Quy trình thiết kế phần mềm từ A – Z chi tiết nhất bạn nên biết

Hệ thống hóa công đoạn lập trình và tối ưu chi phí là việc mà mọi doanh nghiệp quan tâm khi muốn tạo ra một phần mềm nào đó. Bài viết dưới đây chia sẻ tới bạn nội dung quy trình thiết kế phần mềm toàn tập. Đây sẽ là cẩm nang giúp các lập trình viên có thể tạo ra những sản phẩm hoàn thiện nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Hãy cùng chúng tôi theo dõi xem quy trình thiết kế phần mềm sẽ được tiến hành như thế nào nhé.

Quy trình thiết kế phần mềm là gì?

Quy trình thiết kế phần mềm là thuật ngữ sử dụng phổ biến trong lĩnh vực lập trình. Đây là một hệ thống các bước mô tả quá trình thiết kế và sử dụng đúng ngôn ngữ lập trình để tạo ra một sản phẩm phần mềm. Quy trình này được nghiên cứu và tối ưu liên tục. Với mục đích cuối cùng là cho ra đời một quy trình chuẩn, giúp cho ra phần mềm chất lượng với mức chi phí thấp nhất.

7 bước của quy trình thiết kế phần mềm

7 bước quy trình thiết kế phần mềm

Hiện nay trong ngành có rất nhiều sản phẩm phần mềm với chức năng và độ phức tạp khác nhau như phần mềm du lịch, phần mềm vận tải . Chúng được phát triển theo phương pháp riêng nhằm đáp ứng mục đích, yêu cầu của từng doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, quy trình thiết kế phần mềm sẽ trải qua 7 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Khảo sát

Khảo sát chính là công việc đầu tiên người lập trình cần thực hiện để có tư liệu thiết kế. Lập trình viên sẽ cần tiến hành khảo sát chung và khảo sát chi tiết.

Trong đó:

  • Khảo sát chung là dựa trên nhu cầu khách hàng, tìm hiểu về thị trường/sự phổ biến của loại phần mềm đó.
  • Khảo sát chi tiết là lấy tư liệu từ khách hàng. Đặt vấn đề/lấy ý kiến, thu thập thông tin, hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng, những điều kiện cần và đủ để triển khai phần mềm.

Bước 2: Phân tích nghiệp vụ

Phân đoạn phân tích nghiệp vụ lập trình viên sẽ phải làm 2 công việc:

  • Xác định yêu cầu của khách hàng: tính năng, nghiệp vụ, bố cục của phần mềm,…
  • Phân tích chi tiết (vẽ mô hình ERD) để xác định cụ thể các thành phần, tránh bỏ sót bất kỳ thuộc tính nào.

Bước 3: Thiết kế phần mềm

lập trình phần mềm

Đây là công đoạn chính của quy trình thiết kế phần mềm. Ở bước này  tổng thể phần mềm được cụ thể hóa. Lập trình viên sẽ thực hiện các công việc như sau:

  • Thiết kế dữ liệu, thuật toán của phần mềm
  • Code các module, tính năng, hệ thống
  • Code giao diện phần mềm

Sau đó, toàn bộ sẽ được kết hợp để tạo thành một sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh.

Bước 4: Kiểm thử

Ở bước kiểm thử, các tester sẽ tiến hành kiểm tra phần mềm để tìm ra lỗi và bug. Các kịch bản test case sẽ được áp dụng ở bước này. Đầu ra của bước kiểm thử là lỗi và hướng khắc phục để lập trình viên chỉnh sửa, hoàn thành sản phẩm cuối cùng.

Tìm hiểu thêm về đảm bảo chất lượng phần mềm: https://groovetechnology.com/blog/software-quality-assurance/

Bước 5: Triển khai/bàn giao

Phần mềm sau khi chắc chắn không còn lỗi gì, hoạt động trơn tru sẽ được triển khai hoặc bàn giao. Ở bước 5, lập trình viên thực hiện cài đặt phần mềm, đào tạo và hướng dẫn sử dụng phần mềm. Cuối cùng là hoàn thiện bàn giao sản phẩm.

bàn giao và thiết kế phần mềm

Bước 6: Bảo trì

Trong quá trình khách hàng sử dụng phần mềm sẽ không tránh khỏi tình trạng lỗi, cần phải bảo trì. Đây là lúc nhà phát triển phần mềm cần hỗ trợ cho người dùng.

Bước 7: Phát triển tính năng

Bước phát triển tính năng xuất hiện khi những tính năng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp hoặc muốn nâng cao. Bước này sẽ lặp lại từ bước 1 cho đến bước 6.

Trên đây là 7 bước cụ thể của quy trình thiết kế phần mềm. Nếu bạn đọc một số bài viết sẽ thấy, thông thường người ta chỉ tới bước triển khai/bàn giao sản phẩm. Trên thực tế, bước bảo trì và phát triển tính năng lại cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vì không phải bất kỳ phần mềm nào cũng hoàn hảo và phù hợp mãi mãi. Đó cũng là 2 bước quan trọng không thể thiếu mà các công ty lập trình phần mềm đang áp dụng với các sản phẩm mà mình thực hiện để chắc chắn rằng software for quality assurance

Một số mô hình thiết kế phần mềm tiêu biểu

Như chúng ta đã biết, mỗi quy trình sẽ phù hợp với từng sản phẩm và trường hợp cụ thể. Nhưng nhìn chung, bạn có thể bắt gặp một số mô hình phát triển sản phẩm cơ bản sau đây:

Mô hình thác nước (Waterfall)

mô hình waterfall

Mô hình thác nước là quy trình phát triển phần mềm truyền thống, được áp dụng chủ yếu ở các công ty vừa và nhỏ. Mô hình này giúp thiết kế phần mềm theo từng bước. Các công đoạn từ thu thập yêu cầu, phân tích hệ thống, code, testing cho tới triển khai và vận hành. Các bước được thực hiện tuần tự, lần lượt. Bởi vậy, mô hình thác nước thường áp dụng với các dự án có yêu cầu rõ ràng, chi tiết.

Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là cứng nhắc và khó xử lý lỗi bởi các bước thực hiện rời rạc.

Mô hình chữ V

Mô hình chữ V là quy trình thiết kế phần mềm hiện đại. Chữ V ở đây tượng trưng cho 2 nhánh bao gồm: phát triển và kiểm thử.

Mỗi công đoạn phát triển sẽ tương ứng với công đoạn kiểm thử. Điều này giúp các nhà phát triển có thể phát hiện lỗi và sửa ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu những yêu  cầu về sản phẩm quá cao thì việc phát triển phần mềm theo mô hình này cũng sẽ gây ra nhiều bất cập.

Mô hình Agile

mô hình agile

Mô hình Agile là quy trình đang được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế phần mềm hiện nay và được các công ty tầm cỡ đa quốc gia như Groove Technology hay FPT Software ưa chuộng. Quy trình này sẽ chia nhỏ các công đoạn Sprint. Mỗi sprint sẽ đóng vai trò là một quy trình thiết kế hoàn thiện.

Các sprint sẽ được triển khai trong thời gian ngắn từ 1 – 4 tuần cho mỗi sprint. Sau mỗi sprint thì sản phẩm sẽ được triển khai ngay lập tức. Các bước xây dựng, triển khai phần mềm sẽ được lặp lại liên tục, giúp sản phẩm được cải tiến từng bước từng bước trong suốt quá trình phát triển.

Hi vọng rằng quy trình thiết kế phần mềm trên đây sẽ giúp bạn và doanh nghiệp có thể định hướng rõ ràng các bước cần làm. Và nếu bạn cần giúp đỡ để tạo ra sản phẩm phần mềm hoàn thiện nhanh chóng, chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí nhất, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Xem thêm: