Quy trình quản lý rủi ro trong sản xuất – Solution IAS
Quy trình quản lý rủi ro trong sản xuất là gì? Để thực hiện chúng phải thông qua bao nhiêu bước? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các bước để tiến hành nhé.
Mục lục bài viết
1. Rủi ro trong sản xuất là gì?
Tính đến hiện tại thì chưa có một định nghĩa chính xác nào về rủi ro trong sản xuất, chúng ta có thể hiểu rủi ro trong sản xuất là đề cập đến sự gián đoạn của các hoạt động hoặc quy trình trong nội bộ khiến cho kế hoạch ban đầu không được thực hiện đúng tiến độ.
Thông thường đối với các doanh nghiệp sản xuất thì có 4 loại rủi ro là:
- Rủi ro chiến lược
- Rủi ro vận hành
- Rủi to tuân thủ
- Rủi ro tài chính
2. Quản lý rủi ro trong sản xuất là gì?
Quản lý rủi ro trong sản xuất là một quy trình được thực thi bởi một hội đồng bao gồm những người quản lý, người điều hành và những người khác.
Được áp dụng trong việc xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp, được thiết lập để xác định các sự kiện có khả năng tác động đến doanh nghiệp đồng thời quản lý các rủi ro để giới hạn mức độ rủi ro và các đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.
Đây là một hoạt động xây dựng quy trình có hệ thống bài bản, mang tính khoa học nhằm tìm ra, phòng ngừa và tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có khả năng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, gây ra những bất lợi, hạn chế cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc quản lý rủi ro trong sản xuất:
- Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết
- Ra các quyết định xử lý rủi ro ở cấp thích hợp
- Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí
- Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp
3. Quy trình quản lý rủi ro trong sản xuất
Bước 1: Xác định rủi ro
Có một số kỹ thuật bạn có thể sử dụng để tìm rủi ro dự án. Trong doanh nghiệp rủi ro có thể chia thành 4 nhóm sau:
- Rủi ro chiến lược: các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị, môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư… (kế hoạch và phân bổ nguồn lực, sáp nhập, mua lại, thoái vốn, môi trường kinh doanh, truyền thông và quan hệ với các bên liên quan…);
- Rủi ro hoạt động: các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động hàng ngày, rủi ro tới từ các quy trình, hệ thống, con người và văn hóa… hay do ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài. Ví dụ: kinh doanh liên tục, quy trình tác nghiệp hàng ngày, quản lý thông tin, an toàn – sức khỏe – môi trường…;
- Rủi ro tài chính: các rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác (như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng…);
- Rủi ro tuân thủ: các rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định/nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng/cam kết (môi trường kiểm soát, đạo đức, gian lận, quy định trong hợp đồng… Việc phân loại rủi ro sẽ giúp chúng ta tập trung và giải quyết hiệu quả hơn vấn đề tồn tại.
Bước 2: Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro dựa vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có mục tiêu nhất định. Bất cứ sự kiện nào gây nguy hiểm một phần hoặc toàn bộ cho việc đạt được mục tiêu cũng đều được xác định là rủi ro
Nhận dạng rủi ro dựa vào việc kiểm tra những rủi ro tồn tại sẵn: Ở một số ngành nghề, luôn tồn tại sẵn các rủi ro. Mỗi rủi ro trong số đó sẽ được kiểm tra xem có xảy ra không khi mà doanh nghiệp thực hiện những hành vi cụ thể.
Bước 3: Đánh giá, xếp hạng rủi ro
Đánh giá hoặc xếp hạng rủi ro bằng cách xác định mức độ rủi ro, đó là sự kết hợp giữa khả năng và hậu quả. Bạn đưa ra quyết định về việc liệu rủi ro có thể chấp nhận được hay liệu nó có đủ nghiêm trọng để đảm bảo thay đổi hay không.
- Xác định tỷ lệ các sự cố kể từ khi các thông tin thống kê không chứa đựng tất cả các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ
- Những quan điểm và những con số thống kê có sẵn được coi là nguồn thông tin chủ yếu
- Tỷ lệ các sự cố sẽ được nhân đôi bởi các sự kiện có tác động tiêu cực
- Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lợi ích của việc quản lý rủi ro ít phụ thuộc vào phương thức quản lý mà phụ thuộc nhiều hơn vào tần suất và cách thức đánh giá rủi ro.
Bước 4: chọn phương án xử lý rủi ro trong sản xuất
Tránh rủi ro
- Không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro
- Có thể áp dụng các biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro nhưng lại đánh mất các lợi ích lớn
- Không tham gia vào việc kinh doanh để tránh rủi ro cũng có nghĩa là đánh mất khả năng tìm kiếm lợi nhuận
Giảm thiểu rủi ro
- Làm giảm các tác hại từ các sự cố có thể xảy ra rủi ro
- Áp dụng trong trường hợp đó là các rủi ro không thể tránh
- Có thể thuê bên ngoài như: thuê tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính
Kiềm chế rủi ro
- Chấp nhận và duy trì mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố học kế toán qua video
- Là một chiến lược thích hợp cho những rủi ro nhỏ nhưng lợi ích lớn
Chuyển giao rủi ro
- Đưa rủi ro sang cho người khác
- Mua bảo hiểm khóa học xuất nhập khẩu online
- Sử dụng các công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng
- Chuyển rủi ro từ nhóm sang các thành viên trong nhóm
Bước 5: Lập kế hoạch quản lý rủi ro
Lựa chọn các phương pháp thích hợp để đo lường các rủi ro trong sản xuất
Việc quản lý rủi ro phải được thực hiện bởi cấp quản lý thích hợp. Ví dụ rủi ro liên quan đến hình ảnh của công ty phải đo cấp quản lý cao nhất quyết định
Kế hoạch quản lý rủi ro sẽ tạo ra các phương pháp kiểm soát hiệu quả và thích hợp để quản lý rủi ro
Một kế hoạch quản lý rủi ro tốt bao giờ cũng chứa đựng phương án kiểm soát việc thi hành và những người chịu trách nhiệm thi hành khó
Bước 6: Thực hiện kế hoạch
- Thiết lập mục tiêu
- Xác định rõ mục tiêu
- Cung cấp và kiểm soát các nguồn lục thực hiện, bao gồm cả ngân sách tài chính
- Xác định kế hoạch và giải đoạn thực hiện và đánh giá tác động của chúng
- Kiểm tra và báo cáo về tiến trình thực hiện và kết quả đạt được
- Đánh giá cách thức giải quyết vấn đề
Bước 7: Theo dõi và xem xét rủi ro
Thực hiện một quy trình quản lý rủi ro là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào. Quản lý rủi ro tốt không cần phải tốn nhiều tài nguyên hoặc khó khăn cho các tổ chức thực hiện hoặc môi giới bảo hiểm để cung cấp cho khách hàng của họ. Với một chút chính thức hóa, cấu trúc và sự hiểu biết mạnh mẽ về tổ chức, quy trình quản lý rủi ro có thể là bổ ích.
>>> Xem thêm: Mô hình 7s trong sản xuất là gì?