Quy trình sửa chữa, bảo trì thiết bị máy móc đúng tiêu chuẩn

Có thể bạn chưa biết: một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến máy móc giảm tuổi thọ hoạt động đó chính là việc không được bảo trì và bảo dưỡng định kỳ. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm bắt được phương pháp bảo dưỡng máy móc đúng cách. Trong bài viết dưới đây, SAMCO VINA sẽ chia sẻ cho bạn quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị chuẩn nhất hiện nay.

Bảo trì và bảo dưỡng là gì?

Bảo trì và bảo dưỡng là những hoạt động chăm sóc về mặt kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hay thay thế một số linh kiện, chi tiết bên trong các loại máy móc, thiết bị. Nhằm duy trì hoặc khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường của máy móc sau một khoảng thời gian sử dụng.

Các phương pháp bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Một số phương pháp bảo trì thiết bị phổ biến nhất hiện nay đó là:

Bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ

Bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ là phương pháp bảo dưỡng máy móc cơ bản, tiêu chuẩn nhất hiện nay, thường được áp dụng tại các nhà máy hay xí nghiệp.

Để kiểm tra máy móc, người thợ sẽ so sánh các thông số kỹ thuật ban đầu của nhà sản xuất với tình trạng sử dụng thực tế. Đồng thời, thực hiện thay thế định kỳ đối với một số linh kiện theo lịch cố định bắt buộc từ trước.

Hiện nay, một số doanh nghiệp đang áp dụng phần mềm Computerized maintenance management systems – CMMS để hỗ trợ cho công việc quản lý bảo trì của mình. CMMS sẽ giúp lưu trữ tất cả các máy móc thiết bị mà nó quan lý, sau đó lên kế hoạch quản lý, theo dõi việc bảo trì, và cuối cùng là ghi lại lịch sử bảo trì cho từng loại tài sản.

Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy móc hư hỏng

Sửa chữa, bảo trì thiết bị sau khi máy móc hư hỏng thường áp dụng cho những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ.

Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng máy móc đến khi hỏng mới bắt đầu sửa. Công việc  định kỳ chỉ cần thực hiện một số thao tác như thay dầu, thay mỡ, tân trang máy,….

Về lâu dài đây được đánh giá là một phương pháp bảo trì thiết bị cực tốn kém.

Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy

Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy thường được thực hiện bởi những công ty chuyên nghiệp, có hệ thống theo dõi và xử lý tình trạng chống rung động.

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì thiết bị và tình trạng máy định kỳ. Chỉ khi có thể chẩn đoán được chính xác các vấn đề của máy như cần sửa chữa, thay thế linh kiện, hay xử lý dung sai thì mới lên kế hoạch dừng việc hoạt động của máy.

Áp dụng phần mềm Computerized maintenance management systems – CMMS.

Trong 3 phương pháp kể trên thì đây là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có máy móc bắt buộc phải có tính an toàn. Hay những loại máy móc cần phải hoạt động liên tục 24/24 như hóa chất, xi măng hay điện,…

Mục đích của bảo dưỡng, bảo trì thiết bị

  • Kiểm tra khả năng chạy rà soát cũng như độ nóng máy tối ưu của máy móc.
  • Xác định khả năng bảo trì tối ưu của từng loại máy móc trong công xưởng.
  • Thu thập dữ liệu về thời gian vận hành (từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hư hỏng) của các loại máy móc.
  • Thu thập dữ liệu về thời gian thay thế của một số linh kiện quan trọng.
  • Thu thập dữ liệu về thời gian bảo hành cũng như chi phí cho việc bảo hành.
  • Tìm hiểu các loại phụ tùng phụ tối ưu.
  • Thực hiện việc phân tích các dạng tác động khiến máy móc tới hạn, hay hư hỏng, để bộ phận kỹ thuật tập trung nghiên cứu thiết kế và đưa các giải pháp.
  • Phân tích các kiểu hư hỏng của máy móc để đưa ra phương án hạn chế hư hỏng ở mức thấp nhất.
  • Nghiên cứu các hậu quả không mong muốn khi hư hỏng máy móc diễn ra.
  • Nghiên cứu sự phân bố thời gian hư hỏng của từng loại máy móc như thế nào.
  • Nghiên cứu sự phân bố thời gian từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hư hỏng để tính được tỷ lệ hư hỏng trung bình của máy móc.
  • Nghiên cứu để tìm ra phương án giảm số linh kiện hay bộ phận trong máy móc lại.
  • Xác định những phương án sửa chữa khác nếu phương án đang dùng thất bại cho từng loại hư hỏng.

Lợi ích của bảo dưỡng, bảo trì máy móc

  • Để làm tăng tình trạng sẵn sàng hoạt động của các loại máy móc thiết bị.
  • Hạn chế tối đa thời gian máy dừng hoạt động.
  • Cắt giảm chi phí tối đa trong việc sản xuất cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao năng xuất cho các loại máy móc thiết bị.
  • Cắt giảm chi phí sửa chữa máy móc thiết bị.
  • Tăng độ an toàn khi sử dụng máy móc.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc

Xây dựng mục tiêu bảo trì bảo dưỡng thiết bị

Mục tiêu chính của bảo trì luôn là giúp máy móc có thể duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất. Công việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị phải thực hiện được các nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Nâng cao độ tin cậy cho máy móc thiết bị
  • Tối đa hóa chi phí ở mức thấp nhất.
  • Thực hiện trách nhiệm với xã hội.
  • Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

Để đạt được mục tiêu này, điều tốt nhất mà các doanh nghiệp nên làm đó là trước khi bảo trì bảo dưỡng thiết bị, nên chọn phương án bảo trì phù hợp với từng loại máy móc, cũng như điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lên phương án bảo trì, bảo dưỡng thiết bị

Thiết bị sẽ được phân thành những loại chính như sau:

  • Những thiết bị sống còn: sử dụng phương pháp bảo trì theo tình trạng (theo dõi chất lượng sản phẩm, độ rung, hao mòn,…), kết hợp với phương pháp bảo dưỡng định kỳ.
  • Những thiết bị quan trọng: nên áp dụng phương pháp bảo trì theo tình trạng. Cần lên kế hoạch sửa chữa những thiết bị hay linh kiện ngay lập tức sau khi có dấu hiệu hư hỏng. Đối với những thiết bị không thể theo dõi tình trạng được thì phải ngay lập tức kiểm tra ngay khi có cơ hội. Ví dụ như khi máy ngừng hoặc máy tạm thời không dùng đến.
  • Những loại thiết bị phụ trợ: áp dụng phương pháp sửa chữa khi hư hỏng hoặc sửa chữa phục hồi vì nhìn chung những thiết bị này không quan trọng lắm cho công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Sửa chữa toàn nhà máy: đây được xem là thời gian kiểm tra và phục hồi các  hư hỏng đang tồn động một cách toàn diện. Theo quy định pháp luật thì việc tiến hành sửa chữa toàn nhà máy chỉ được thực hiện khi nhà máy ngừng hoạt động trong nhiều ngày liền. Ngoài ra, đối với những thiết bị dễ cháy nổ, có nhiều rủi ro thì cần phải ngưng sử dụng ngay lập tức, và có ngay phương án sửa chữa kịp thời.

Cơ cấu tham gia bảo trì bảo dưỡng thiết bị

Cơ cấu nhân sự để tham gia quy trình sửa chữa máy móc thiết bị sẽ bao gồm:

  • Bộ phận kế hoạch: nhiều kỹ sư có kinh nghiệm sẽ cùng nhau lập nên một kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo trì định kỳ, kế hoạch kiểm tra thiết bị và kế hoạch sửa chữa cho toàn thể nhà máy chi tiết.
  • Bộ phận thực thi: sẽ bao gồm các kỹ sư và các công nhân tham gia vào công đoạn sửa chữa trực tiếp (điện, tự động hóa, cơ khí)
=>> Tìm hiểu thêm: Thiết bị là gì?

Một số chú ý bạn phải biết trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc

Phải tuân thủ KPI của bảo trì máy móc

  • Có rất nhiều yếu tố bên trong KPI mà những người trực tiếp tham gia vào việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc cần tuân thủ như thời gian, chất lượng công việc, chi phí.
  • Yêu cầu đạt ít nhất là 90%.

Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng máy móc cho doanh nghiệp theo quy tắc 80/20.

  • Doanh nghiệp cần đảm bảo được rằng 80% các công việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị là bảo trì phòng ngừa.
  • Đồng thời 20% các công việc bảo trì máy móc thiết bị là bảo trì phản ứng. Thì quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới không bị gián đoạn giữa chừng.
=>> Tìm hiểu thêm bài viết: Các kiểm tra bình ắc quy bị hỏng.

Tuân thủ quy tắc ký quỹ 10%.

  • Cố gắng hoàn thành tất cả các công việc theo lãi suất 10%.
  • Tức là nếu kế hoạch thời hạn bảo trì là 100 ngày thì nên hoàn thành tất cả các công việc bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị trong vòng 90 ngày.

CMMS rất hữu ích, vì thế nên tích hợp chúng vào công tác quản lý bảo trì để đạt được hiệu quả bảo trì bảo dưỡng tốt nhất.

Mẫu bản Word quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc cho các doanh nghiệp: Mẫu Quy Trình Bảo Dưỡng

Video quy trình sửa chữa máy phay tại xưởng



Nguồn: Tổng cục đường bộ Việt Nam theo thông tư số QT-TCHC-10

Trên đây là quy trình quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị chi tiết mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng Hy vọng sau bài viết của SAMCO VINA, bạn đã có thêm kinh nghiệm bảo trì máy móc thiết bị phù hợp với doanh nghiệp của mình.