Quy định chức năng, nhiệm vụ của công chức văn hóa xã hội
Tiêu chuẩn của công chức văn hóa – xã hội? Quy định về chức năng, nhiệm vụ của công chức văn hóa xã hội? Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức văn hóa xã hội cấp xã?
Công chức văn hóa xã hội được biết đến với công việc làm về văn hóa xã hội của cấp địa phương. Công chức văn hóa xã hội phải đáp ứng được những hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.Vậy, quy định về chức năng, nhiệm vụ của công chức văn hóa xã hội là gì?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành;
– Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
– Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn.
1. Tiêu chuẩn của công chức văn hóa – xã hội:
Công chức văn hóa – xã hội của xã cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP như sau:
– Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
– Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
– Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Ngoài ra, công chức văn hóa cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV như sau:
– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV có quy định:
– Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định: Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ).
2. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của công chức văn hóa xã hội:
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành về nhiệm vụ của công chức văn hóa xã hội:
– Công chức Văn hóa – xã hội được quy định tại Điểm a khoản 7 Điều 2 có chức năng của mình là thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật;
– Bên cạnh đó Công chức Văn hóa – xã hội trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư này sau:
Một là, Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, gia đình và trẻ em trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn;
Hai là, Công chức Văn hóa – xã hội trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương;
Ba là, Công chức Văn hóa – xã hội trực tiếp thực hiện việc thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, người có công và xã hội; tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn;
Bốn là, Công chức Văn hóa – xã hội trực tiếp theo dõi công tác an toàn thực phẩm; phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;
Năm là Công chức Văn hóa – xã hội trực tiếp chủ trì, phối hợp với công chức khác và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.“
Như vậy, Có thể thấy, quyền hạn của một công chức cấp xã về mảng văn hóa xã hội thì cơ bản sẽ được quy định theo điều trên . Ngoài ra, khi bạn thực hiện nhũng công việc cụ thể thì thẩm quyền đến đâu sẽ do quy chế làm việc nội bộ của cơ quan bạn. Việc bạn đi kiểm tra quán karaoke tại địa phương, cần kiểm tra những gì thì bạn cần xem xét quyết định kiểm tra của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong đó sẽ có những nội dung cần tiến hành kiểm tra và những công việc cụ thể, bạn cần căn cứ vào quyết định này để tiến hành công việc cụ thể của mình.
3. Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức văn hóa xã hội cấp xã:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì việc thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của công chức cấp xã được thực hiện bởi Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo công khai ít nhất 01 lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng công chức về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng và chức danh công chức cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển.
– Người đăng ký dự tuyển công chức phải nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định này tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính. Việc thông báo phải được thực hiện trong thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là ba mươi ngày sau ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng. Thời gian nhân phiếu đăng ký dự tuyển theo như quy định thì chậm nhất là năm ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải lập danh sách người có đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng và gửi thông báo tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký
Cũng tại nghị định này thì việc thực hiện thông báo kết quả tuyển dụng theo như quy định tại Điều 19 Nghị định này thì thời gian thông báo đến người tuyển dụng chậm nhất là mười ngày sau ngày nhận được báo cáo kết quả vòng 2 của Hội đồng tuyển dụng hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện trong trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách người dự kiến trúng tuyển tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
-Theo như quy định của pháp luật về vấn đề này thì trong thời hạn mười lăm ngày sau ngày niêm yết công khai kết quả vòng 2, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả trong trường hợp thi tuyển vòng 2 quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này bằng hình thức thi viết. Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất là mười lăm ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
– Sau khi thực hiện các quy định về thông báo kết quả thi vòng hai và việc người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả trong trường hợp thi tuyển vòng 2 thì Hội đồng tuyển dụng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận quyết định tuyển dụng.
Hồ sơ của người trúng tuyển công chức cấp xã, bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Sơ yếu lý lịch theo mẫu có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc cư trú;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được dịch thuật sang tiếng Việt, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế đủ điều, kiện cấp và trong thời hạn sử dụng theo quy định;
– Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.