Răng sứ có mấy loại, ưu và nhược điểm
Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này không chỉ giúp nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng mà còn giúp cải thiện những khiếm khuyết về răng mà bệnh nhân gặp phải.
Răng sứ kim loại có lớp bên trong được tạo thành từ hợp kim Crom – Coban hoặc Crom – Niken. Loại răng sứ này có khả năng chịu lực cắn khá tốt, bên ngoài bề mặt được phủ một lớp sứ nên có màu sắc trùng với răng tự nhiên. Giá của răng bọc sứ bằng kim loại thuộc phân khúc giá thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Độ bền của răng sứ kim loại thường là từ 3 đến 5 năm.
Răng sứ titan cũng có cấu trúc giống như răng sứ kim loại, tuy nhiên bên trong được phủ một lớp titan. Chất liệu titan được sử dụng rất nhiều trong y học vì không gây dị ứng và có thể kết hợp tốt với tổ chức xương của cơ thể. Thân răng có màu sắc hơi đục và độ bóng không được tự nhiên như răng toàn sứ. Độ bền của răng sứ titan khá cao, khoảng từ 5 đến 10 năm trở lên.
Răng sứ kim loại quý hiếm cũng có phần bền trong được làm từ kim loại. Nhưng chất liệu được thay thế bởi các kim loại quý hiếm như vàng, platin, palladium và phần sứ phủ bên ngoài. Răng sứ kim loại quý có độ bền cao, có thể tương thích với răng và nướu sau nhiều năm sử dụng.
Răng toàn sứ là loại răng được làm hoàn toàn bằng sứ, không có thành phần của kim loại. Hiện nay, răng toàn sứ Cercon CAD – CAM là loại mới nhất, một trong những đột phá cho một thế hệ răng sứ. Toàn bộ quá trình tạo ra loại răng sứ này đều được tiến hành, tính toán và kiểm tra kỹ lưỡng trên máy tính.
Miếng dán sứ Veneer hay còn gọi là Laminate sứ, một số nha khoa tại Việt Nam còn gọi là mặt dán sứ. Miếng dán sứ là một kỹ thuật phục hình thẩm mỹ bảo tồn răng thật rất phổ biến tại Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên tại Việt Nam hình thức này vẫn chưa thực sự phổ biến vì độ phức tạp của quá trình thực hiện và yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, trình độ của bác sĩ và kỹ thuật viên nha khoa.
Mục lục bài viết
5.1 Ưu điểm
Miếng dán sứ không cần tiến hành mài răng quá nhiều, thông thường bác sĩ chỉ lấy đi một lớp mỏng sau đó đúc mặt sứ dán mặt ngoài.
5.2 Nhược điểm
- Độ bền không cao, khi chất dán dần bị thoái hóa hay người dùng cắn vật rắn thì miếng dán có thể bị rơi ra.
- Giá thành tương đối cao, kỹ thuật thực hiện phức tạp.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học mà răng sứ đã có rất nhiều loại, tương ứng với mức thẩm mỹ, độ bền của từng chất liệu. Mỗi loại răng sẽ có chi phí và ưu nhược điểm riêng, khách hàng nên lựa chọn loại răng sứ phù hợp với điều kiện tài chính và tình trạng răng của bản thân.