Quy trình sơn xe ô tô an toàn và hiệu quả

Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm chọn một xưởng dịch vụ sơn xe ô tô chuyên nghiệp và uy tín. Bạn nên xem cơ sở đó có các trang thiết bị chuyên nghiệp hay không, ví dụ như lò sấy sơn, buồng phun sơn, súng phun sơn, dụng cụ pha trộn sơn, đồ đánh bóng,… Những địa chỉ sơn xe ô tô uy tín thường có chính sách bảo hành cam kết chất lượng sơn xe. Việc lựa chọn một nơi làm tốt sẽ giúp chiếc xe lên màu ưng ý, tránh rủi ro.

Toyota Đông Sài Gòn là một trong những địa chỉ uy tín đảm bảo các yêu cầu về KTV và trang thiết bị với quy trình an toàn và đạt chuẩn được nhiều người tin dùng.

Quy trình sơn xe chuẩn sẽ gồm 6 bước là kiểm tra xe làm sạch bề mặt, sơn chống gỉ, đánh bả matit, sơn lót nền, pha màu và phun sơn, đánh bóng.

Bước 1: Kiểm tra và làm sạch

Đầu tiên, thợ sẽ kiểm tra, đánh giá sơn xe, các vị trí hư hại để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Tiếp đến là làm sạch bề mặt bị trầy xước, hư hỏng bằng máy đánh giấy ráp tự động, tẩy hết lớp sơn cũ của xe, những vết xước dăm tạo độ bám khi sơn lớp mới.

Những thân xe bị va chạm, tai nạn biến dạng sẽ được làm đồng ô tô, bao gồm các kỹ thuật như rút tôn, gò, nắn,… để lấy lại form chuẩn ban đầu cho chiếc xe.

Quy trình sơn xe ô tô gồm 6 bước chính.
Quy trình sơn xe ô tô gồm 6 bước chính.

 

Bước 2: Sơn lót chống gỉ

Sơn lót 1 lớp sơn chống gỉ vào bề mặt, đợi 10 phút chờ khô rồi tiếp tục đánh bằng giấy ráp ướt làm sạch bề mặt, tăng độ bám dính cho lớp bả và sơn lót. Lớp sơn này giúp chống ẩm, ngăn ngừa rỉ sét phá hủy xe từ bên trong, tránh bị ăn mòn.

Bước 3: Đánh bả matit

Sau khi đánh giấy ráp ướt, lau thật khô bề mặt, bả 1 lớp matit vào bề mặt bị trầy xước để lấp đầy chỗ bị trầy xước, lồi lõm để lấy lại đúng khuôn chuẩn của xe. Khi tiến hành phải rất cẩn thận, chú ý lau thật khô bề mặt vì nếu bề mặt còn ướt thì bả matit sẽ bị bở, không tạo được khuôn xe.

Vì các vết lõm nhỏ này khó xử lý triệt để bằng kỹ thuật làm đồng nên phải được thao tác đánh bả matit.
Vì các vết lõm nhỏ này khó xử lý triệt để bằng kỹ thuật làm đồng nên phải được thao tác đánh bả matit.

 

Bước 4: Sơn lót

Sơn lót 1 lớp sơn nữa lên trên bề mặt vừa matit, ngăn phần matit không ăn ra ngoài. Nếu không làm kĩ thì lớp matit sẽ thấm ra ngoài, ảnh hưởng đến màu sắc của xe. Đợi sơn khô, lớp sơn này giúp che màu bả matit hoặc sơn chống gỉ, giúp lớp sơn chính lên màu chuẩn, bóng đẹp hơn. Nhiệt độ chuẩn khi sơn là 30-36 độ C, nếu độ ẩm cao, thời tiết xấu thì nên sấy bằng lò sưởi.

Bước 5: Phun màu và pha sơn

Bước này quyết định trực tiếp đến màu sơn của xe. Khi sơn một vùng trên xe ô tô, người thợ phải xác định đúng màu sơn chuẩn của xe để lớp sơn mới hài hòa với màu sơn tổng thể, tránh bị loang lổ, lệch tông. Thợ sơn phải tra đúng mã màu chuẩn của xe từ nhà sản xuất rồi tiến hành đong đếm pha sơn, đòi hỏi độ chính xác cao.Tiếp đến là phun sơn trực tiếp lên bề mặt.

Có 2 cách pha sơn phổ biến, bao gồm sơn 2 thành phần và sơn phủ bóng. Trong đó:

– Sơn 2 thành phần là sơn có pha kèm dầu bóng, phù hợp cho xe màu trơn như trắng, đen, đỏ,…

– Sơn phủ bóng là sơn 1 lớp màu, sau đó mới sơn dầu bóng, phù hợp với xe có màu hạt nhũ.

Công đoạn sơn phải làm trong phòng sơn vì nếu làm ngoài trời, thời tiết sẽ ảnh hưởng đến hạt màu, màu sẽ không được bền. Sau khi sơn, sấy 10 phút với nhiệt độ tiêu chuẩn là 60 độ C. Quá trình sấy khô cần được phải được giám sát kỹ càng.

Công đoạn sơn phải làm trong phòng sơn để đảm bảo màu lên đúng chuẩn và bền bỉ.
Công đoạn sơn phải làm trong phòng sơn để đảm bảo màu lên đúng chuẩn và bền bỉ.

 

Bước 6: Đánh bóng

Cuối cùng là đánh bóng bề mặt bằng máy chuyên dụng. Người thợ dùng 1 lớp xi bảo dưỡng lại bề mặt tạo thêm độ bóng để lớp sơn hoàn thiện, chống lại tác động của môi trường và tia tử ngoại, giúp làm mờ và cũ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ, khiến cho tổng thể đồng đều và bóng đẹp hơn. Sẽ rất khó phân biệt được đâu là chỗ sơn mới, đâu là chỗ sơn cũ nếu công đoạn này được làm tốt. Thời gian hoàn thiện thường là từ 3 – 7 ngày, tùy thuộc vào mức độ hư hại vào mức độ thiệt hại nặng, nhẹ của xe.

Để có màu sơn xe ô tô đẹp thì sau khi sơn xe xong, người ta thường phủ nano hoặc ceramic. 2 chất phủ này giúp chống bám nước, hạn chế các chất bẩn gây hại cho sơn xe bám dính lên, đồng thời tăng cường bảo vệ lớp sơn bóng cho xe, nếu bị trầy xước thì cũng sẽ giảm tổn hại hơn, giúp sơn xe bóng đẹp.

Đánh bóng bề mặt là công đoạn cuối cùng của quy trình, được dùng bằng máy chuyên dụng.
Đánh bóng bề mặt là công đoạn cuối cùng của quy trình, được dùng bằng máy chuyên dụng.
 

Xem thêm: 6 thói quen hàng ngày nên tránh vì gây hại đến tuổi thọ xe

Xổ số miền Bắc