Review ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất thế kỷ – Thituyensinh.ican.vn
Trong tất cả các ngành học liên quan đến du lịch, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có lẽ là ngành học được nhiều sự quan tâm và thắc mắc của nhiều bạn trẻ. Đáp ứng nguyện vọng đó, bài viết này sẽ trả lời những câu hỏi cơ bản nhất về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cho những sĩ tử có mong muốn theo học.
Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Đại học Thương Mại
Du lịch là gì? Lữ hành là gì? Sự khác nhau giữa du lịch và lữ hành?
Để hiểu được ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu hoạt động du lịch là gì? và lữ hành là gì? nhé.
Du lịch là hoạt động di chuyển khỏi môi trường sống thường xuyên để đến một nơi khác nhằm mục đích nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí và nhiều mục đích khác nhưng không có mục đích kiếm tiền. Chuyến đi liên tục nhưng không kéo dài quá 1 năm. (Theo Tổ chức Du lịch thế giới – World Tourism Organization)
Lữ hành được hiểu là chuyến đi xa và không nhất thiết phải quay về điểm xuất phát ban đầu, được thực hiện bằng các phương tiện và có nhiều mục đích khác nhau.
Như vậy, ta có thể thấy rằng du lịch và lữ hành đều là việc tổ chức và thực hiện chuyến đi từ nơi này đến nơi khác nhưng chỉ có điều khác biệt đó là du lịch là hoạt động có thời gian kéo dài không quá một năm còn lữ hành thì không giới hạn thời gian và có thể không quay trở về.
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học về quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, lên kế hoạch và thiết kế chương trình du lịch.
Học gì khi theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành?
Khi học ngành này, bạn sẽ được tiếp thu những kiến thức phong phú về mọi mặt của đời sống, đặc biệt là về văn hóa, lịch sử. Bạn sẽ được nghiên cứu sâu về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện qua các môn học chuyên ngành như: Văn hóa tổ chức, kinh tế du lịch, Văn hóa du lịch, Marketing du lịch, Phong tục tập quán lễ hội truyền thống, Du lịch tôn giáo – tín ngưỡng, Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Địa lý du lịch, Quản trị sự kiện, …
Ngoài ra, trong thời gian học tập tại trường, sinh viên học Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần rèn luyện và trau dồi các kỹ năng như:
Kỹ năng giao tiếp tốt: Vì tính chất công việc phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng và xử lý nhanh nhạy nhiểu tình huống khác nhau nên đòi hỏi bạn phải có cách ứng xử linh hoạt để giải quyết tốt những mâu thuẫn phát sinh trong công việc.
Kỹ năng ngoại ngữ: Trong xu thế hội nhập, ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là ngành du lịch có sự giao lưu giữa con người trên khắp mọi miền thế giới. Nắm được càng nhiều ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bạn đã nắm bắt trong tay công cụ đắc lực để kết nối và giao lưu văn hóa.
Khả năng tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc: Bạn học quản trị dịch vụ, bạn cần phải biết cách quản lý và điều phối, sắp xếp công việc phù hợp, biết cách xây dựng chiến lược phát triển sẽ là lợi thế cho bạn.
Có vốn hiểu biết rộng: Sinh viên không chỉ trang bị kiến thức chuyên ngành mà cần phải đọc thêm, đi nhiều để mở mang kiến thức thực tiễn. Đặc thù công việc là quảng bá nét đặc trưng của từng vùng miền, danh lam thắng cảnh nên kiến thức sâu rộng về địa lý, kinh tế, văn hóa, ẩm thực,…là điều vô cùng thiết yếu.
Cơ hội việc làm của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành?
Theo Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ – Condé Nast Traveler vừa công bố kết quả giải thưởng do độc giả của tạp chí bình chọn những điểm đến mang lại cho du khách sự vui vẻ, thoải mái, đặc biệt là an toàn trong tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Với tiêu chí này, Việt Nam xếp thứ 9 trong 20 quốc gia là điểm đến yêu thích năm 2020 với 92,12 điểm. Như vậy, Việt Nam nằm trong top 10 điểm đến hàng đầu thế giới. Với tiềm năng đó, hàng loạt các hoạt động dịch vụ du lịch lữ hành xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu, đồng thời cũng đòi hỏi sự chuyên môn nghề nghiệp, nguồn nhân lực năng động,…Việc theo đuổi ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại thời điểm hiện tại và trong tương lai là một hướng đi đúng đắn và phù hợp.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) mỗi năm toàn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm 40 nghìn lao động. Thực tế, sinh viên tốt nghiệp mỗi năm ngành này chỉ vào khoảng 15 nghìn lao động, trong đó có chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhu cầu về nhân lực cao đã tạo ra cơ hội việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn, cùng nhiều chế độ ưu đãi kèm theo.
Mục lục bài viết
Học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành làm công việc gì?
Sinh viên khi được đào tạo các các cơ sở đại học và cao đẳng sẽ có đủ kiến thức để làm việc tại các vị trí như:
Nhân viên điều hành và thiết kế tour du lịch tại các công ty, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về du lịch hoặc nghiên cứu và giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.
Chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị sự kiện.
Hướng dẫn viên du lịch
Giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu.
Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành của riêng mình.
Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cho các bạn sĩ tử chọn lựa. Cùng tham khảo điểm chuẩn, tổ hợp môn xét tuyển tại các trường đại học dưới đây nhé:
Đại Học Thương Mại
Viện Đại Học Mở Hà Nội
Đại Học Hà Nội
Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Đại Học Dân Lập Phương Đông
Đại Học Phan Thiết
Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng
Đại Học Tây Bắc
Đại Học Kinh Tế TPHCM
Đại học Công Nghệ TPHCM
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Đại Học Quy Nhơn