Quy trình đánh giá rủi ro và phòng ngừa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – QLAB

1. Căn cứ xây dựng hồ sơ đánh giá rủi ro và phòng ngừa :

Quy trình đánh giá rủi ro và phòng ngừa nằm trong yêu cầu mục “8.5  Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội” tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (lựa chọn A):

8.5.1  Phòng thí nghiệm phải xem xét các rủi ro và cơ hội liên quan đến các hoạt động thí nghiệm nhằm:

a) đảm bảo rằng hệ thống quản lý đạt được kết quả đã dự kiến của nó;

b) tăng cường cơ hội để đạt được các mục đích và mục tiêu của phòng thí nghiệm;

c) ngăn ngừa, hoặc làm giảm các tác động không mong muốn và những sai lỗi tiềm ẩn trong các hoạt động thí nghiệm; và

d) đạt được sự cải tiến.

8.5.2  Phòng thí nghiệm phải hoạch định:

a) các hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội;

b) cách thức để:

– tích hợp và thực hiện các hành động vào hệ thống quản lý;

– đánh giá hiệu lực của những hành động này.

CHÚ THÍCH: Mặc dù tiêu chuẩn này quy định rằng phòng thí nghiệm hoạch định hành động để giải quyết rủi ro, nhưng không yêu cầu đối với các phương pháp chính thức để quản lý rủi ro hay một quá trình quản lý rủi ro được lập thành văn bản. Phòng thí nghiệm có thể quyết định xây dựng một phương pháp luận quản lý rủi ro đầy đủ hơn yêu cầu của tiêu chuẩn này hay không, ví dụ thông qua việc áp dụng các hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn khác.

8.5.3  Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội phải tương xứng với tác động tiềm ẩn tới giá trị sử dụng của các kết quả thí nghiệm.

CHÚ THÍCH 1: Các lựa chọn để giải quyết rủi ro có thể bao gồm việc nhận biết và tránh các mối đe dọa, chấp nhận rủi ro để theo đuổi cơ hội, loại bỏ nguồn rủi ro, thay đổi khả năng xảy ra hoặc hệ quả, chia sẻ rủi ro hoặc duy trì rủi ro bằng quyết định đúng đắn.

CHÚ THÍCH 2: Các cơ hội có thể dẫn đến việc mở rộng phạm vi các hoạt động thí nghiệm, tiếp cận các khách hàng mới, sử dụng công nghệ mới và các khả năng khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2. Nội dung của quy trình bao gồm:

  1. Đánh giá rủi ro đối với tính khách quan
  2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động thử nghiệm
  3. Nguồn gốc để đề xuất hành động phòng ngừa, cải tiến
  4. Cách thức thu thập và tiếp nhận thông tin đánh giá rủi ro để đề xuất phòng ngừa, hoạt động cải tiến
  5. Thực hiện hành động phòng ngừa

3. Các biểu mẫu đi kèm để thực hiện hồ sơ gồm:

  1. Nhận diện đánh giá rủi ro
  2. Cam kết của Lãnh đạo
  3. Phiếu yêu cầu khắc phục, phòng ngừa, cải tiến
  4. Phiếu theo dõi sửa đổi tài liệu

Bạn hãy đặt mua ngay để sử dụng quy trình này. Nếu có nhu cầu sử dụng toàn bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 bạn có thể đặt mua tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH chất lượng xét nghiệm Y học (QLAB): 

Hotline: 0913.334.212

Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115.

Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.

Email: [email protected]

Facebook: fb.com/chatluongxetnghiem