Quy định về bộ máy hành pháp của Hoa Kỳ và quyền lực của Tổng thống ?
Cơ quan hành pháp bao gồm tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan đến việc thi hành pháp luật, hiến pháp tại các quốc gia. Định nghĩa này cũng cho thấy cơ quan hành pháp bao gồm hành pháp chính trị và hành pháp thường trực phi chính trị .
Mục lục bài viết
1. khái niệm cơ quan hành pháp?
Cơ quan hành pháp là: quan làm nhiệm vụ thi hành luật, thi hành Hiến pháp được ban hành bởi Quốc hội. Chúng ta có thể hiểu theo các nghĩa khác như: cơ quan hành pháp nắm quyền hành tổng hợp của tất cả các chức năng và liên quan đến việc thực thi ý chí của Nhà nước, được xây dựng và thể hiện dưới dạng các văn bản luật.Hiểu theo nghĩa rộng nhất, cơ quan hành pháp bao gồm tất cả các cá nhân quan chức chính phủ, ngoại trừ những cá nhân hoạt động trong cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp. Cơ quan hành pháp bao gồm tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan đến việc thi hành pháp luật, hiến pháp tại các quốc gia. Định nghĩa này cũng cho thấy cơ quan hành pháp bao gồm hành pháp chính trị và hành pháp thường trực phi chính trị .Trong đó, cơ quan hành pháp chính trị thực hiện chức năng hoạch định chính sách, và đảm bảo rằng tất cả các luật đều được thực thi đúng bởi tất cả các cơ quan của chính phủ. Cơ quan hành pháp thường trực tức là bộ máy công vụ điều hành công việc hành chính hàng ngày và làm việc trong các cơ quan chính phủ. Nó hoạt động dưới sự giám sát và kiểm soát của các nhà điều hành chính trị. Hành pháp luôn là chức năng được vận hành thường xuyên, liên tục với một bộ máy và đội ngũ công chức chuyên nghiệp có chức năng tổ chức thực thi pháp luật đến với nhân dân trên cả nước . Bộ máy hành pháp là cơ quan điều hành, quản lý các mặt đời sống một xã hội, từ đó, cơ quan hành pháp đồng thời thực hiện chức năng hành chính nhà nước, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Trong các nhà nước, cơ quan hành pháp thường được tổ chức theo những mô hình khác nhau:
Ví dụ:
– Ở Hợp chủng quốc Hoa Kì (Mỹ), theo chế độ tổng thống, tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp do cử tri trực tiếp bầu ra.
– Theo hiến pháp 2013 thì ở Việt Nam chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và thực hiện quyền hành pháp.
– Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cơ quan hành pháp, được gọi là quốc vụ viện do thủ tướng được Quốc hội bầu ra đứng đầu.
– Ở Cộng hòa Pháp, hành pháp vừa có Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, vừa có chính phủ do thủ tướng đứng đầu được nghị viện bầu ra
2.Tổ chức bộ máy hành pháp Hoa Kỳ (Mỹ)
Trong khoảng thời gian mà hầu hết các quốc gia lớn ở châu Âu đều theo chế độ quân chủ cha truyền con nối thì ý tưởng hay suy nghĩ về một vị tổng thống với nhiệm kỳ có giới hạn giống như một cuộc cách mạng. Hiến pháp được thông qua năm 1787 đã trao quyền hành pháp cho tổng thống và điều đó ngày nay vẫn tiếp tục tồn tại. Hiến pháp còn quy định việc bầu ra một phó tổng thống, người sẽ kế nhiệm tổng thống trong trường hợp tổng thống qua đời, từ chức hay không có đủ năng lực. Trong khi Hiến pháp nêu lên khá chi tiết các nhiệm vụ và quyền hạn của tổng thống, nó lại không ủy thác bất kỳ một quyền hành pháp cụ thể nào cho phó tổng thống, cho nội các của tổng thống, hay cho các quan chức liên bang khác. Điều này cũng đã dẫn đến nhiều tranh luận
Tuy nhiên, những người chủ trương một tổng thống duy nhất hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ và sự cân bằng đã giành phần thắng.
Hiến pháp đòi hỏi tổng thống phải là công dân Mỹ sinh ra trên đất Mỹ và có tuổi đời ít nhất là 35 tuổi. Các ứng cử viên tổng thống được các chính đảng bầu chọn nhiều tháng trước cuộc bầu cử tổng thống.Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền lập ra thứ tự kế nhiệm sau phó tổng thống. Hiện thời, nếu cả hai chức vụ tổng thống và phó tổng thống đều bị bỏ trống thì chủ tịch Hạ viện sẽ đảm nhiệm chức vụ tổng thống. Tiếp đến là chủ tịch lâm thời của Thượng viện (một thượng nghị sĩ được Thượng viện bầu ra để chủ trì Thượng viện trong lúc không có phó tổng thống), và sau đó là các quan chức nội các theo thứ tự đã được quy định.
Phương pháp bầu tổng thống là một đặc thù của chế độ Mỹ. Tuy tên tuổi các ứng cử viên được ghi trên lá phiếu song, về mặt kỹ thuật, người dân không trực tiếp bầu ra tổng thống (và phó tổng thống). Trái lại, cử tri mỗi bang bầu ra một đoàn đại cử tri (những người sẽ bầu ra tổng thống) có số lượng bằng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ mà bang này có trong Quốc hội. ứng cử viên nào giành được số phiếu cao nhất tại mỗi bang sẽ giành được toàn bộ các “lá phiếu đại cử tri” của bang đó.
Theo quy định của Hiến pháp, đại cử tri đoàn không khi nào họp lại với nhau như một tổ chức. Trái lại, các đại cử tri của mỗi bang sẽ họp lại với nhau tại thủ phủ bang mình ít lâu sau cuộc bầu cử và dồn phiếu bầu cho ứng cử viên có số phiếu bầu phổ thông cao nhất tại bang mình. Hiến pháp quy định rằng, nếu không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu, Hạ viện sẽ phải quyết định: trong đó tất cả các hạ nghị sĩ của một bang sẽ phải bỏ phiếu với tư cách một đơn vị. Trong trường hợp đó, mỗi bang và quận Columbia sẽ được phân bổ chỉ một phiếu bầu duy nhất.
Nhiệm kỳ tổng thống bốn năm. Tổng thống bắt đầu những nhiệm vụ chính thức của mình bằng một lễ nhậm chức, theo truyền thống được tổ chức trên thềm điện Capitol Hoa Kỳ, nơi họp Quốc hội. Tổng thống công khai tuyên thệ nhậm chức, theo truyền thống, trước sự chứng kiến của chánh án Tòa án Tối cao. Lời tuyên thệ được ghi trong Điều II của Hiến pháp: “Tôi trân trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ trung thành thi hành chức trách tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, và sẽ bằng tất cả khả năng của mình, duy trì, bảo toàn và bảo vệ Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Lễ tuyên thệ thường được nối tiếp bằng một diễn văn nhậm chức
3. Quyền lực của tổng thống
Chức vụ tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể nói là một trong những chức vụ có thế quyền nhất trên thế giới. Hiến pháp quy định rằng tổng thống phải “chăm lo để cho luật pháp được thực hiện một cách nghiêm minh”. Để gánh vác trách nhiệm . Ngoài ra tổng thống còn có những quyền quan trọng về lập pháp và tư Pháp.
Là người đứng đầu hành pháp, tổng thống có toàn quyền trong việc thi hành các chính sách, luật lệ được quốc hội thông qua trên phạm vi toàn Quốc.Tổng thống có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các quan chức cao cấp Của nhánh hành pháp và lãnh đạo hoạt động hành pháp. Hiện nay tổng Thống Mỹ quản lý tất cả 16 bộ, rất nhiều cơ quan, trung tâm và uỷ ban. Tổng thống điều hoà sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ và các cơ quan này nhằm tạo ra sự nhất quán trong việc hoạch định và thực thi chính sách. Theo quy định, tổng thống có quyền ban hành nhiều loại văn bản khác Nhau để lãnh đạo các cơ quan thuộc nhánh hành pháp như các lệnh thừa hành, các quy tắc, quy chế… Các loại văn bản này ngày càng trở nên thông dụng và chiếm ưu thế hơn so với các đạo luật do quốc hội thông qua. Chính phủ cũng có nhiệm vụ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai thực hiện các đạo luật đã được quốc hội thông qua. Những văn bản này không chỉ bổ sung, mà đôi khi nó đóng vai trò thay Thế cả pháp luật trong việc điều chỉnh các vấn đề khác nhau của đời sống Kinh tế, chính trị, xã hội. Chúng giúp cho nhánh hành pháp quản lý xã Hội một cách chi tiết, bởi quốc hội thường chỉ ban hành những đạo luật Chung chung.Tổng thống cũng là nhà ngoại giao hàng đầu. Tổng thống có quyền Thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ngoài, bổ nhiệm đại sứ, ký kết các hiệp ước với sự chấp thuận của 2/3 số thành viên của thượng viện.Tổng thống trên thực tế là người hoạch định đồng thời là người thực thi chủ yếu chính sách đối ngoại của Mỹ. Hàng năm, một vị tổng thống có thể phải ký hàng trăm các loại hiệp định khác nhau về các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ.Tổng thống Mỹ đồng thời là tổng tư lệnh quân đội.Tổng thống cũng là một nhà lập pháp quan trọng. Hàng năm, tổng thống gửi kế hoạch lập pháp của chính phủ tới quốc hội. Tổng thống cũng trình bày kế hoạch ngân sách hàng năm trước quốc hội. Hiến pháp Mỹ không có quy định rõ ràng cho phép tổng thống đưa ra các sáng kiến lập pháp nhằm mục đích thể hiện sự phân quyền tuyệt đối giữa các nhánh quyền lực, nhưng trên thực tế, hầu hết các dự luật do quốc hội thông qua đều xuất phát từ nhánh hành pháp.
Quyền lực chủ yếu mà hiến pháp trao cho tổng thống với tư cách là nhà lập pháp hàng đầu chính là quyền phủ quyết. Nếu tổng thống không đồng ý với một dự luật do quốc hội thông qua, ông ta có thể không ký nó và trả lại cho quốc hội. Tổng thống cũng có thể ngầm phủ quyết một dự luật bằng cách từ chối phê chuẩn trong vòng 10 ngày sau khi quốc hội đã Ngừng họp. Quốc hội cũng có thể phủ quyết lại với 2/3 số phiếu ủng hộ ở mỗi viện của quốc hội
4. Quyền phủ quyết
Yếu tố để xây dựng nghị lực vững chắc của ngành hành pháp là Những dự liệu đầy đủ để ngành này có đủ khả năng tự lập,giữa ngành hành pháp và ngành lập pháp chỉ là một sự phân định có danh Mà không có thực. Ngành lập pháp, nếu có quyền chỉ định lương bổng và lợi lộc của Tổng thống tuy nhiên để tránh tình trạng lợi dụng và lôi kéo.Hiến pháp đã chú trọng đặc biệt tới vấn đề này, dự thảo Hiến pháp đã quy Định rằng: “Tổng thống Hiệp Chủng Quốc sẽ được hưởng lương trong những kỳ hạn nhất định để bù thưởng công lao của mình, một số lương bổng không tăng và cũng không giảm trong suốt thời gian mà ông được bầu cử để giữ Chức vụ; và trong đó, ông sẽ không được nhận bất cứ một bổng lộc nào khác của Hiệp Chủng Quốc hoặc của một tiểu bang nào”.
Chúng ta không thể tìm thấy một quy định nào lại hợp lý một cách vững chắc hơn quy định này. Quốc hội, sau khi đã bổ nhiệm Tổng thống,Sẽ tuyên bố chỉ định một lần mà thôi về số lương bổng bù hưởng công lao Của Tổng thống, áp dụng trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống. Sau khi Quyết định về số lương bổng đó, hoặc tăng hoặc giảm, cho tới khi một Nhiệm kỳ khác bắt đầu sau một cuộc Tổng tuyển cử. Quốc hội sẽ không Có quyền làm suy giảm quyền cương quyết của Tổng thống, từ đó có thể thấy nguyên tắc không thể sai lầm được mà chúng ta đã tìm thấy, rằng ngành hành pháp cần phải có một quyền phủ quyết, Hoặc toàn quyền, hoặc có điều kiện hạn chế, những dự luật của ngành lập Pháp. Nếu không có quyền phủ quyết đó, ngành hành pháp sẽ không thể Nào tự bảo vệ được trước ngành lập pháp. Tổng thống không có quyền phủ quyết sẽ dần dần bị tước hết các quyền lực, hoặc Do nhiều đạo luật liên tiếp, hoặc do một cuộc biểu quyết độc nhất của Quốc hội. Như thế chẳng bao lâu sau, tất cả các quyền lực sẽ được tập Trung trong tay một cơ quan độc nhất.Quyền phủ quyết của Tổng thống còn có một công dụng khác nữa. Không những quyền phủ quyết là một quyền lực để cho ngành hành pháp
Tự bảo vệ mà nó còn là một phương tiện an toàn để ngăn ngừa sự thông.Qua những dự luật không hợp lý hoặc hấp tấp. Quyền phủ quyết của Tổng Thống là một phương tiện rất tốt để kiềm chế Quốc hội Lập pháp, ngăn ngừa ảnh hưởng của các đảng phái, những quyết định vội vàng, những lý do thứ hai để Tổng thống quyền phủ quyết là để giúp Tổng thống Có thể tự vệ được. Lý do thứ ba là để ngăn ngừa việc thông qua những dự Luật hấp tấp, thiếu chặt chẽ, hoặc bị ảnh hưởng bởi đảng phái. Một dự luật mà càng tinh vi thì càng ít sai lầm. Và sau khi bị Tổng thống phủ quyết dư luận sai lầm, sẽ Không khăng khăng quyết định thông qua dự luật sai lầm đó với đa số Hơn hai phần ba của mỗi viện. Quyền phủ quyết của Tổng thống sẽ có một ảnh hưởng quyết định quanTrọng, tuy là kín đáo.
5. Quyền bổ nhiệm nhân viên
Tổng thống sẽ có quyền “đề cử, và, với ý kiến cùng sự thỏa thuận của Thượng Nghị viện, bổ nhiệm các vị đại sứ, các vị công sứ .Nhưng Quốc hội có quyền giao phó quyền lực bổ nhiệm những nhân viên Cấp dưới cho riêng Tổng thống Toà án, hoặc cho Bộ trưởng của các bộ. Tổng thống sẽ có quyền lực bổ nhiệm nhân viên trong các chức vụ mà sựThiếu nhân viên xảy ra trong khi Thượng Nghị viện nghỉ họp, bằng cáchCấp những ủy trạng thư chỉ có hiệu lực cho tới khi mãn khóa họp tới” Bổ nhiệm nhân viên chính quyền nên được coi là một đoạn đã được dự thảo Rất chặt chẽ. Chúng ta không thể tìm được một thể thức bổ nhiệm nào Hợp lý hơn thể thức do dự thảo Hiến pháp đưa ra để chọn lựa các nhân Viên chính quyền.Tuy nhiên cần có sự hợp tác của nghị viện để tránh, Tổng thống bổ nhiệm những nhân viên bất tài, vô đức vào những chức vụ cần phải có người có tài có đức vì những lý do nể Họ hàng, bạn bè hoặc để đề cao cá nhân của mình. Hơn nữa, sự hợp tác Của Thượng nghị viện sẽ đem tới một yếu tố ổn định, liên tục cho các cơ Quan hành chính.