Review tất tần tật về sinh mổ gây mê màng cứng

Sinh mổ là một trong những phương pháp được bác sĩ chỉ định phẫu thuật bắt thai. So với sinh tự nhiên, việc đẻ mổ sẽ gây ảnh hưởng tới mẹ và bé nhiều hơn. Hôm nay GoldCat sẽ review cho các mẹ tất tần tật về sinh mổ gây mê màng cứng. Qua đây , hi vọng các mẹ có góc nhìn chính xác về phương pháp sinh nở đặc biệt này.

1. Sinh mổ là gì ?

Sinh mổ hay thường được gọi là đẻ mổ, là phương pháp sinh nở không thuận theo tự nhiên mà có sự tác động của y học hiện đại. Khi các bác sĩ  thấy dấu hiệu mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ bất thường không thể sinh theo phương pháp tự nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định mổ ( phẫu thuật) bắt thai, để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ và bé.

Để thực hiện thủ thuật sinh mổ ( đẻ mổ), các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê màng cứng , sau đó rạch ở đường bikini và tiến hành bắt thai ra ngoài. Sinh mổ ngày nay chiếm  số lượng lớn tương đương với việc sinh tự nhiên ( sinh thường), nhưng các bác sĩ cũng hạn chế cho các mẹ bầu sử dụng phương pháp này, bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi rất nhiều.

2. Sinh mổ và đẻ thường cái nào đau hơn ?

Phụ nữ từng trải qua sinh đẻ, họ đều phải công nhận rằng cuộc đời chưa có cơn đau nào như đau cho việc sinh nở. Nhưng nhiều mẹ bầu rất băn khoăn không biết sinh mổ và đẻ thường thì biện pháp nào đau hơn. Thực ra đẻ mổ sẽ đau đớn hơn cả. Nhưng không phải tất cả mọi người đều cảm thấy cái đau của nó.

khác nhau giữa sinh mổ và sinh thường

Thường những phụ nữ sinh mổ từ em bé thứ nhất thì các em bé sau đó đều phải sử dụng phương pháp đẻ mổ. Do vậy, họ sẽ ít có sự so sánh được rằng đẻ mổ và sinh tự nhiên phương pháp nào đau hơn. Mà họ chỉ biết sinh mổ rất đau. Khi mổ bé thứ hai, cơn đau tử cung sẽ tăng hơn sinh mổ lần 1.

Còn những  chị em sinh thường lần đầu, nếu lần thứ hai cũng xuôi chèo mát mái, thì cũng khó mà biết cảm giác mổ bắt thai đau như thế nào. Chỉ có các mẹ sinh bé đầu tự nhiên, bé thứ hai mổ mới thấy rằng, đẻ mổ hoàn toàn đau hơn rất nhiều.

3. Vì sao sinh mổ thường đau hơn rất nhiều

Các bác sĩ mô tả rằng, trong cơn đau đẻ, sức chịu đựng của phụ nữ giống như việc những chiếc xương trong cơ thể bị gãy. Và đẻ xong, gần như các chị đều bị kiệt sức. Và sinh thường cũng có nỗi đau riêng, đó là các vết rách, vết rạch tầng sinh môn. Đa phần vết rách tầng sinh môn sẽ khâu sống, nghĩa là không có thuốc tê. Vì vậy sẽ đau đớn vô cùng. Nhưng tình trạng này chỉ kéo dài trong tháng đầu, bởi vết khâu liền là khỏi.

Khác với đẻ thường, việc đẻ mổ chị em cũng có cái thuận lợi, nhưng cơn đau nó sẽ dai dẳng hơn.

+ Sinh mổ có thể sẽ không phải chịu cơn đau đẻ

Trong các trường hợp bắt buộc phải mổ bắt thai, thì sinh mổ  khi cơ thể mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ , mẹ sẽ giảm được cơn đau và không vất vả nhiều.

Trường hợp này đa phần xảy ra ở các mẹ sinh non khi vỡ ối, rỉ ối nên bác sĩ chỉ định mổ bắt thai để cứu mẹ và bé. Hoặc các em bé đã già tuần , nghĩa là hơn 42 tuần mà mẹ không có dấu hiệu chuyển dạ, thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định sinh mổ.

Còn một trường hợp nữa, đó là các mẹ sinh lần một, nên các lần sau cứ đẻ là sẽ sinh mổ chứ không hoặc hiếm trường hợp sinh tự nhiên.

Với tất cả các trường hợp sinh mổ như thế này, do không có cơn đau đẻ nên gần như các mẹ chỉ chịu cơn đau hậu phẫu thuật. Thể lực các mẹ không bị mất mát do các cơn đau chuyển dạ. Do vậy mà hồi phục sau mổ cũng tốt hơn cả về tinh thần và thể xác.

+ Sinh mổ do quá khó sinh dù đã trải qua giai đoạn chuyển dạ

Khi các mẹ bầu chuyển dạ, thực sự không có một cơn đau nào nó lại dai dẳng và đau đớn vậy. Lúc này, các em bé do chật chội trong tử cung nên luôn muốn đạp thúc vào ức của mẹ để chui ra ngoài. Mẹ vừa chịu cơn đau đẻ gò tử cung, vừa bị bé đạp. Có thể cơn đau như này sẽ lên tới tối đa 2 ngày. Như vậy, cơn đau trở dạ như này gần như vắt kiệt sức của mẹ. Cho tới khi bác sĩ hoặc người nhà chủ động xin được sinh mổ.

sinh mổ

Sau khi trải qua 1 đến 2 ngày đau đớn vật lộn , không thể ăn uống các mẹ sẽ đầu hàng và sẽ sinh mổ. Và dĩ nhiên việc sinh mổ này cũng giống như các mẹ ở trường hợp trên. Vẫn là thao tác gây mê tuỷ sống và rạch mổ bắt bé. Nhưng vì phải chịu các cơn đau đẻ, lại mất sức nên hậu phẫu thuật các mẹ gần như kiệt quệ .

 

4. Những giai đoạn đau nhất của sinh mổ mà các mẹ phải nắm được :

  • Đau chuyển dạ

Đau chuyển dạ là dấu hiệu các mẹ chuẩn bị sinh em bé. Thường sẽ là các cơn đau râm ran nhẹ và máu báo một vài chấm ở quần lót. Sau đó là các cơn đau dữ dội hơn. Nếu mẹ nào được chỉ định mổ luôn có thể sẽ không bị đau ở giai đoạn này. Còn mẹ bầu muốn sinh tự nhiên thì sẽ trải qua đoạn đau khủng khiếp này, và cuối cùng khó sinh mới chuyển sang mổ đẻ.

  • Đau ngay sau khi sinh mổ

Trước khi làm phẫu thuật bắt thai, các mẹ sẽ được tiêm mũi gây mê màng cứng. Nghĩa là mũi tiêm này sẽ chọc vào dây thần kinh tuỷ sống ở phần lưng. Sau khi gây mê, các mẹ gần như tỉnh táo cử động từ phần trên cơ thể bình thường. Còn từ phần bụng trở xuống thì sẽ không còn cảm thấy đau đớn hay cảm nhận được việc rạch mổ trên bụng mình.

Sau khi em bé được đưa ra, bác sĩ có thể để bé áp da mẹ, hoặc ít nhất thông báo để bạn nhìn thấy em bé.  Lúc này do có thuốc gây mê, nên các mẹ hoàn toàn không cảm thấy đau đớn gì. Nhưng thường mổ xong các mẹ sẽ thấy lạnh thấu trời đất, lạnh tới bủn rủn. Các mẹ phải tỉnh táo để phân biệt được lạnh run bần bật và co giật để báo y tá hỗ trợ nhé.

Sau 4-6 tiếng phẫu thuật, cơn đau hậu sinh mổ đã bắt đầu. Lúc này các mẹ gần như không thể tự nghiêng người hay ngồi lên được. Cảm giác chỉ cử động nhỏ thôi sẽ cực kì đau đớn toàn thân. Mẹ sẽ phải dùng tới thuốc giảm đau và kháng sinh nhét hậu môn.

  • Đau khi đi vệ sinh

Mặc dù sinh mổ thì vùng kín các mẹ gần như không bị tác động. Sau 1 ngày mổ, ống xông tiểu sẽ rút và mẹ bắt buộc phải tập dậy tự đi vệ sinh cả nhẹ và nặng. Lúc này thuốc giảm đau có thể không dùng nữa, các mẹ gần như phải bò ra nhà vệ sinh để đi tiểu. Còn nếu đi đại tiện thì có thể nói đau đến toát mồ hôi hột luôn. Và các mẹ phải thốt lên lần sau chừa không đẻ nữa.

  • Sinh mổ xong sẽ tập đi

tập đi sau khi sinh em bé

Giai đoạn tập đi cũng khiến các chị em sinh mổ trải qua ngàn đau đớn. Vì trong các ngày đầu đa phần các mẹ đi lom  khom vì đau không thể đứng thẳng được. Nhưng từ ngày thứ 3, các mẹ bắt buộc phải đứng dậy tập đi. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới não bộ, vai gáy và các vùng cơ khác trên cơ thể.

Tập đi sau sinh mổ nó là một cái gì đó ấn tượng với các mẹ đến già luôn. Mặc dù làm chủ được chân là của mình, mà mỗi bước đi vừa nặng, vừa đau đớn.

5. Khi nào vết thương sinh mổ sẽ lành

Đây cũng là thắc mắc của nhiều mẹ. Nên GoldCat cũng review chi tiết để các mẹ nắm được nhé.

  • Liền da bên ngoài vết mổ

Thông thường, nếu mẹ nào có máu lành thì chỉ tầm hơn 10 ngày vết mổ sẽ khô và lành lại. Cái này cũng phụ thuộc vào tay nghề khâu của bác sĩ. Nhưng từ 10 đến 14 ngày là có thể rút chỉ. Tuy lúc rút chỉ có thể chỉ đau nhẹ xíu, và về các mẹ có thể ăn uống các món lành tính để không ngứa hay sưng tấy vết mổ nhé.

  • Liền tử cung bên trong cơ thể

Sinh mổ không chỉ rạch ngoài da, mà còn các lớp cơ và phải rạch tử cung. Thường 10 -14 ngày chỉ là khoảng thời gian lành da. Còn vết thương trong tử cung thì cả tháng mới lành hoàn toàn. Do vậy, các mẹ sẽ cảm thấy thi thoảng nhói đau khó chịu trong cơ thể.

6. Sinh mổ ảnh hưởng tới mẹ và em bé như thế nào ?

  • Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ

Các bác sĩ cũng cho rằng , mỗi lần sinh mổ có thể giảm tuổi thọ của phụ nữ xuống 10 năm.  Nghĩa là khi các vết thương đã lành sẹo nhưng nó vẫn ảnh hưởng tới sức khoẻ các chị em rất nhiều.

Vì khi sinh mổ phải dùng tới thuốc gây mê, nên trong tháng đầu, đa phần các chị em sẽ bị mê man, hay mơ ác mộng.

Sau này dù thời gian qua vài năm, nhưng các mẹ vẫn bị đau cột sống, đau râm ran vùng bụng và ngứa hay nổi mẩn khu vực vết mổ phẫu thuật bắt thai.

  • Sinh mổ cũng ảnh hưởng sức khoẻ của bé

Lúc còn trong bụng mẹ, sẽ không tránh được đờm dãi lọt vào đường thở , họng của bé. Trong lúc sinh thường, em bé chui ra khỏi âm đạo, lực ép của cổ tử cung, âm đạo sẽ khiến các rớt dãi này theo ra ngoài. Vì vậy các em bé sinh thường sẽ ít bị khò khè hay bị các bệnh liên quan tới phổi nhiều.

Mặt khác, cũng trong lúc sinh thường sọ não của bé bị ép nên sau này sẽ ít bị vấn đề thóp hở quá nhiều ( mở khoá đầu).

Còn các em bé sinh mổ thì khác, do không đẩy được đờm dãi nên trong tháng đầu bé hay bị khò khè ngủ, hay nôn trớ và dễ bị viêm phổi hơn. Nên các mẹ sẽ cần chú ý sức khoẻ của các bé sinh mổ hơn nhé.

7. Chăm sóc phụ nữ sau sinh mổ

So với đẻ thường thì sinh mổ sẽ đau đớn và chậm bình phục hơn. Do vậy, phụ nữ đẻ mổ cũng cần phải chăm sóc đặc biệt hơn .

chăm vợ sau khi sinh em bé

  • Nên được nghỉ ngơi nhiều trong tháng đầu sau sinh

Trong tháng đầu, các mẹ sinh mổ cũng dễ bị áp lực, trầm cảm hơn các mẹ sinh thường. Bởi đa phần các mẹ sinh bé tự nhiên sữa sẽ về luôn và đủ sữa cho bé bú. Còn các chị sinh mổ, thường gặp tình trạng ít sữa, mất sữa. Do đó các chị vừa đau đớn vì vết mổ, vừa áp lực khi mất sữa không cho con ăn trực tiếp .

Lúc này các mẹ không có ai hỗ trợ, ngày cũng như đêm lọ mọ pha sữa cho em bé , cộng với đau đớn sẽ sinh ra trầm cảm.

Do vậy trong giai đoạn 1 tháng ngay sau khi sinh mổ, gia đình phải luôn quan tâm tới các mẹ, đỡ đần chăm sóc em bé để mẹ có thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn.

  • Hạn chế cúi xuống

Mặc dù các vết thương ngoài da đã liền, nhưng các mẹ cũng cần hạn chế việc đứng cúi xuống quá nhiều. Bởi sau này các mẹ có thể bị đau lưng rất nhiều.

  • Không bế em bé quá nhiều

Lúc  sơ sinh, các em bé nếu được đặt ngủ tự do sẽ thích ứng và không nhõng nhẽo bắt bế. Nếu các em bé khóc dạ đề, khi kiểm tra em bé khóc không phải do đau đớn thì mẹ cũng hạn chế bế bé lên. Nếu được hãy nằm cho em bé bú và vỗ về cho con tự ngủ. Còn nếu mẹ bế bé và một mình phải bế em bé sẽ bện mẹ, mặt khác sau này mẹ đau lưng vô cùng.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sau sinh mổ chị em cũng không nên ăn quá nhiều vì mong muốn nhanh lại sức. Chế độ ăn cho mẹ sau sinh cũng phải đủ 4 nhóm cơ bản : tinh bột, chất đạm, chất béo, xơ và vitamin. Các mẹ cố ăn nhiều rau xanh để được nhuận tràng, tránh táo bón.

Cũng hạn chế ăn quá nhiều móng giò vì gây ngán, gây đầy bụng khó tiêu, sữa cũng sẽ bị loãng.

Phụ nữ nên duy trì uống thêm canxi, sắt và các vitamin sau sinh để đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

dinh-duong-cho-me-va-be-sau-sinh

8. Chi phí sinh mổ có tốn không ?

Việc sinh mổ cũng tốn khá nhiều so với sinh tự nhiên. Tuy nhiên chi phí cho một ca sinh mổ sẽ phụ thuộc vào viện các chị nằm, bác sĩ các chị lựa chọn mổ và vấn đề bảo hiểm y tế đúng tuyến hay không.

Tuy nhiên, GoldCat cũng review cơ bản riêng chi phí 1 lần mổ đẻ để các mẹ nắm được :

  • Mổ đẻ ở các viện cấp quận, cấp thành phố

Khi thực hiện phẫu thuật ở các viện cấp huyện, thành phố thì chi phí sinh mổ thường không quá tốn. Bởi mẹ sẽ tiết kiệm được chi phí giường nằm nhiều hơn các viện tư.

Mức giá sẽ từ 5-7 triệu cho một ca sinh mổ.

  • Sinh mổ ở viện dịch vụ tầm trung

Nếu không muốn mổ ở viện huyện, tỉnh thì các chị em có thể lựa chọn sinh ở các viện dịch vụ tầm trung.

Ở khu vực phía Bắc thường có Phụ sản Hà Nội, phụ sản Trung Ương, Bưu Điện… giá sẽ từ 10 -15 triệu. Tuỳ vào các dịch vụ phí các mẹ muốn sử dụng.

  • Sinh mổ ở viện cao cấp

Với các chị có điều kiện thì có thể lựa chọn sinh ở phân tầng viện cao cấp hơn. Giá sẽ từ 30 triệu trở lên.

Các viện ở phân khúc này : Thu Cúc, Hồng Ngọc, Vinmec.

  • Chi phí cảm ơn bác sĩ mổ

Chi phí cảm ơn bác sĩ mổ là một phần không bắt buộc. Đây là tấm lòng của người nhà bệnh nhân. Thường khoản chi này sẽ gửi trước khi làm phẫu thuật hoặc ngay sau đó. Nhưng nếu gia đình chuẩn bị quà, thì nên chia sẵn một phần cho bác sĩ mổ chính, phần còn lại cho cả ekip.

Trên đây là tất tần tật review về sinh mổ gây mê màng cứng.  Dẫu biết các cơn đau mổ của các mẹ sẽ khác nhau. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận  những vất vả mà chị em phụ nữ phải trả qua. Mong rằng các chị luôn mạnh khoẻ là điểm tựa tinh thần lớn lao cho các bé.  Các mẹ còn những thắc mắc gì, vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn của GoldCat, chúng tôi luôn hỗ trợ vì sức khoẻ của mẹ và các bé.

Vì sao mẹ sinh mổ nên chọn sử dụng nôi cũi cho bé. 

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM

MST:0106569607

?

Lienhe@goldcat.vn

☎08.3738.8686?

CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)