Quy phạm pháp luật là gì? Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật?
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được cơ cấu chặt chẽ để mọi người có thể đối chiếu với hành vi của mình mà có sự xử sự phù hợp trong đời sống.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm quy phạm pháp luật
Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến, bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật vừa mang những đặc tính của pháp luật vừa có những đặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó. Nghiên cứu lí luận về quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lí luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật được chính xác, khoa học. Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì những lẽ đó mà lí thuyết về quy phạm pháp luật cần được nghiên cứu chi tiết, đầy đủ.
Đe tồn tại và phát triển con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng. Tính cộng đồng của đời sống loài người xuất hiện nhu cầu cần phải phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá nhân riêng rẽ theo những hướng nhất định, để đạt được những mục đích nhất định, nghĩa là, nhu cầu điều chỉnh những mối liên hệ giữa con người với con người, về nhu cầu này c. Mác đã nhấn mạnh:
“Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cẩn đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cả nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khỉ quan độc lập của nó”.
Như vậy, điều chỉnh mối quan hệ giữa con người là nhu cầu cần thiết, tất yếu của đời sống con người, đặc biệt là khi tính chất xã hội hoá các hoạt động của con người ngày càng được mở rộng về quy mô và sự phức tạp.
Việc phối họp (điều chỉnh) hoạt động của các cá nhân riêng rẽ có thể được thực hiện dựa vào những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng cách mẫu hoá cách xử sự của con người, nghĩa là, đưa ra những quy tắc xử sự làm mẫu để bất kì ai khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu cũng phải thực hiện theo quy tắc xử sự mẫu đó.
Việc mẫu hoá cách xử sự của con người phải là kết quả nghiên cứu nhiều cách xử sự cá biệt cụ thể khác nhau rồi khái quát hoá để tạo ra một cách xử sự mẫu sao cho phù hợp với đa số để dùng chung cho nhiều người. Các quy tắc xử sự mẫu hình thành để điều chỉnh quan hệ xã hội và được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống gọi là quy phạm (chuẩn mực) xã hội. Các quy phạm xã hội là những hiện tượng không thể thiếu trong đời sống xã hội, chúng là những phưong tiện để quản lí xã hội, phối hợp ý chí và quy tụ có mục đích hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ lại nhằm đạt được những lợi ích và mục đích mong muốn tạo điều kiện cho xã hội ổn định và phát triển.
Trong xã hội có nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau cùng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, quy phạm (tín điều) tôn giáo và quy phạm pháp luật… Các quy phạm xã hội khác nhau thì có những đặc tính khác nhau, nhưng chúng luôn liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và cùng tác động lên các quan hệ xã hội. Trong xã hội có giai cấp thì quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng nhất đối với việc duy trì trật tự xã hội, tạo điều kiện cho xã hội ổn định và phát triển.
– Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy cũng như các quy phạm xã hội khác nó là quy tắc xử sự của con người. Quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho hành vi của con người, nó chỉ dẫn cho con người cách xử sự (được làm gì, không được làm gì, hoặc phải làm gì, làm như thế nào) frong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Điều này cũng có nghĩa là quy phạm pháp luật đã chỉ ra cách xử sự và xác định các phạm vi xử sự của con người, cũng như những hậu quả bất lợi gì nếu như không thực hiện đúng hoặc vi phạm chúng.
– Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Mọi tổ chức, cá nhân ở vào những hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định đều phải thực hiện hành vi thống nhất như nhau. Tính chất chung của quy phạm pháp luật còn thể hiện ở chỗ nó được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, nghĩa là, từng quan hệ xã hội cụ thể bên cạnh những điểm chung thì cũng có rất nhiều những điểm riêng biệt, nhưng quy phạm pháp luật đã thống nhất tất cả chúng lại và thiết lập ra quy tắc xử sự có tính chất chung cho tất cả những chủ thể tham gia quan hệ xã hội chung đó. Chẳng hạn, giữa những người mua và những người bán khác nhau có thể thiết lập nên rất nhiều những quan hệ mua bán cụ thể với những đặc điểm riêng của từng mối quan hệ, song tất cả những quan hệ giữa người mua và người bán đều phải tuân theo các quy tắc có tính chất chung đã được quy định trong pháp luật dân sự.
– Quy phạm pháp luật là kết quả hoạt động có lí chí và ý chí của con người. Quy phạm pháp luật không hình thành một cách tự nhiên mà nó phụ thuộc vào ý chí nhà nước, ý chí của những người tạo ra nó.
– Quy phạm pháp luật có thể tác động rất nhiều lần và trong thời gian tưong đối dài cho đến khi nó bị thay đổi, hoặc bị mất hiệu lực. Nó được sử dụng ữong tất cả mọi trường hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu.
– Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi, quy phạm pháp luật còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh. Nghĩa là, thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi nào của các chủ thể có ý nghĩa pháp lí, hành vi nào không có ý nghĩa pháp lí, hành vi nào phù hợp với pháp luật, hành vi nào trái pháp luật… Chẳng hạn, để biết được đâu là hành vi tình cảm, đâu là hành vi pháp luật của cá nhân chúng ta phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật hay để đánh giá hành vi nào là vi phạm hành chính, hành vi nào là vi phạm hình sự (tội phạm) thì phải căn cứ vào các quy phạm của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.
– Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, do vậy quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lí của nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những đối tượng (tổ chức, cá nhân) nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lí mà họ có và cả những biện pháp cưỡng chế nào mà họ buộc phải gánh chịu. Bằng việc chỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh tức là nhà nước đã nhận trách nhiệm bảo vệ chúng và bảo đảm cho chúng được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Thuộc tính do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
– Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc, nghĩa là, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Trong quy phạm pháp luật thường chứa đựng những chỉ dẫn về khả năng và các phạm vi có thể tiến hành hành vi, cũng như những nghĩa vụ mà các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực hiện. Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quy phạm pháp luật có vai trò thực hiện chức năng thông báo của nhà nước đến các chủ thể tham gia quan hệ xã hội về nội dung ý chí, mong muốn của nhà nước để họ biết được cái gì có thể làm, cái gì không được làm, cái gì phải làm, cái gì phải tránh không làm trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định nào đó…
Không chỉ dừng ở đó, quy phạm còn xác định rõ những hoàn cảnh, điều kiện tác động của mình, đồng thời còn chỉ ra những hậu quả pháp lí đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã được thiết lập trong quy phạm.
Tóm lại: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Các quy phạm pháp luật có thể là những quy tắc xử sự của công dân, của những người có chức vụ, quyền hạn, là những quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, là những quy định về địa vị pháp lí của các đoàn thể, tổ chức quần chúng và các chủ thể pháp luật khác.
2. Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật?
Về nguyên tắc, mỗi quy phạm pháp luật có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Trong đó:
1) Giả định là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn;
2) Quy định là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định (được một quyền, phải làm một nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm);
3) Chế tài là phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lí của nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu. Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài. Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết các quy phạm pháp luật # đều phải có phần giả định. Bởi nếu không có phần giả định thì không thể xác định được quy phạm pháp luật này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào hoặc với điều kiện nào. Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường chỉ có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.
Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.
Quy phạm xung đột thống nhất là quy phạm pháp luật có trong các điều ước quốc tế do các bên kết ước xây dựng nên.
Quy phạm xung đột thông thường là quy phạm pháp luật có trong các đạo luật trong nước (do mỗi quốc gia tự ban hành).
Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)