Quyết định 1274/QĐ-UBND năm 2022 về thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công n
ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
——-
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 1274/QĐ-UBND
Hà Nội,
ngày 14 tháng 4 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG THÀNH PHỐ
HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ HỢP NHẤT BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
VĂN HÓA – XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
13/6/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Luật sửa
đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày
03/03/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP
ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư
phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP
ngày 10/9/2020 về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự
nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày
19/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ
máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc
thẩm
quyền
quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội, Giám
đốc Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình văn hóa – xã hội thành phố Hà Nội tại Tờ trình số
226/TTr-BQLDA.DD&CN ngày 10/3/2022 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 784/TTr-SNV ngày
31/3/2022 về việc
thành lập Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội và Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình văn hóa – xã hội thành phố
Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng
thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội và Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình văn hóa – xã hội thành phố Hà Nội.
– Tên viết tắt: Ban QLDA dân dụng.
– Tên tiếng Anh: Hanoi Project Management
Board of Civil Construction Investment.
– Trụ sở chính: số 159 phố Tô Hiệu,
phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cơ sở 2: Lô E Khu 5,2ha, đường Hạ Yên,
Khu đô thị Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
Hà Nội;
Cơ sở 3: N02 Dịch Vọng, phường Dịch Vọng,
quận Cầu Giấy, Hà Nội;
Cơ sở 4: B10A Nam Trung
Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội;
Cơ sở 5: Số 130B Lê Duẩn, phường Cửa
Nam, quận Đống Đa, Hà Nội;
Cơ sở 6: Nhà D8A-8B Giảng Võ, phường
Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội;
Cơ sở 7: Văn phòng hiện trường dự án Bắc
Thăng Long, Vân Trì, Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Điều 2. Vị trí, chức năng
1. Vị trí
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình dân dụng thành phố Hà Nội là tổ chức sự nghiệp công lập thuộc UBND thành
phố Hà Nội quản lý, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Chức năng
Thực hiện các chức năng của Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Khoản 2, Điều 63 của Luật
Xây dựng; Khoản 3, 4 Điều 21 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của
Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và
chức năng của Ban quản lý khu vực
phát triển đô thị theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP
ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
a) Làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư
xây dựng công trình dân dụng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư
công theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án
đầu tư xây dựng và một số dự án khác khi được Chủ tịch UBND Thành phố giao;
b) Giúp UBND Thành phố thực hiện một số
nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị, bao
gồm: Quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế
hoạch; đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết
nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng;
c) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng
theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu
tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định
của pháp luật có liên quan;
đ) Thực hiện các chức năng khác khi được
Chủ tịch UBND Thành phố giao;
e) Bàn giao công trình xây dựng hoàn
thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc
trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của Chủ
tịch UBND Thành phố;
g) Nhận ủy thác quản lý dự án của các
chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện
trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
chủ đầu tư gồm:
a) Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê
duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực
sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu
chí đánh giá kết quả thực hiện;
b) Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị
đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan tới quy hoạch xây dựng, sử dụng
đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống
cháy nổ liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định,
phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các
công việc chuẩn bị dự án khác;
c) Các nhiệm vụ thực hiện dự án: thuê
tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc
tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng theo phân cấp; chủ trì
phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự
án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình
thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần
thiết khác;
d) Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn
giao công trình để vận hành, sử
dụng: tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành, vận hành chạy thử,
quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công
trình và bảo hành công trình;
đ) Các nhiệm vụ quản lý tài chính và
giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký
kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban
quản lý dự án theo quy định;
e) Các nhiệm vụ hành chính, điều phối
và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự
án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý, thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và
lưu trữ thông tin, cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt
động của Ban Quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và
báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ
đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự
án gồm:
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quản
lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng;
b) Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá
nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi
phí, an toàn và bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự
án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.
3. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý khu
vực phát triển đô thị gồm:
a) Phối hợp với các cơ quan có liên
quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện khu vực phát triển đô thị, bao gồm
cả việc đề xuất danh mục, loại nguồn vốn và lộ trình thực hiện các dự án đầu tư
phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị, trình UBND Thành phố phê duyệt
và tổ chức thực hiện;
b) Tham gia tổ chức các hoạt động xúc
tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách
ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực
phát triển đô thị;
c) Tham gia lập hồ sơ đề xuất khu vực
phát triển đô thị để trình thẩm định nếu được UBND Thành phố giao;
d) Lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự
án đầu tư phát triển đô thị, trình UBND Thành phố quyết định; hướng dẫn, hỗ trợ
các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát
triển đô thị;
đ) Theo dõi, giám sát việc thực hiện
các dự án đầu tư phát triển đô thị đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ
theo các nội dung dự án đã được phê duyệt; tổng hợp, đề xuất và phối hợp với
các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực
hiện đầu tư;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư, đảm bảo sự kết nối đồng bộ
và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự
án trong giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho
chính quyền đô thị;
g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp
thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Sở Xây dựng
và Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện
các dự án đầu tư và kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị được giao, quản
lý;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
khác về quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị trong phạm vi khu vực phát
triển đô thị do UBND Thành phố giao.
4. Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp
đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt
động của mình.
5. Thực hiện tư vấn quản lý dự án cho
các dự án khác hoặc thực hiện một số công việc tư vấn trên cơ sở bảo đảm hoàn
thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao và đáp ứng yêu cầu về điều kiện
năng lực theo quy định khi thực hiện công việc tư vấn.
6. Giám sát thi công xây dựng công
trình khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Ban:
a) Ban có Giám đốc và không quá 03 Phó
Giám đốc.
b) Giám đốc là người đứng đầu Ban, chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
của Ban;
c) Phó Giám đốc là người giúp việc
Giám đốc chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác do Giám đốc phân công, chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công;
khi Giám đốc vắng mặt, một phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành hoạt động
của Ban.
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm các chức
danh lãnh đạo được quyết định theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình, quy định
hiện hành về phân cấp quản lý công tác cán bộ.
đ) Kế toán trưởng của Ban quản lý dự
án do Chủ tịch UBND Thành phố bổ nhiệm trên cơ sở tuyển chọn cá nhân có đủ
tiêu chuẩn kế toán trưởng theo quy định của pháp luật;
e) Giám đốc quản lý dự án là chức danh
chuyên môn quản lý dự án do Giám đốc Ban quản lý dự án bổ nhiệm, miễn nhiệm và được
bố trí làm việc tại các Phòng (ban) điều hành dự án;
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
– Phòng Hành chính – Tổ chức;
– Phòng Tài chính – Kế toán;
– Phòng Kế hoạch – Tổng hợp;
– Phòng Kỹ thuật – Thẩm định;
– Phòng Quản lý thực hiện dự án 1;
– Phòng Quản lý thực hiện dự án 2;
– Phòng Quản lý thực hiện dự án 3;
– Phòng Quản lý thực hiện dự án 4;
– Phòng Quản lý khu vực phát triển đô
thị.
Số lượng cấp phó phòng thực hiện theo
quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành
lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Biên chế
Biên chế của Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội được giao trên cơ sở vị trí việc
làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự
nghiệp Thành phố, được cơ quan có thẩm quyền phân bổ hàng năm.
Biên chế giao cho Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội năm 2022 là 324 biên chế gôm
300 viên chức và 24 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP,
là tổng số biên chế đã giao cho 02 đơn vị trước khi hợp nhất.
Điều 6. Cơ chế tài chính
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình dân dụng thành phố Hà Nội thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại
Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ
tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tạm thời giữ nguyên số lượng Phó
Giám đốc Ban, cấp phó người đứng đầu các phòng, đơn vị hiện có thuộc Ban và chỉ
được bổ sung các chức danh lãnh đạo nêu trên khi số lượng ít hơn quy định. Việc
sắp xếp, bố trí lại số cấp phó để đảm bảo đúng quy định trong thời hạn tối đa
03 năm kể từ ngày hợp
nhất, được thực hiện theo thẩm quyền phân cấp về quản lý cán bộ.
2. Đối với những trường hợp đã được bổ nhiệm giữ chức
vụ người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu các phòng, ban và tương đương, sau khi hợp nhất thôi giữ
chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ
lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp
chức vụ lãnh đạo cũ thì
được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo, áp dụng theo quy định tại Quyết
định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ
cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện
toàn tổ chức bộ máy và Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức,
viên chức.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này;
b) Hướng dẫn các đơn vị về trình tự,
thủ tục hợp nhất; về thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, vị trí việc làm,
sắp xếp viên chức và người lao động sau hợp nhất; về rà soát, chuyển giao số lượng
người làm việc (biên chế viên chức), hồ sơ, con dấu, tài liệu có liên
quan đến viên chức, người lao động từ 02 đơn vị hợp nhất về làm việc tại Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội; hướng dẫn việc
thực hiện chính sách đối với viên chức, người lao động trong việc sắp xếp, chuyển
giao.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp cùng Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Kho Bạc Nhà nước thành phố Hà Nội hướng dẫn các sở, ngành, đơn vị được
giao nhiệm vụ chủ đầu tư cùng các Ban quản lý dự án trực thuộc thực hiện trình
tự, thủ tục thanh quyết toán các dự án thực hiện;
b) Hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận
nguyên trạng tài chính, tài sản, cơ sở vật chất của 02 đơn vị hợp nhất. Tham
mưu UBND Thành phố quyết định các phương án xử lý về tài chính, tài sản, cơ sở
vật chất khi có vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình hợp nhất các đơn vị.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
và các cơ quan có liên quan hướng dẫn các đơn vị rà soát, tham mưu trình UBND
Thành phố quyết định giao chủ đầu tư dự án đúng chức năng, nhiệm vụ và
phân cấp của UBND Thành phố.
b) Chủ trì, phối hợp với Giám đốc Ban
Quản lý dự án xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư và các nguồn vốn khác
trong những năm tiếp
theo.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì triển khai phương án sắp xếp tập
trung trụ sở Ban quản lý dự án; chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và
Ban quản lý dự án hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc
chuyển giao trụ sở, các công trình xây dựng.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý dự
án hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất đai (nếu có).
6. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội và Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình văn hóa – xã hội thành phố Hà Nội
Thống kê số lượng biên chế được giao,
số lượng viên chức, người lao động hiện có, kinh phí hoạt động, trang thiết bị,
trụ sở làm việc, hồ sơ, sổ sách, chứng
từ, tài liệu, công nợ; thực hiện thủ tục thu nộp con dấu, khắc dấu mới và các
quyền lợi, nghĩa vụ khác… có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban Quản
lý dự án để thực hiện hợp
nhất.
7. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình dân dụng thành phố Hà Nội
a) Tổ chức tiếp nhận nguyên trạng toàn
bộ tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, tài chính (kể cả các khoản công nợ), tài sản,
trang thiết bị, hồ sơ tài liệu, dự án, đội ngũ viên chức, nhân viên, lao động hợp
đồng và các vấn đề có liên quan khác của hai (02) đơn vị hợp nhất để quản lý
theo đúng quy định. Nhanh chóng ổn định tổ chức, xác định rõ trách nhiệm
của các bộ phận tổ chức và cá nhân, hạn chế thấp nhất việc gây ra xáo trộn công
việc, không làm gián đoạn tiến độ triển khai thực hiện các dự án đang chuẩn bị
đầu tư, triển khai thi công, đang trong quá trình thanh quyết toán để bàn giao sử
dụng.
b) Nhận bàn giao về tài chính, tài sản,
thực hiện chỉ đạo việc thanh quyết toán các dự án theo hướng dẫn của Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội.
c) Thông báo kịp thời tới các nhà tài
trợ (nếu đơn vị có sử dụng vốn ODA) để chủ động trong công việc giải ngân, đảm bảo tiến độ dự
án.
d) Tiếp nhận và kế thừa toàn bộ nhiệm
vụ, quyền hạn của các chủ đầu tư cũ; chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND Thành phố đối
với các dự án do hai (02) đơn vị hợp nhất làm chủ đầu tư. Lập hồ sơ điều chỉnh
chủ đầu tư các dự án được giao, trình UBND Thành phố phê duyệt, điều chỉnh chủ
đầu tư theo quy định.
đ) Ban hành quyết định thành lập, quy
định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng, đơn vị trực thuộc (nếu
có); xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế tài chính; Xây dựng phương án giảm số lượng
cấp Phó thuộc thẩm quyền quản lý trong thời hạn 03 năm để đảm bảo số lượng cấp
phó theo đúng quy định.
e) Xây dựng Đề án vị trí việc làm theo
quy định tại Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc
làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Xác định rõ bản
mô tả và khung năng lực của từng vị trí theo hướng chuyên môn sâu theo từng
lĩnh vực; xác định viên chức và người lao động dôi dư (nếu có) và kiến nghị, đề
xuất cụ thể phương án điều động, tinh giản biên chế theo quy định.
g) Xây dựng Phương án tự chủ tài chính
của Ban, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
h) Triển khai các nội dung khác theo Đề
án số 01/ĐA-BQLDA.DD&CN ngày 10/3/2022 của các Ban Quản lý dự án.
8. Các cơ quan, đơn vị nêu trên có
trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời hạn 30 ngày làm
việc kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành. Trong thời gian thực hiện hợp
nhất, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
thành phố Hà Nội và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa – xã hội
thành phố Hà Nội được tiếp tục sử dụng con dấu theo quy định.
Điều 9. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các quy định trái với quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.
2. Chánh Văn phòng UBND Thành phố;
Giám đốc các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và
Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, thị xã; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng
thành phố Hà Nội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
–
Như Điều 9;
– Thường trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
– Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
– Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
– Công an thành phố Hà Nội;
– Kho bạc Nhà nước
thành phố Hà Nội;
– VPUBTP: Các PCVP, Các phòng: TH, NC, KT, TKBT;
– Cổng Giao tiếp
điện tử Thành phố;
– Trung tâm Tin học – Công báo Thành phố;
– Lưu: VT, SNV(05bản).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Chu Ngọc Anh