Quy trình tự sơn xe ô tô tại nhà và kinh nghiệm chọn sơn
Trước khi đưa ra quyết định sơn xe ô tô, bạn cần quan tâm đến sơn xe ô tô loại nào tốt và cũng như một số lưu ý xoay quanh quá trình sơn xe. Với nội dung dưới đây, Muaban.net sẽ cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích khiến việc sơn xe ô tô trở nên sáng suốt hơn!
Mục lục bài viết
Một số lưu ý quan trọng khi chọn sơn xe ô tô
Dường như với một số người, chiếc xe như một người bạn, người đồng chí vi vu cùng họ trên mọi nẻo đường. Song, qua năm tháng chiếc ô tô ấy sẽ dần bạc màu, tróc sơn, thay vì nghĩ đến việc đổi một chiếc ô tô mới, chắc chắn phần lớn bạn sẽ nghĩ đến việc thay lớp sơn cho chiếc ô tô của mình.
Vậy, bạn cần lưu ý những gì trước khi đưa ra quyết định chọn sơn cho ô tô?
- Bạn cần tìm hiểu, lựa chọn loại sơn có chất lượng cao, đồ bền lâu dài nhằm bảo vệ các bộ phận bên trong xe.
- Tìm hiểu các loại màu sơn xe ô tô, màu sơn nguyên bản hay chọn một màu sơn khác.
+ Nếu chọn màu sơn nguyên bản, điều đầu tiên bạn cần phải xác định chính xác màu sơn nguyên bản. Một số nhà sản xuất thường gắn một miếng mã dưới ca-pô, ngay phía dưới kính lái, trên miếng kim loại nhỏ này có ghi một số thông tin về xe, trong đó có thông tin về mã màu sơn. Đây là một cách giúp bạn xác định màu sơn nguyên bản của xe một cách chính xác và nhanh chóng nhất.
+ Nếu bạn chọn màu sơn khác với màu nguyên bản của xe, bạn cần tìm hiểu về các thủ tục đăng kiểm xe ô tô.
+ Nếu bạn tự sơn xe tại nhà nên tìm hiểu về các hướng dẫn tự sơn xe ô tô và cách khử mùi sơn trong xe ô tô để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều quan trọng để có một màu xe hoàn hảo bạn nên học cách pha màu sơn xe ô tô.
- Để tránh mức phạt thay đổi màu sơn xe ô tô, nếu bạn chọn màu sơn khác với màu nguyên thủy bạn nên tìm hiểu về giấy tờ đầy đủ về mong muốn thay đổi màu sơn xe để xin cơ quan về việc có được thay đổi màu sơn xe ô tô hay không.
- Tìm hiểu, nhận biết địa chỉ sơn xe đáng tin cậy là một điều cần thiết. Một địa chỉ sơn xe đạt chuẩn cần có các thiết bị chuyên dụng cho việc sơn xe như máy hút bụi sơn, lò sấy, thiết bị trộn sơn, thậm chí có cả phòng phun sơn chuyên dụng. Bên cạnh đó, những địa chỉ có uy tín đa số sẽ có chính sách bảo hành từ 3- 12 tháng nhằm cam kết chất lượng sơn xe vẫn đảm bảo dù sau một thời gian sử dụng.
- Để khách quan nhất, bạn nên tham khảo ý kiến từ những người từng có kinh nghiệm sơn xe như bạn bè, người thân… hay trên các diễn đàn, hội nhóm ô tô để tham khảo trước khi đưa ra quyết định sơn xe ô tô.
Phân biệt các loại sơn xe ô tô cơ bản trên thị trường hiện nay
– Ưu điểm:
+ Sơn ô tô tự bóng là dòng sơn chỉ có một lớp duy nhất, bạn chỉ cần phun một lớp màu sơn sau khi đã bề mặt ô tô đã được xử lí.
– Nhược điểm:
+ Loại sơn này thường khá mềm, dễ bị phai màu sau một thời gian tiếp xúc với không khí hoặc nhiệt độ của ánh sáng mặt trời.
+ Sơn tự bóng không đánh bóng được, chỉ kết hợp được với màu solid, không thể dùng cho màu metallic
-
Sơn phủ bóng:
– Phân loại: sơn màu và sơn bóng
– Khi sơn phủ bóng sẽ bảo vệ được lớp sơn bên trong không tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đồng thời, loại sơn này giúp tăng độ trong cho sơn.
– Sơn phủ bóng thường kết hợp với màu metallic nhằm bảo vệ các hạt kim loại trong màu.
-
Sơn mờ:
– Ưu điểm :
+ Tuy vẫn là một loại sơn phủ bóng, nhưng sơn mờ được thêm thành phần đặc biệt giúp lớp sơn ngoài mờ đi.
+ Sơn mờ giúp bề mặt sạch và có hiệu ứng đặc biệt.
– Nhược điểm:
+ Giá của sơn mờ cao hơn so với giá của loại sơn bóng.
+ Không được đánh bóng, lau chùi nhẹ tay.
-
Sơn lót chống rỉ:
– Mục đích:
+ Giúp cung cấp khả năng chống rỉ và giảm hiện tượng ăn mòn
+ Tăng khả năng bám dính giữa bề mặt nền với các lớp sơn tiếp theo.
+ Khô ở điều kiện 150oC – 180oC tùy thuộc vào hệ sơn.
– Thành phần:
+ Chất tạo màng: là thành phần chính của hệ sơn này, có thể là nhựa Epoxy và một số loại nhựa khác như Melamin.
Bột màu: nhằm tăng cường khả năng chống rỉ, độ đục, bền màu
Dung môi (nước): nhằm hòa tan chất tạo màng và phân tán bột màu trong môi trường sơn.
Chất phụ gia (axit axetic, axit amin): có nhiệm vụ tạo được khả năng làm việc và một số tính chất tốt hơn của màng sơn.
Nước DI: là loại nước không chứa ion, có nhiệm vụ loại bỏ sơn thừa, dung môi và thụ động hóa bề mặt sơn sau giai đoạn sơn.
-
Sơn lót:
Mục đích: bảo vệ lớp sơn nền, chống rỉ, tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn, làm nhẵn bề mặt đã có lớp sơn nền
Thành phần:
– Chất tạo màng: chủ yếu gồm các loại nhựa như: nhựa Polyeste, nhựa Melanine, nhựa Epoxy và các loại nhựa khác
– Bột màu: gồm các loại bột màu vô cơ như: oxit kẽm (ZnO), Titan (TiO2), và các loại bột độn khác như CaCO3, BaSO4…
– Dung môi: gồm có dung môi thơm, dung môi hoạt động este, ete và rượu.
– Chất phụ gia: gồm chất phân tán, chất chống lắng, chất điều khiến bề mặt, chất hấp thụ tia cực tím…
-
Sơn màu phủ (Top coat):
Sơn phủ là lớp sơn cuối cùng nhằm mục đích trang trí, tạo được màu sắc, độ bóng, độ tương phản ánh sáng cũng như có một số tính chất đặc biệt và chịu được môi trường. Sơn phủ thuốc hệ sơn khô ở nhiệt độ cao 140oC trong 18 phút.
Sơn phủ loại Solid
- Chất tạo màng: gồm các loại nhựa như: nhựa Polyeste, nhựa Melamine, nhựa Alkyd và các loại nhựa khác.
- Bột màu: các oxit vô cơ (TiO2) hoặc các bột màu khác.
- Dung môi: gồm có dung môi thơm, dung môi hoạt động este, ete và rượu.
- Chất phụ gia: gồm chất ổn định màu sắc chất phân tán, chất chống lắng, chất điều khiến bề mặt, chất hấp thụ tia cực tím…
Sơn phủ Metallic
- Chất tạo màng: gồm các loại nhựa như: nhựa Melamine, nhựa Acrylic, nhựa Polyeste, và các loại nhựa khác.
- Bột màu: bột mang màu, có thể có bột nhôm, vảy Mica hoặc các loại bột khác.
- Dung môi: gồm có dung môi thơm, dung môi hoạt động este, ete và rượu.
- Chất phụ gia: gồm chất ổn định màu sắc chất phân tán, chất chống lắng, chất điều khiến bề mặt, chất hấp thụ tia cực tím…
>>> Xem thêm: Làm thế nào để khắc phục xe ô tô bị trầy, xước, mất màu xe?
Các loại sơn chuyên dụng cho ô tô trên thị trường
-
Sơn R-m:
Loại sơn được nhập khẩu từ Đức. Giá hơi cao nhưng chất lượng tốt và thường không bị đông khi sơn, màu sắc đẹp, bóng.
Một vài ưu điểm vượt trội của sơn RM:
- Lớp phủ RM trong nước không chứa các hợp chất có hại. Hoàn toàn thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người thợ sơn.
- Công nghệ pha màu, độ chính xác cao, điều chỉnh dễ dàng, sản phẩm phụ gia hoàn chỉnh, chất lượng cao. Phân tích màu sơn – công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, pha màu chuẩn 99%, có thể phát hiện các dấu mã đồng nhất.
- Phòng sơn công nghệ cao có thể phun sơn trong mọi điều kiện thời tiết dù trời mưa, độ ẩm cao mà khi sơn lên xe bề mặt sơn vẫn bóng đẹp không ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sơn.
- Lớp sơn hoàn thiện không cần đánh bóng mà vẫn đảm bảo độ bóng, bền cao… làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho xe.
- Bề mặt sơn luôn giữ được độ bóng, cứng… trong quá trình sử dụng
- Có thể sơn các vết chấm, dặm và các vết xước nhỏ để đảm bảo màu sơn giống như sơn
-
Sơn Dupont
-
Sơn Dupont thuộc thương hiệu sơn uy tín của Mỹ, sơn ô tô Dupont có tỷ lệ sơn 30% và mai – đơ 70%, nhận được nhiều đánh giá tốt nhất về chất lượng với ưu điểm:
- Màu dễ vào, mịn và sáng, đặc biệt là màu hệ nhũ.
- Dầu bóng tốt, dễ phun (ít bị lỗi hoa, đốm khi phun).
Tuy nhiên, dòng sơn này cũng có nhược điểm là giá khá cao (trung bình 850.000/1kg), màu bắn lâu khuất, bả matit làm khô chưa tốt…
-
Sơn Sikkens
Sơn Sikkens thuộc thương hiệu bắt nguồn từ Hà Lan, được đánh giá cao về chất lượng, có thể so sánh tương đương với Dupont mà giá thành lại rẻ hơn. Sơn Sikkens có đặc điểm nổi bật sau:
- Vào màu dễ và chuẩn (nhất là xe Hyundai từ 2010 trở lại đây).
- Bả matit khô chuẩn, điền đầy, xốp, dễ mài.
- Sơn lót khô nhanh, độ điền đầy cao, dầu bóng tốt.
Nhược điểm: sơn Sikkens khó vào hệ màu nhũ hơn Sơn Dupont.
-
Sơn PPG ( Sơn ICI Nexa)
Dòng sơn này phù hợp với màu không trong, nhanh vào màu, giá cả trung bình, màu hơi tôi, tỷ lệ mail đơ ngược lại với Dupont 30% – 70%, có dòng sơn nước EHG độ phủ và màu đẹp,…
-
Sơn Nippon
Loại sơn này phổ biến ở Việt Nam, được sản xuất tại Nhật.
Ưu điểm:
- Độ bám dính tốt, chống thấm nước, chống rong rêu
- Dễ dàng lau chùi, vệ sinh, chống thấm nước, độ phủ cao
- Tăng khả năng chống rỉ cho sắt thép
- Bảng màu khá đa dạng và phong phú
- Thân thiện với môi trường
-
Sơn Debeer (Valspar)
Thuộc thương hiệu sơn xe của tập đoàn xe lớn nhất thế giới – Valspar (Mỹ).
Với chất lượng không thể bàn cãi, màu sắc bóng đẹp, bền bỉ, lâu phai, đây là sự chọn hàng đầu của nhiều chuyên gia và chủ xế.
>>> Xem thêm: Mua xe ô tô của hãng nào chất lượng tốt? Ô tô Honda, Mazda hay Toyota?
Các kiểu sơn lại xe ô tô phổ biến hiện nay
Sơn dặm xe ô tô
Cách sơn xe ô tô khi bị xước có lẽ cách thức sơn dặm sẽ là biện pháp khắc phục nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, sơn dặm đòi hỏi kỹ thuật viên có kỹ thuật cao, nhất là trong khâu pha màu sơn xe ô tô và phun sơn để đảm bảo sự đồng nhất với màu sơn cũ.
Sơn lại toàn bộ xe
Trước khi sơn lại toàn bộ xe, lớp sơn cũ cần được lột bỏ hoàn toàn và phủ 3 lớp sơn mới. Thời gian hoàn thành có thể kéo dài đến 10 ngày với chi phí cao. Theo nhu cầu của chủ xe, có hai hình thức sơn lại xe là sơn tường ngoại thất hoặc sơn nguyên khung.
Sơn ngoại thất là sơn lại toàn bộ các chi tiết của xe bao gồm cản trước, cản sau, hai tai, hai bên hông xe, hệ thống cửa, nắp capo, nóc xe, nắp gương, nắp bình xăng.
Sơn toàn bộ khung xe phức tạp hơn sơn ngoại thất xe, vì phải tháo dỡ nội thất và máy móc để quét sơn bên ngoài và bên trong thân xe. Chúng bao gồm cửa, cốp, mui xe và khoang động cơ.
Quy trình sơn xe ô tô tại nhà
Bước 1: Kiểm tra, đánh giá mức độ sơn của xe
Kiểm tra và đánh giá mức độ hư hại nhằm lựa chọn loại sơn cho phù hợp.
Bước 2: Mài sơn cũ, làm sạch gỉ sét làm đồng sơn xe ô tô
Sử dụng máy mài hoặc giấy nhám có độ mịn thích hợp được dùng để xử lý lớp sơn cũ và gỉ sét nếu có giúp khôi phục bề mặt, giúp màu sơn lên đồng nhất và chân thật hơn.
Bước 3: Sơn chống rỉ ô tô
Bước này nhằm bảo vệ lớp thô của xe ô tô, tránh bị rỉ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay nhiệt độ.
Bước 4: Xử lý các vết lõm bằng bả matit (nếu cần)
Khi tiến hành, lớp bả matit sẽ gồ cao hơn bề mặt để trừ hao sau bước sấy khô và đánh nhám nhằm tạo hình xe về như lúc đầu
Bước 5: Sơn lót
Sơn lớp lót lên bề mặt đã làm sạch, chờ sấy khô, đánh nhám để tăng độ liên kết và bám dính của sơn màu, giúp màu lên bóng, đẹp hơn.
Bước 6: Sơn màu
Đây là lớp sơn quyết định nên sơn màu luôn đòi hỏi sự khéo léo và kỹ thuật. Tuy vậy, 70% chất lượng màu sơn phụ thuộc vào kỹ thuật pha màu, vì vậy bạn cần biết nên lựa chọn mua sơn xe ô tô ở đâu để có chất lượng tốt nhất.
Hiện nay, hầu hết các hãng xe đều cung cấp thông tin mã màu tới khách hàng. Ngoài ra, các trung tâm chăm sóc xe còn có sự hỗ trợ của thiết bị pha màu vi tính cho độ chính xác gần như tuyệt đối ở khâu pha màu để bạn dễ dàng hơn khi tiến hành sơn xe ô tô
>>>Xem thêm: Tìm hiểu về kính xe ô tô và công dụng từng loại kính
Bước 7: Sơn bóng
Kỹ thuật này gần giống như phun sơn màu. Lớp sơn sau khi phun được sấy khô theo tiêu chuẩn riêng về thời gian và nhiệt độ giúp tăng tuổi thọ cho lớp sơn màu.
Bước 8: Đánh bóng, kiểm tra
Bước này giúp tăng độ sáng bóng của bề mặt sơn. Vậy là bạn gần như đã có một chiếc xe ô tô mới toanh!
Trên đây là các hướng dẫn tự sơn xe ô tô mà Muaban.net tích lũy được!
- Vậy khi sơn xe ô tô có nên sơn chống rỉ gầm xe ô tô hoặc có nên sơn phủ gầm xe ô tô không? Thật chất, gầm xe là nơi tiếp xúc trực tiếp với các chướng ngại vật trên đường. Đây là nơi khó bảo dưỡng nhất của xe, nên dễ bị hư hỏng do nước mưa gây rỉ sét, axit ăn mòn, nước mặn, đá văng, bám bụi… vì vậy bạn nên sơn chống rỉ gầm xe ô tô để bảo vệ ô tô của mình.
Kinh nghiệm sơn lại xe ô tô khắc phục bạc màu và vết trầy xước
Trong khi tham gia giao thông việc ô tô va chạm dẫn đến trầy xước là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, tùy vào mức độ trầy xước mà bạn nên lựa con các biện pháp phù hợp:
- Đối với xe va chạm bị trầy xước nhẹ: bạn nên rửa sạch và lau khô vết xước cùng những vị trí xung quanh. Sau đó, dùng bông sạch hoặc một miếng bọt biển ẩm chứa một lượng nhỏ kem đánh răng hoặc sơn móng tay hay dung dịch tẩy vết ố trên sơn xe ô tô thoa đều lên bề mặt xước. Cứ như vậy, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi vết xước hoàn toàn biến mất
- Đối với các vết xước nặng do va chạm quá mạnh bạn nên đưa ô tô của bạn để trung tâm bảo dưỡng xe ô tô uy tín nhất.
Có thể nói, việc sơn xe ô tô mang lại nhiều giá trị không chỉ về mặt giá trị mà còn làm tăng giá trị của một chiếc xe. Đặc biệt là với những chiếc ô tô cũ, việc sơn xe sẽ đem lại sự mới mẻ cho chiếc ô tô cũ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn tự tin vào tay nghề khéo léo của mình thì hãy thử một lần sơn xe ô tô tại nhà, hay để đảm bảo và hoàn hảo nhất Muaban.net khuyên bạn nên đem đến những trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô!
Trần Tuyết