự đoán, thị trường sử dụng MES trong sản xuất sẽ còn phát triển hơn nữa bởi các chiến lược 4.0 đang được xúc tiến mạnh mẽ.

Để giải mã về câu hỏi hệ thống MES mang lại gì cho doanh nghiệp. chúng ta cần bàn về các lợi ích khi sử dụng cũng như chức năng chính của một phần mềm quản lý sản xuất MES.

Quản lý sản xuất bằng phần mềm MES - Đón đầu xu hướng của tương laiQuản lý sản xuất bằng phần mềm MES - Đón đầu xu hướng của tương lai

Lợi ích khi triển khai MES vào hoạt động quản lý sản xuất

  • Phân bổ nguồn lực làm việc dưới xưởng, nhà máy sản xuất chính xác nhưng vẫn đảm bảo yếu tố linh hoạt.

  • Theo dõi tình trạng họa động của máy móc theo thời gian thực nên tiết kiệm được kha khá chi phí cho nhân sự phụ trách bảo trì, bảo dưỡng.

  • Thu thập và truyền dữ liệu giữa phân xưởng và văn phòng nhanh chóng bằng khả năng ứng dụng, xử lý đa giải pháp.

  • Cảnh báo tức thời khi xảy ra các vấn đề bất thường. Từ đó kiểm soát tốt chất lượng ngay từ khâu nhập nguyên vật liệu.

  • Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho thông qua quy trình đồng bộ cả 3 khâu nhập/xuất/kiểm. Đặc biệt, hỗ trợ quản lý theo QR code/Barcode nên thời gian làm 3 việc này nhanh hơn rất nhiều.

  • Từ việc giảm các chi phí liên quan đến sản xuất được liệt kê phía trên, doanh nghiệp có thể gia tăng hiệu quả sản xuất cả về chất lượng lẫn số lượng.

Chức năng cơ bản của một hệ thống MES hoàn chỉnh

  • Quản trị sản phẩm bao gồm cả giá thành, số lượng, chất lượng…

  • Quản lý nguồn lực đúng người, đúng vị trí và đúng cả số lượng cho mỗi bộ phận.

  • Tự động lên kế hoạch cho cấp trên xem xét và đánh giá.

  • Điều hành các yêu cầu sản xuất không những đúng mà còn đủ.

  • Thực hiện các yêu cầu sản xuất như vận chuyển hàng giữa các kho, đóng gói…

  • Thu thập dữ liệu sản xuất dù dữ liệu có lớn đến đâu.

  • Theo dõi quá trình thực hiện sản xuất của các bên liên quan.

  • Phân tích kết quả sản xuất đồng thời lưu trữ các các kết quả này về một mối.

Lời kết

Trên đây là những bằng chứng chứng minh phần mềm quản lý sản xuất MES là một sản phẩm công nghệ thông minh đang dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, để triển khai hệ thống MES có hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một bản kế hoạch chỉn chu và bài bản. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn về MES, hãy liên hệ ngay với chuyên gia qua trang web Cloudify, hoặc muốn nhanh hơn thì có thể gọi tới số hotline 1900 866 695.

0/5

(0 Reviews)