Rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 là gì?
Điều khoản 6.1 của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có đề cập tới Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội. Vậy rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 là gì?
Xem thêm Tiêu chuẩn ISO 14001
RỦI RO LÀ GÌ?
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 định nghĩa:
Rủi ro là ác động của sự không chắc chắn.
CHÚ THÍCH 1: Tác động là một sai lệch so với dự kiến – tích cực hoặc tiêu cực.
CHÚ THÍCH 2: Sự không chắc chắn là tình trạng, dù chỉ là một phần, thiếu hụt thông tin, liên quan tới việc hiểu hoặc nhận thức về một sự kiện, hệ quả của sự kiện đó, hoặc khả năng xảy ra của nó.
CHÚ THÍCH 3: Rủi ro thường được đặc trưng bởi sự dẫn chiếu đến “sự kiện” (định nghĩa tại TCVN 9788:2013, 3.5.1.3) và “hậu quả” (định nghĩa tại TCVN 9788:2013, 3.6.1.3) tiềm ẩn, hoặc sự kết hợp giữa chúng.
CHÚ THÍCH 4: Rủi ro thường thể hiện theo cách kết hợp các hệ quả của một sự kiện (bao gồm cả các thay đổi về hoàn cảnh) và “khả năng xảy ra” (định nghĩa tại TCVN 9788:2013, 3.6.1.1) kèm theo của sự cố.
RỦI RO VÀ CƠ HỘI LÀ GÌ?
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 định nghĩa:
Các kết quả bất lợi tiềm ẩn (mối đe dọa) và các kết quả có lợi tiềm ẩn (cơ hội).
MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG
Đánh giá rủi ro môi trường theo ISO 14001 giúp doanh nghiệp:
- Lường trước được các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chưc
- Hạn chế, giảm thiểu và ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực tới tổ chức và môi trường
- Đảm bảo Hệ thống quản lý môi trường vận hành một cách trơn tru
- Không bỏ lỡ các cơ hội có thể cải tiến hệ thống và phát triển
CÁC NỘI DUNG CẦN CÓ KHI XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ CƠ HỘI TRONG ISO 14001:2015
Các nội dung khi xác định rủi ro và cơ hội trong Hệ thống quản lý môi trường được thể hiện qua các câu hỏi sau:
- Xác định các mối đe dọa tiềm ẩn như thế nào?
- Làm cách nào để ngăn ngừa, giảm bớt những tác động không mong muốn?
- Làm thế nào để đảm bảo rằng đạt được các kết quả dự kiến?
- Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quy trình được vận hành chính xác?
- Các hành động quản lý rủi ro sẽ được thực hiện khi nào và như thế nào?
- Các ưu tiên và tác động chi phí của mỗi mối đe dọa là gì?
- Những mối đe dọa và cơ hội có thể đến từ đâu?
- Ai là đối tượng tiềm năng có thể giúp xác định và đối phó với rủi ro và cơ hội?
- Cách đánh giá, kiểm tra và cập nhật như thế nào
CÁC YÊU CẦU KHI XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ CƠ HỘI THEO ISO 14001
Khi xác định rủi ro và cơ hội, các tổ chức phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Phải thiết lập hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
- Rủi ro và cơ hội phải được xem xét trong tổ chức và bối cảnh của tổ chức
- Rủi ro và cơ hội phải tính tới nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan
- Xác định rủi ro và cơ hội phải thuộc phạm vi của Hệ thống quản lý môi trường
- Phải xác định các rủi ro và cơ hội liên quan tới khía cạnh môi trường
- Phải tính tới các tình huống khẩn cấp khi xác định rủi ro và cơ hội
- Phải duy trì thông tin dạng văn bản về rủi ro và cơ hội
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG
Bước 1: Xây dựng kế hoạch giải quyết rủi ro và cơ hội
Để quản lý và đánh giá rủi ro một cách hiệu quả, tổ chức cần lập thành văn bản một kế hoạch mô tả hình thức và thời điểm rủi ro. Trong đó phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các mối đe dọa, cơ hội sẽ được đánh giá và ai là người tham gia vào quá trình đánh giá.
Bước 2: Nhận dạng rủi ro
Tổ chức cần xác định một cách có hệ thống những rủi ro liên quan đến phạm vi của Hệ thống quản lý môi trường có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt được các mục tiêu môi trường và sự tuân thủ nghĩa vụ môi trường. Việc xác định rủi ro cần được thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan để đảm bảo rủi ro không bị bỏ sót.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Khi đã xác định được tất cả các mối nguy và rủi ro liên quan có thể ảnh hưởng đến Hệ thống quản lý môi trường, ở bước tiếp theo doanh nghiệp cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro và xếp hạng rủi ro cần được ưu tiên hành động trước. Đánh giá sai rủi ro sẽ khiến toàn bộ hệ thống gặp rắc rối. Sau khi xem xét kết quả đánh giá rủi ro, Ban lãnh đạo phải tham gia hỗ trợ lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro. Các phương pháp đánh giá rủi ro định lượng thường được sử dụng trong giai đoạn này.
Bước 4: Hành động ứng phó
Đối với mỗi rủi ro được xác định, tổ chức phải phải thiết lập một mức độ giảm thiểu thích hợp. Mức độ này sẽ đạt được thông qua việc triển khai kế hoạch giảm thiểu rủi ro.
Bước 5: Đánh giá kết quả giảm thiểu rủi ro
Khi hành động ứng phó được hoàn thành, tổ chức cần lặp lại hoạt động đánh giá giống như ở bước 3 để kiểm tra tính hiệu quả của kế hoạch giảm thiểu rủi ro.
Bước 6: Báo cáo cho Ban lãnh đạo
Báo cáo là hành động cần thiết để thông báo cho Ban lãnh đạo và các bên liên quan khác rằng các rủi ro đang được quản lý một cách thích hợp. Báo cáo dựa trên dữ liệu thực tế, dữ liệu này phải được cập nhật và xem xét trong thời gian thích hợp
Bước 7: Giám sát quản lý rủi ro
Việc giám sát liên tục có hệ thống và chính thức với việc thực hiện quản lý rủi ro và các kết quả đầu ra được tiến hành căn cứ vào các chỉ số hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo sự tuân thủ và hiệu quả của quá trình. Việc giám sát có thể có nhiều hình thức bao gồm tự đánh giá và đánh giá nội bộ hoặc đánh giá chi tiết của các chuyên gia độc lập bên ngoài.
MẪU KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT RỦI RO VÀ CƠ HỘI TRONG EMS
STT
Rủi ro/Cơ hội
Biện pháp
Kế hoạch thực hiện
Đánh giá hiệu lực
Nội dung thực hiện
Thời gian hoàn thành
Trách nhiệm
BẢNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT
STT
Vấn đề/ Quá trình/ Bên quan tâm
Kết quả dự kiến
Rủi ro
Đánh giá rủi ro
Cơ hội
Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
Khả năng xảy ra
Hậu quả xảy ra
Điểm rủi ro
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
A. Rủi ro và cơ hội liên quan tới các vấn đề bên ngoài
B. Rủi ro và cơ hội liên quan tới các vấn đề bên trong
C. Rủi ro và cơ hội liên quan tới các bên quan tâm
D. Rủi ro và cơ hội liên quan tới các quá trình
Ghi chú: (7) = (5) x (6)
CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ CƠ HỘI VỀ MÔI TRƯỜNG
STT
Khả năng xảy ra
Hậu quả xảy ra
Điểm
Tổng điểm đánh giá
1
Hiếm khi
Không đáng kể
1
1 điểm – 10 điểm → Thấp
2
Ít khả năng
Nhẹ
2
3
Có khả năng
Đáng kẻ
3
11 điểm – 15 điểm → Cao
4
Nhiều khả năng
Nghiêm trọng
4
16 điểm – 25 điểm → Rất cao
5
Chắc chắn
Rất nghiêm trọng
5
Lưu ý:
- Đối với các rủi ro rất cao và cao: Tổ chức phải xây dựng biện pháp hành động cho các rủi ro này → Đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp giải quyết rủi ro.
- Đối với các rủi ro thấp: Khuyến khích tổ chức đưa ra biện pháp hành động.
→ Xem thêm Tư vấn ISO 14001
————————————————————————————————————————————————-
Để được tìm hiểu rõ hơn về Rủi ro và cơ hội trong ISO 14001 hoặc dịch vụ chứng nhận ISO 14001 Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số Hotline: 0948.690.698 hoặc Emai: [email protected]