SDN Là Gì? Ứng Dụng Của SDN – VinaHost

SDN Là Gì? Ứng Dụng Của SDN

Bài viết này sẽ giới thiệu về SDN và ứng dụng của nó. Nếu bạn cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ VinaHost qua Hotline 1900 6046 ext.3, email về [email protected] hoặc chat với VinaHost qua livechat https://livechat.vinahost.vn/chat.php

1. Giới thiệu thuật ngữ SDN là gì?

Software-defined networking (SDN) là một kiến trúc mạng hiện đại. Đặc điểm chính của SDN là sự tách biệt của mặt phẳng dữ liệu (data plane) và mặt phẳng điều khiển (control plane) trong router và switch. Nói cách khác, tất cả các thiết bị mạng trong 1 hệ thống được điều khiển thông qua 1 giao diện controller ( quản lý tập trung – centralized Control) là các phần mềm chạy trên máy chủ và tách biệt hẳn với thiết bị mạng.

SDN giúp cải thiện hiệu năng của hệ thống bởi khả năng ảo hóa mạng lưới ( Network Virtualization). Nhân viên quản trị mạng có thể thiết lập và điều khiển luồng dữ liệu ngay từ giao diện controller và không cần kết nối và xử lý ở từng thiết bị mạng, giúp tiết kiệm thời gian xử lý, giảm thiểu rủi ro khi thac tác trực tiếp với thiết bị.

2. Mô hình mạng truyền thống (Traditional Network Infrastructure)

– Mô hình truyền thống đề xuất cách kết nối mạng truyền thống sử dụng phần cứng chuyên dụng như Switch, Router, FW vật lý … để kiểm soát lưu lượng mạng. Mô hình truyền thống sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô và bảo mật.

– Control plane và data plane nằm cùng trên 1 thiết bị, bất kỳ tác động  nào trong hệ thống đều phụ thuộc vào cấu hình thiết bị mạng trên thiết bị. Các thiết bị mạng hoạt động độc lập với nhau dưới sự quản lý phân tán.

Mô hình mạng truyền thống.

Nhược điểm của mô hình mạng truyền thống:

+ Chi phí cao

+ Khả năng mở rộng thấp

+ Không hỗ trợ lập trình phần mềm

+ Quản lý phân tán ( Distributed Control)

+ Khó troubleshoot khi có sự cố vì hệ thống bị phân tán

+ Chuyển tiếp tất cả các gói tin, không có sự ưu tiên giữa các dịch vụ

+ Mô hình truyền thống thì data plane và control plane sẽ nằm cùng trên 1 thiết bị

3. Mô hình hiện đại của SDN

Kiến trúc cơ bản của mô hình SDN gồm 3 thành phần chính: Application Plane, Centralized Control Plane và Data plane

Kiến trúc mạng SDN chia thành ba lớp riêng biệt, được kết nối thông qua các API.

Lớp điều khiển (control layer) đại diện cho phần mềm điều khiển SDN tập trung, hoạt động như một bộ não của SDN. Bộ điều khiển này nằm trên một server và quản lý các chính sách cũng như luồng lưu lượng trên toàn mạng.

Lớp cơ sở hạ tầng được tạo từ các switch vật lý, router ở trong mạng.

Ba lớp này giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng các API (Application Programming Interface) southbound và northbound.

4. Cách hoạt động

SDN là tên gọi chung, bao gồm nhiều loại công nghệ, gồm có phân tách chức năng, ảo hóa mạng và tự động hóa thông qua ứng dụng hỗ trợ ngôn ngữ lập trình.

SDN sẽ bóc tách control plane khỏi data plane, nghĩa là dữ liệu sẽ tiếp tục hoạt động trên các router và switch. Trong khi người quản trị sẽ tạo ra một giao diện trung tâm quản trị tập trung dựa trên ngôn ngữ lập trình để kiểm soát, điều phối và mở rộng hệ thống mạng.

Khi người quản trị đã xây dựng được 1 dashboard ( Web Portal GUI) để quản lý toàn bộ hệ thống, chúng ta sẽ có thể xây dựng các công cụ tự động hóa và viết các APIs để tích hợp vào các nền tảng khác. Hiện tại Cisco có các công cụ như ACI để tích hợp các thiết bị của bên thứ 3 như FW, Load balance để người quản trị có thể lập trình thông qua các APIs được cung cấp.

5. Ưu điểm của SDN

– Điều khiển lưu lượng: có khả năng ưu tiên, loại bỏ, chặn các packet của 1 dịch vụ cụ thể với độ chính xác cao. Ưu điểm này thể hiện rõ hơn trong mảng Cloud Computing mà ở đó nhiều luồng dữ liệu được đổ vào và cho phép người quản trị quản lý lưu lượng In/Out một cách hiệu quản, linh hoạt và chính xác hơn so với mô hình truyền thống

– Quản lý mạng thông qua bộ điều khiển tập trung và giao diện quản trị. Người quản trị chỉ cần thao tác trên 1 controller tập trung để gửi các chính sách thay đổi xuống các switch được kết nối với nhau.

– Giảm thiểu tài nguyên hardware: SDN hỗ trợ ảo hóa phần cứng và dịch vụ mà trước đây chỉ chạy trên phần cứng chuyên dụng. Giảm thiếu chi phí hạ tầng và chi phi hoạt động

– Góp phần thúc đẩy vào sự ra đời của công nghệ SD-Wan. SD-Wan sử dụng khả năng ào hóa của SDN để tạo ra một mạng riêng ảo để kết nối với controller để gửi lưu lượng tới.

6. Ứng dụng của SDN

– DevOPS: SDN phù hợp với xu thế DevOps do có ưu thế về tự động hóa ứng dụng, nâng cấp và triển khai.

– Nhà cung cấp Internet: SDN giúp nhà cung cấp dịch vụ Internet đơn giản hóa và tự động hóa việc triển khai hạ tầng mạng để quản lý và kiểm soát thiết bị mạng đầu cuối

– Security: bảo mật hệ thống mạng với khả năng quản lý tập trung, tự động hóa và đơn giản hóa cách vận hành Firewall để tạo ra 1 hệ thống tường lửa phân tán để bảo vệ các máy ảo. Ngoài ra hệ thống này còn cho phép nhân viên quản trị theo dõi, thay đổi các thiết lập và kiểm soát hoạt động của hệ thống.

Chúc bạn thực hiện thành công!

No related posts.

Was this article helpful?

21

21

Xổ số miền Bắc