Quy trình lập trình lập trình phát triển phần mềm
Quy trình lập trình phát triển phần mềm là một bài toán vô cùng phức tạp. Cấu trúc quy trình tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan, sử dụng trong việc phát triển.
Để hình thành một quy trình phát triển phần mềm, dựa trên kinh nghiệm của nhiều nhà thiết kế và phát triển phần mềm, quy trình cần trải qua 07 bước cơ bản sau:
Cụ thể các bước được triển khai chi tiết như sau:
Bước phân tích và lên kế hoạch là bước quan trọng đầu tiên để tìm hiểu, phân mục đích, giới hạn và thời gian thực hiện cần thiết. Làm rõ các vấn đề liên quan đến tài chính, nhân sự và rủi ro cho dự án.
Mục tiêu của bước này cần đạt được các yêu sau:
Cần làm gì?
Cần những gì?
Làm thế nào?
Khi nào hoàn thành?
Trong bước này cần có sự tham gia của Business Analyst (BA), Project Manager (PM), Technical Architect (TA)
Ở bước này chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích các ràng buộc trong quy trình nghiệp vụ.
Mục tiêu của bước này để xác định các yếu tố sau:
Đối tượng của dự án
Tầm nhìn dự án
Các chức năng cần có
Các vai trò tham gia bao gồm Business Analyst (BA), Project Manager (PM)
Sau khi chốt được các chức năng của khách hàng từ bước “Phân tích yêu cầu”, việc kế tiếp cần làm chính là lên khung sườn cho dự án (khung về giao diện, kiến trúc hệ thống). Cần một giao diện hoàn chỉnh(có thể giả lập thao tác để chuyển màn hình). Nên có một quy tắc về giao diện (Style Guide) để thống nhất toàn sản phẩm.
Designer – Gồm UX/UI Designer, Graphic Designer,… và Project Manager (PM) sẽ tham gia vào bước này. Bên cạnh đó về phần kỹ thuật, phân tích và truy xuất dữ liệu, sẽ cần sự hỗ trợ của Technical Architect (TA), Developer (Dev).
Từ bước 3 ta có được danh sách chức năng và thiết kế. Kế tiếp là bắt tay vào xây dựng phát triển sản phẩm theo tiến độ đã đề ra. Ở bước này bao gồm sự tham gia của các vai trò sau: Developer (Dev)Project và Manager (PM).
Mục đích của bước 5 là để kiểm tra tính chính xác của từng chức năng, có hoạt động, sao cho đúng với đặc tả và sửa lỗi. Tham gia ở giai đoạn này cần Tester/Quality Control (QC) và Developer (Dev)
Kết thúc bước 5 kiểm tra các chức năng và hoàn thiện, phần mềm sẽ được đóng gói để triển khai lên server của khách hàng. Hoặc có thể công bố trên các App của Store/Google Play. Bước này sẽ có sự tham gia của Developer (Dev) và DevOps (tuỳ công ty).
Sau khi hoàn tất bước triển khai phần mềm thì trong quá trình đưa vào sử dụng khách hàng sẽ yêu cầu phải sửa một số lỗi. Điển hình là việc thêm thắt bổ sung các chức năng, hoặc chỉnh sửa lại bất kỳ một chức năng hiện tại. Ở bước này cuối cùng này chúng ta sẽ thực hiện điều đó! Thành viên góp mặt trong bước này sẽ bao gồm nhóm phát triển như: Dev, Tester, PM.
Trên đây là 07 bước cơ bản của quy trình lập trình và phát triển phần mềm mà
BAC
đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu cần tìm hiểu thêm về quy trình làm ứng dụng di động mobile app hay cần tìm đơn vị để phát triển hệ thống phần mềm,… Bạn có thể tham khảo tại Công ty phần mềm Aegona
Hiện nay tồn tại rất nhiều quy trình phát triển phần mềm, cụ thể các quy trình phổ biến thường hay gặp như: Rational Unified Process, Spiral, Scrum, Kanban, Extreme Programming,… Mỗi giai đoạn xây dựng phần mềm sẽ đòi hỏi các kỹ năng phân tích và ứng dụng kiến thức công nghệ khác nhau.
Để giúp việc xây dựng phần mềm thiết thực hơn và mang hiệu quả kinh tế cao hơn, các thành viên tham gia vào dự án phải nắm chắc kiến thức về các vai trò trong quy trình phát triển phần mềm, các vị trí mà họ đảm nhiệm.
Hiểu được điều này trung tâm
BAC
đã thiết kế và xây dựng thành công hơn 30 khóa học khác nhau liên quan đến lĩnh vực CNTT, trong đó bao gồm các khóa: Developer, Tester/Quality Control (QC), Quality Assurance (QA), Business Analyst (BA), Project Manager (PM), Designer…
Bên cạnh các khóa đào tạo cho cá nhân và doanh nghiệp trên nền tảng offline và online, trung tâm BAC còn nhận tư vấn, triển khai hệ thống cho doanh nghiệp. Đến với chúng tôi bạn sẽ tìm thấy được giá trị đích thực của mình và phát triển bản thân hơn với các kiến thức nền tảng, kết hợp cùng kỹ năng thực tiễn trong quá trình học tập.
“Vai trò của BA/Coder/Tester trong quy trình lập trình phát triển phần mềm”
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về quy trình lập trình phát triển phần mềm. Để hiểu rõ hơn về các vai trò tham gia trong quy trình trên bạn có thể tham khảo bài viết