SKKN Đề xuất một số giải pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần hạn chế tình trạng máy móc sao chép văn mẫu – O₂ Education

SKKN Đề xuất một số giải pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần hạn chế tình trạng máy móc sao chép văn mẫu

SKKN Đề xuất một số giải pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần hạn chế tình trạng máy móc sao chép văn mẫu trong dạy học chuyên đề Thơ ca Cách mạng Việt Nam

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Xuất phát từ thực tế cuộc sống
Trong bức tranh đa màu của cuộc sống thực tế, ở mọi lĩnh vực, hoạt động
kiểm tra, đánh giá là hoạt động thường xuyên diễn ra với mục đích thúc đẩy sự
phát triển nhằm hướng tới một cuộc sống có chất lượng hơn, tốt đẹp hơn. Và
lĩnh vực giáo dục với hoạt động kiểm tra đánh giá diễn ra hàng ngày không chỉ
gắn với việc hình thành phẩm chất và nhân cách của tuổi trẻ học đường khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn luôn có sự gắn bó song hành cùng cuộc
sống. Kết quả của kiểm tra đánh giá và những lời nhận xét trong giáo dục có sự
tác động lớn, thậm chí có thể làm thay đổi cuộc đời con người trong cuộc sống,
có thể góp phần làm mất đi niềm tin, động lực phấn đấu của con người nhưng
cũng có thể lại góp phần làm nên một con người có ích hoặc đôi khi còn góp
phần làm nên một thiên tài của thế giới. Ý tưởng tìm hiểu sâu hơn về hoạt động
kiểm tra đánh giá nói chung bắt đầu đến khi người nghiên cứu đọc được bài viết:
“Ghi nhận xét học bạ, hãy thận trọng “bút sa gà chết”” của tác giả Đinh Thúy
Hằng trên trang Giaoduc.net.vn ngày 17.5.2016. Lời nhận xét đánh giá “Còn vi
phạm nội quy trường lớp, hay có những hành động bất thường” dù giáo viên
chưa một lần gặp mặt phụ huynh vì những biểu hiện khác lạ trong bài báo ấy đã
khiến người viết băn khoăn trăn trở về cách đánh giá học sinh nói chung, cách
kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn nói riêng bởi không biết với lời nhận xét
ấy trong cuốn học bạ song hành với các em trong hành trình thời gian dài rộng
phía trước, cuộc sống của các em sẽ ra sao?
Xin được giới thiệu một ví dụ điển hình khác: Thomas Alva Edison sinh
ngày 11/2/1847, mất ngày 18/10/1931, sinh ra và lớn lên tại Mỹ, là một trong
những nhà khoa học, nhà bác học lừng danh nhất lịch sử. Ông đã sáng chế ra rất
nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống con người, nổi tiếng nhất là bóng đèn,
máy hát, máy ghi âm… Trước khi qua đời, Edison đã nắm giữ tổng cộng
hơn 1.500 bằng sáng chế trên thế giới. Thế nhưng ít ai biết rằng, ông đã từng bị
6
đánh giá là đứa trẻ kém cỏi, thiểu năng. Chính lời nói dối của người mẹ đã
giúp Edison có được thành công sau này và đó cũng là câu chuyện kinh điển khi
nói về cách dạy dỗ và cách chúng ta đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá và
nhận xét trong đánh giá.
Tuổi thơ của Edison không hề trôi qua suôn sẻ và bình thường như bao đứa
trẻ khác. Cậu bé kháu khỉnh nhưng thường bị chê là ngu dốt, thậm chí là thiểu
năng. Có một lần, thầy giáo của Edison phải than phiền: “Edison không chịu học
hành hẳn hoi gì cả, chỉ toàn làm phiền người khác bằng những câu hỏi chẳng
đâu vào đâu. Hôm qua cậu ta còn hỏi: Tại sao 2 cộng 2 lại bằng 4? 2 cộng 2 thì
đương nhiên là bằng 4, lại còn hỏi vớ vẩn gì nữa. Cậu ta chỉ làm ảnh hưởng xấu
đến các bạn khác mà thôi!”.
Khi Edison khoảng 7 tuổi, cậu bé từ trường trở về và hào hứng đưa cho mẹ
là bà Nancy Elliott một tờ giấy của giáo viên gửi về nhà. Edison nói với mẹ
bằng giọng hồ hởi: “Mẹ ơi, thầy giáo bảo con đưa mẹ tờ giấy này”. Bà Nancy
nhanh chóng mở ra xem nhưng vừa đọc dứt, nước mắt bà giàn giụa, bật khóc
nức nở. Tò mò không biết bên trong lá thư viết gì, Edison đã gạn hỏi mẹ. Lúc
này, bà Nancy mới lấy lại bình tĩnh, đọc cho con trai nghe: “Con trai của bà là
một thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên của chúng tôi không đủ khả năng để
đào tạo cậu bé. Bà hãy tự dạy dỗ con trai mình”. Chính vì thế, Edison chỉ nhập
học trường Port Huron, bang Michigan, Mỹ, được đúng 3 tháng thì được mẹ cho
tự học ở nhà. Chính tay bà Nancy đã dạy dỗ con trai học hành, đồng thời dạy
con rất nhiều bài học cuộc sống quý giá khác. Mọi chuyện cứ trôi qua như thế
cho đến khi bà Nancy qua đời vào năm 1871, lúc này ông Edison cũng đã đạt
được một số thành tựu đáng kể. Sự ra đi của người mẹ đã để lại nỗi mất mát lớn
trong lòng ông nhưng điều đó vẫn chưa là gì so với việc ông Edison vô tình
khám phá ra sự thật về lời nói dối của mẹ mình năm xưa: Trong lúc dọn dẹp lại
những tài liệu cũ của mẹ mình, ông Edison đã tìm thấy một mẩu giấy cũ, xếp
gọn trong ngăn tủ. Tò mò mở ra xem, Edison vô cùng bất ngờ khi phát hiện đó
là những dòng chữ của người thầy năm xưa ở trường tiểu học, trong đó có ghi:
“Con trai ông bà là đứa trẻ đần độn. Chúng tôi không chấp nhận cho cậu bé đến
7
trường nữa”. Lúc đó, Edison mới nhận ra những lời nói năm xưa của mẹ là nói
dối – Đó là lời nói dối của người mẹ không muốn con bị tổn thương nhưng cũng
chính là lời nói dối đầy tính nhân văn của một nhà giáo tuyệt vời khi trở thành
người thầy của đứa con mình. Để làm lên một nhà phát minh vĩ đại Edison phải
có rất nhiều yếu tố nhưng trong đó không thể không nói tới động lực được tạo
lên từ lời nói của người mẹ khi cố tình đọc sai bức thư của người thầy “Con trai
của bà là một thiên tài”. Nếu thực sự được biết những lời nhận xét đánh giá của
người thầy năm ấy khi 7 tuổi, liệu Edison sẽ ra sao và thế giới có thể có được
những phát minh vĩ đại mà chính chúng ta đang thụ hưởng? Tất nhiên đây chỉ là
một trường hợp trong cuộc sống thực tế nhưng câu chuyện chắc chắn cũng sẽ
gợi lên suy nghĩ của mỗi chúng ta về cách đánh giá và tầm quan trọng của việc
đưa ra những nhận xét trong đánh giá. Đó là lý do người viết nghiên cứu đề tài
này.
2. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục
Dạy học là một quá trình và kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu
trong quá trình giáo dục. Là người tham gia trực tiếp trong quá trình dạy học,
người giáo viên càng cần phải ý thức một cách sâu sắc vai trò và tính thiết yếu
của việc nắm vững phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh.
Trong lộ trình giảng dạy hiện nay, giáo viên đang dần tiếp cận với chương
trình Giáo dục phổ thông mới: Nội dung chương trình thay đổi, phương pháp
dạy học thay đổi nên kiểm tra, đánh giá cũng phải có sự đổi mới, bởi thế cần
thiết phải tìm hiểu về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực của học sinh.
Hơn nữa, kiểm tra, đánh giá là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc đảm
bảo tính hiệu quả của đổi mới dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy
học nói riêng. Phương pháp dạy học mới thể hiện ở kết quả của kiểm tra, đánh
giá và việc kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần điều chỉnh những phương pháp dạy
học mới sao cho hiệu quả và có tính thiết thực nhất. Khi tiến hành quá trình dạy
học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như
kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học. Muốn biết có hiệu quả hay không, người
8
giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều
chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các
phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của
quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra, đánh giá là cơ sở và là động lực để thúc
đẩy sự đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, quá trình dạy và học nói chung,
hướng tới đạt được mục tiêu giáo dục: Hình thành phẩm chất, năng lực cho học
sinh. Chính điều này cũng góp phần không nhỏ hạn chế tình trạng đang là vấn
đề gây nhức nhối gợi nhiều tranh luận hiện nay: Học sinh sao chép văn mẫu một
cách máy móc dẫn tới triệt tiêu cảm xúc và sự sáng tạo của chính mình. Bởi vậy
việc tìm hiểu và thực hiện tốt hoạt động kiểm tra đánh giá là cách thực hiện tốt
nhất chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, chiều
ngày 12/8/2021 tại hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2020-2021 và triển
khai nhiệm vụ năm học 2021-2022: Chấm dứt văn mẫu trong học đường. Với
một số lý do cơ bản trên, thiết nghĩ việc tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp đề
xuất cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
là điều cần thiết. Bởi thế người viết đã lựa chọn báo cáo sáng kiến “ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC GÓP PHẦN HẠN CHẾ TÌNH
TRẠNG MÁY MÓC SAO CHÉP VĂN MẪU TRONG DẠY HỌC CHUYÊN
ĐỀ THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM – NGỮ VĂN 11″. Từ cơ sở lý luận về
nội dung vấn đề nghiên cứu là hoạt động kiểm tra, đánh giá theo hướng phát
triển phẩm chất năng lực học sinh, người viết định hướng vận dụng vào một
chuyên đề cụ thể: Chuyên đề Thơ ca Cách mạng Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 11.
____________________________
9
PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Người viết đã tiến hành tìm hiểu vài nét về thực trạng kiểm tra, đánh giá
học sinh hiện nay, trên cơ sở đó thấy được sự cần thiết của việc đề xuất giải
pháp về kiểm tra, đánh giá.
Để có cái nhìn khách quan về vấn đề đang nghiên cứu, người nghiên cứu
sáng kiến đã tiến hành khảo sát trên 2 đối tượng: Thứ nhất, toàn bộ các thầy cô
dạy bộ môn Ngữ văn tại cơ sở đang công tác, Thứ 2 là học sinh của 3 lớp bất kì
được chọn ngẫu nhiên trong nhà trường
PHỤ LỤC 1

Họ và tên: ………………………… Ngày …. tháng …. năm ……
(Có thể ghi hoặc không)
PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Câu 1: Theo thầy (cô), việc kiểm tra đánh giá trong dạy học có quan trọng không?
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
Câu 2: Trong thực tế giảng dạy hiện nay, thầy cô xác định mục đích cơ bản nhất của
hoạt động kiểm tra đánh giá là gì?
Kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh
Kiểm tra để lấy điểm số để tổng kết cho học sinh
Kiểm tra để rèn năng lực và phẩm chất của học sinh
Cả 3 ý kiến trên
Câu 3: Theo thầy (cô), mối quan hệ giữa hoạt động kiểm tra đánh giá và phương
pháp dạy học có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Tách rời
Song hành
Tác động qua lại

10

Câu 4: Thầy (cô) có thể kể tên các hình thức kiểm tra cơ bản mà thầy (cô) đã sử dụng
trong giảng dạy?
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
……………………………………………………….
Câu 5: Theo thầy (cô), để việc kiểm tra đánh giá trong dạy học đạt hiệu quả,
người giáo viên cần ….?
Xác định rõ mục đích của kiểm tra, đánh giá
Lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phong phú
Giải thích, phản hồi và xử lý kết quả đánh giá khách quan, khoa học và
hiệu quả
Cả 3 ý kiến trên
Xin chân thành cảm ơn thầy (cô)!

PHỤ LỤC 2

Họ và tên: ………………………… Ngày …. tháng …. năm ……
(Có thể ghi hoặc không)
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
Câu 1: Bạn tự đánh giá như thế nào về việc học tập bộ môn Ngữ văn của mình?
Tốt
Khá
Đạt
Chưa đạt
Câu 2: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào bạn cảm thấy khó khăn
nhất trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn?
Soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Không tự tin khi tham gia các hoạt động nhóm
Không giỏi thuyết trình khi thực hiện các bài tập kiểm tra thường xuyên

11

Khó khăn trong kĩ năng viết khi phải làm những bài kiểm tra định kì
Câu 3: Bạn có thích đọc những bài văn mẫu hay không?
Rất thích
Thích
Bình thường
Không
Câu 4: Khi đọc một bài văn mẫu, bạn thường ….?
Học thuộc lòng cả bài
Học cách triển khai
Học cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ
Chỉ học những điều mình cảm thấy thú vị
Câu 5: Bạn có đồng tình với việc máy móc chép lại các bài văn mẫu?
Đồng tình
Không đồng tình
Phê phán
Tùy từng trường hợp
Câu 6: Bạn có thích được tham gia trực tiếp vào việc đánh giá các bạn học khác
và đánh giá chính mình?
Rất thích
Thích
Bình thường
Không
Xin chân thành cảm ơn bạn!

Từ việc thu thập thông tin và phân tích kết quả của phiếu khảo sát cùng
với những quan sát và trải nghiệm trong thực tế giảng dạy, người nghiên cứu
đưa ra một vài nhận xét về những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kiểm tra,
đánh giá như sau:
1. Những ưu điểm
Kiểm tra, đánh giá là việc làm thường xuyên đã và đang diễn ra trong quá
trình hoạt động giáo dục hiện nay ở các nhà trường phổ thông nói chung và
12
trường THPT nơi tôi đang công tác giảng dạy nói riêng. Cập nhật cùng sự đổi
mới của dạy và học, quá trình kiểm tra đánh giá cũng đang có sự thay đổi theo
chuyển biến tích cực.
Các giáo viên đã thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá
(87% đánh giá đây là công việc quan trọng, thậm chí rất quan trọng); Có thầy
cô bước đầu đã nắm được mục đích kiểm tra, đánh giá cơ bản (70%) và coi quá
trình kiểm tra là một hoạt động học có tác động qua lại với phương pháp dạy
học, quyết định sự thay đổi phương pháp dạy học (80%). Một số phương pháp
đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực đã được chú ý như việc các
giáo viên đã khá linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức đánh giá, đã chú ý
tới đặc thù của bộ môn Ngữ văn để có hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp
nhằm không chỉ phát huy năng lực, phẩm chất chung mà còn phát huy năng lực
của bộ môn, đặc biệt là phát huy năng lực ngôn ngữ – một đặc trưng của bộ môn
Ngữ văn.
Học sinh nhận thức khá rõ tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong
quá trình học tập. Học sinh cũng bước đầu được tham gia vào quá trình đánh giá
khi các em phải theo dõi, nhận xét, bổ sung cho các bạn trong các hoạt động học
diễn ra trong giờ học và thích, thậm chí rất thích được trực tiếp tham gia vào
việc đánh giá bạn học và đánh giá chính mình (87%).
2. Những hạn chế còn tồn tại, đặc biệt tình trạng máy móc sao chép văn mẫu và
một số nguyên nhân cơ bản
Về phía giáo viên: Một vài yếu điểm của kiểm tra đánh giá học sinh trong
giáo dục phổ thông hiện nay: Chưa xác định rõ triết lý đánh giá: đánh giá để
làm gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở
học sinh?…
Đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh nhận ra
mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu bài học/chuẩn kiến thức, kỹ
năng… Đánh giá không làm học sinh lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin. Đánh giá
phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản hồi
để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh
13
cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải
nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự
đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học. Hiện nay vẫn còn
có giáo viên mới chỉ tập trung vào đánh giá kết quả học tập, để xếp loại học
sinh…
Vẫn còn đâu đó việc đánh giá chỉ là kiểm tra sự học thuộc bài (ghi nhớ),
làm lại theo các kiểu, dạng bài mẫu đã cho… sẽ triệt tiêu sự phát triển, sự nỗ lực
vươn lên ở người học.
Hiện tại đâu đó vẫn còn tình trạng đánh giá (chấm điểm) mà không có sự
phản hồi cho học sinh. Cô chấm bài kiểm tra, thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê
“sai”, “làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa giải thích
được rõ cho học sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số GV chấm bài có sự
phản hồi nhưng phản hồi không đủ, phản hồi tiêu cực, không mang tính xây
dựng (Vi dụ, GV phê: làm sai, làm ẩu, không hiểu…làm học sinh mất niềm tin,
không có động lực để sửa lỗi), làm cho người học chán nản… Khi phản hồi của
GV đối với bài làm của HS mang sắc thái xúc cảm âm tính, tiêu cực, có thể làm
học sinh xấu hổ, mất tự tin. Bên cạnh đó, nếu GV có phản hồi chung (chữa bài
kiểm tra trên lớp) lại thường đưa ra lời giải đúng theo cách tư duy “áp đặt” của
GV, mà ít đưa ra phân tích mổ xẻ những cách tư duy chưa phù hợp của học sinh
dẫn đến sự sai sót. Đánh giá lại khuôn vào một số kiểu dạng bài văn, không
nhằm bộc lộ năng lực suy nghĩ, sự trải nghiệm đa dạng, phong phú của người
học, tức tập trung vào một số kiểu đề thi và chỉ để đáp ứng các kỳ thi, điều này
làm cho quá trình dạy học bị bóp méo chỉ để phục vụ mục đích thi cử, nên dễ
xảy ra hiện tượng học sinh học tủ và thi xong có lẽ không nhớ được nhiều hoặc
chẳng còn nhớ gì hết.
Một điểm nữa là hiện nay, có GV còn sử dụng nhiều hình thức kiểm tra
cũ: Dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết… , và thông
qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính giáo viên cũng không rõ
mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh (Tất nhiên không phải
hoàn toàn nói không với hình thức kiểm tra, đánh giá cũ). Khi giáo viên chưa đa
14
dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ
khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học (như năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh
giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm,
bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp… đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ
sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thông qua tương tác nhóm, thông qua các
sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu
luận, …, thì giáo viên chưa làm được vì nhiều lý do.
Thực tế giáo viên thường kiểm tra đánh giá dựa trên những kinh nghiệm,
họ soạn câu hỏi kiểm tra miệng, hay bài kiểm tra 15 phút, bài thi 1 tiết hoặc học
kỳ phần lớn dựa trên kinh nghiệm. Giáo viên (để đảm bảo an toàn, không dám
thay đổi và tránh sự tranh luận) chọn kiểu câu hỏi, cách thức ra đề thi đánh giá
học sinh chủ yếu do bắt chước những đề mẫu, theo “sách”… mà ít khi để ý đến
mục tiêu đo lường, đánh giá, ít khi suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc ra đề thi
hay đề kiểm tra là nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng gì, đặc biệt là kiểm tra năng
lực gì trong đó, họ không định hình rõ ràng.
Điểm nữa là, sau mỗi bài kiểm tra/ kỳ thi, có giáo viên còn quan tâm quá
nhiều đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không
nghĩ rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinh
nghiệm…đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở học sinh,
để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Nhiều giáo viên chỉ quan tâm, kiểm tra
đánh giá để có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chế…mà quên rằng kiểm tra
đánh giá còn có nhiều chức năng khác…
Một hạn chế đáng lưu tâm là: Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá
trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết
mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng
kiến thức/kĩ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Không chỉ
GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là HS
phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh
giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, HS mới tự phản hồi
15
với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so
với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp
hình thành năng lực của HS, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá,
giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập.
Nhưng thực tế có giáo viên chưa làm được điều này…
Về phía học sinh:
Rất ít em học sinh tự tin đánh giá mình học tập tốt bộ môn Ngữ văn (chỉ
có khoảng 3%); còn có những em lúng túng trong học tập bộ môn này nên tự
đánh giá mình chưa đạt; Hoạt động các em học sinh thấy khó khăn nhất trong
học tập bộ môn Ngữ văn phần lớn nghiêng về kĩ năng viết luận khi làm các bài
kiểm tra định kì và thói quen của các em khi đọc các bài văn mẫu là được học
hỏi những điều thú vị (chiếm 67%), tuy nhiên vẫn có những học sinh kiên nhẫn
học thuộc cả bài (6%)… Có lẽ những điều này cũng là một trong nhiều lý do dẫn
tới một thực tế, có những bài văn của các em giống như 1 bản sao vì cùng xuất
phát từ văn mẫu – một thực tế đang được tranh luận khá nhiều hiện nay. Bản
thân bài văn mẫu không phải là vấn đề, phương pháp dạy học theo mẫu nếu
được áp dụng một cách khoa học sẽ có nhiều hiệu quả. Nhưng việc sử dụng và
khai thác các bài văn mẫu, đặc biệt thói quen máy móc sao chép y nguyên các
bài văn mẫu mới thực sự là điều đáng để trăn trở. Theo ý kiến chủ quan của
người viết và bằng những quan sát, phân tích từ thực tế giảng dạy, có thể nói
nguyên nhân của việc sao chép văn mẫu máy móc có thể đến từ nhiều phía,
trong đó có thể nhắc tới một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
(1). Từ phía xã hội với quan niệm mà chúng ta đâu đó vẫn bắt gặp trong
cuộc sống, quan niệm cho rằng Ngữ văn là môn học thuộc, không cần đến năng
lực tư duy. Vậy nên, đôi lúc, có một thực tế khá chua chát: Học sinh không thể
học khối A với các môn tự nhiên nên đành lựa chọn môn văn và các môn xã hội
để … dễ học vì chỉ cần …học thuộc!
(2). Từ thói quen của một thời kì vẫn còn rơi rớt đâu đó trong cuộc sống
hiện tại: Thầy là chuẩn, học sinh luôn theo thầy. Thầy là người truyền tri thức,
16
học sinh là cái bình đựng tri thức. Vì vậy khi kiểm tra, phải theo mẫu của thầy
cho … an toàn!
(3). Từ người dạy: Đâu đó vẫn có giáo viên ngại đổi mới, “người dạy chỉ
có một góc nhìn chung, đều đi theo một tiến trình cứng nhắc, đều chuyển tải một
nội dung như thế từ năm này sang năm khác, từ thế hệ học sinh này sang thế hệ
khác. Tự họ, cũng triệt tiêu trong mình nhu cầu khám phá cái mới của tác phẩm
để trở thành “thợ dạy” đúng nghĩa” (Ý kiến của cô giáo Phạm Thái Lê trong
bài viết “Chấm dứt vấn nạn văn mẫu: Trước hết cần thay đổi cách thi cử, đánh
giá” của tác giả Trinh Phúc đăng trên trang https://congluan.vn/ngày 19.8.2021);
Cũng có thể từ việc người dạy không tin tưởng vào khả năng của học sinh nên
vẫn tồn tại hiện tượng cầm tay chỉ việc rồi làm hộ, từ căn bệnh thành tích vẫn
tiềm ẩn đâu đó, từ cách ra đề, chấm điểm khiến các em thấy phải in hệt mẫu mới
có cơ hội được điểm cao …
(4). Từ học sinh: Từ chính sự lười tư duy học tập nên học sinh lấy cái của
người khác thành của mình…
….
Dù chỉ là một vài điểm nhưng những hạn chế trên đặt ra vấn đề cần
nghiên cứu kĩ hơn về cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
phẩm chất năng lực học sinh để có làm giàu hơn tri thức của chính mình và để
bắt đầu lộ trình đổi mới dần bắt kịp với những đổi thay của quá trình dạy học
theo chương trình phổ thông mới.
II. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về hoạt động kiểm tra, đánh giá trong
dạy học
1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
a) Khái niệm “Kiểm tra”?
Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý
nghĩa như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây
dựng công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được
17
xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực
hoặc các rubic trình bày các tiêu chí đánh giá.
b) Khái niệm “Đánh giá”?
+ Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải
thông tin về đối tượng cần đánh giá, qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết
định cần thiết về đối tượng.
+ Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông
tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh nhằm xác định
những gì HS biết hay chưa biết, hiểu hay chưa hiểu làm được hay chưa làm
được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
+ Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học
tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận biết của GV, từ đó
biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang sử dụng hoặc trong tiêu
chí đánh giá trong nhận xét của GV.
1.2. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực?
* Những phẩm chất năng lực cần đạt trong dạy học bộ môn Ngữ văn là gì?
18
Nhìn vào bảng sơ đồ hóa trên, có thể thấy những phẩm chất và năng lực
cần đạt trong bộ môn Ngữ văn là:
+ Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
+ Năng lực:
++ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp
tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
++ Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
Có thể làm rõ năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn như sau:

Yêu cầu của năng lực ngôn ngữYêu cầu của năng lực văn học+ Phân biệt được các loại văn bản văn
học, văn bản nghị luận và văn bản
thông tin
+ Đọc hiểu được nội dung tường minh,
hàm ẩn của các loại văn bản
+ Đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư
duy phản biện
+ Vận dụng được các kiến thức về đặc
điểm ngôn từ văn học, các xu hướng,
trào lưu văn học, phong cách tác giả,
tác phẩm, các yếu tố bên trong, bên
ngoài văn bản để hình thành năng lực
đọc độc lập
+ Viết thành thạo kiểu văn bản nghị
luận và thuyết minh tổng hợp, đúng
quy trình, có chủ kiến, đảm bảo sự
logic và có sức thuyết phục
+ Nói và nghe linh hoạt, biết tham gia
và có chủ kiến, cá tính, có thái độ phù
hợp trong tranh luận+ Phân biệt các tác phẩm văn học và
các tác phẩm thuộc loại hình nghệ
thuật khác
+ Phân tích và nhận xét đặc điểm của
ngôn ngữ văn học, phân biệt được cái
biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn
học
+ Nhận biết và phân tích, cảm thụ tác
phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong
cách văn học
+ Có trí tưởng tượng phong phú, biết
thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn
học
+ Tạo ra được sản phẩm có tính văn
học

19
* Thế nào là kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực?
Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực HS thể hiện như sau: Đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập, đánh giá
kết quả học tập.
– Đánh giá vì học tập:
Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát
hiện sự tiến bộ của HS từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Mục đích của
đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và Hs cải thiện chất lượng dạy học.
Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa các HS với nhau mà để làm
nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông
tin phản hồi để HS đó tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn tiếp theo. Với
đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo nhưng HS cũng được tham gia vào quá
trình đánh giá . HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn
của GV, qua đó học tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh
hoạt động học tập được tốt hơn.
– Đánh giá là học tập:
Đánh giá cần diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá
trình) trong đó GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó là
một hoạt động họctập để HS thấy được sự tiến bộ của mình so với yêu cầu cần
đạt của bài học/môn học, từ đó HS điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS
giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá
trình học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp. Kết quả này không
được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để
người đọc tự ý thức khả năng học tập của mình ở mức độ nào từ đó thiết lập mục
tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.
– Đánh giá kết quả học tập: là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối
một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết
quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài/môn học/cấp học. GV là trung tâm trong
quá trình đánh giá và người học không được tham gia vào các khâu của quá
trình đánh giá.
20
Từ đó ta thấy quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực HS khác với quan điểm truyền thống về kiểm tra đánh giá
về kĩ thuật đánh giá, quá trình và đối tượng tham gia đánh giá.
1.3. Sự khác biệt giữa mục đích chủ yếu của đánh giá năng lực và đánh
giá kiến thức, kĩ năng là gì?
Về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá
kiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so
với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ
nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang
tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được
học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ
những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như
vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực,người ta có
thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những
giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn
phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng,
bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị,
chuẩn mực đạo đức,…được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát
triển tự nhiên về mặt xã hội củamột con người.Có thể tổng hợp một số dấu hiệu
khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ
năng của người học như sau:
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực
người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:

Tiêu chí
so sánhĐánh giá năng lựcĐánh giá kiến thức, kĩ năng1. Mục đích
chủ yếu nhất– Đánh giá khả năng HS vận dụng
các kiến thức, kỹ năng đã học vào– Xác định việc đạt kiến thức,
kỹ năng theo mục tiêu của

21

giải quyết vấn đề thực tiễn của
cuộc sống
– Vì sự tiến bộ của người học so
với chính họ.chương trình giáo dục.
– Đánh giá, xếp hạng giữa
những người học với nhau.2. Ngữ cảnh
đánh giáGắn với ngữ cảnh học tập và thực
tiễn cuộc sống của HS.Gắn với nội dung học tập
(những kiến thức, kỹ năng,
thái độ) được học trong nhà
trường.3. Nội dung
đánh giá– Những kiến thức, kỹ năng, thái
độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt
động giáo dục và những trải
nghiệm của bản thân HS trong
cuộc sống xã hội (tập trung vào
năng lực thực hiện).
– Quy chuẩn theo các mức độ phát
triển năng lực của người học.– Những kiến thức, kỹ năng,
thái độ ở một môn học.
– Quy chuẩn theo việc người
học có đạt được hay không
một nội dung đã được học.4. Công cụ
đánh giáNhiệm vụ, bài tập trong tình
huống, bối cảnh thực.Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ
trong tình huống hàn lâm
hoặc tình huống thực.5. Thời điểm
đánh giáĐánh giá mọi thời điểm của quá
trình dạy học, chú trọng đến đánh
giá trong khi học.Thường diễn ra ở những thời
điểm nhất định trong quá
trình dạy học, đặc biệt là
trước và sau khi dạy.6. Kết quả
đánh giá– Năng lực người học phụ thuộc
vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài
tập đã hoàn thành.
– Thực hiện được nhiệm vụ càng
khó, càng phức tạp hơn sẽ được– Năng lực người học phụ
thuộc vào số lượng câu hỏi,
nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn
thành.
– Càng đạt được nhiều đơn vị

22

coi là có năng lực cao hơn.kiến thức, kỹ năng thì càng
được coi là có năng lực cao
hơn.

2. Đề xuất một số giải pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
phẩm chất năng lực, góp phần hạn chế tình trạng máy móc sao chép văn
mẫu vẫn tồn tại đâu đó trong thực tế
2.1. Giải pháp 1: Tác động tâm lý tới học sinh, khơi dậy trong học sinh
sự tự tin khi giải quyết các nhiệm vụ học tập, trong đó có kiểm tra đánh giá.
Để các em học sinh không còn quá phụ thuộc vào các bài văn mẫu và tự
mình tự tin làm được, giải quyết được những vấn đề đặt ra để thực hiện nhiệm
vụ học tập bằng năng lực và hiểu biết của chính mình, việc đầu tiên là người
giáo viên phải khơi dậy được niềm tin, sự tự tin trong chính mình của các em.
Cummings E.E – một nhà thơ, họa sĩ, nhà soạn kịch, nhà văn người Mỹ của
thế kỷ XX – đã từng nói “Một khi chúng ta tin vào chính mình, chúng ta có thể
mạo hiểm để tò mò, học hỏi, vui vẻ hoặc thực hiện bất kỳ trải nghiệm nào” –
nghĩa là việc khơi dậy trong các em học sinh sự tự tin chính là khích lệ sự tò mò
học hỏi trong các em, khiến hoạt động học được đón nhận trong sự vui vẻ và khi
đó các kĩ năng và năng lực được hình thành một cách tự nhiên, không khiên
cưỡng. Người nghiên cứu sáng kiến tham khảo khá nhiều từ những bài viết
(“Văn mẫu đang làm chai lỳ cảm xúc và triệt tiêu sự sáng tạo của trẻ” – Tùng
Dương, được đăng trên trang https://giaoduc.net.vn/ ngày 19/8/2021; “Công
nghệ văn mẫu – căn bệnh kéo dài” được đăng trên trang https://tuoitre.vn/, Thứ
3, ngày 24 tháng 8 năm 2021 và một số bài viết trên các trang mạng…), có một
ví dụ vô cùng thú vị: Một con voi trong rạp xiếc bị cột chân. Nếu để ý một chút
sẽ nhận ra con voi đó có đeo một cái vòng kim loại ở cổ chân, nối với một sợi
dây xích nhỏ. Và sợi dây xích được gắn với một cái chốt gỗ được đóng xuống
đất. Chú voi nặng mấy tấn có thể dễ dàng nhấc chân lên, cái chốt gỗ sẽ bật mở
và chú voi có thể trốn thoát. Nhưng chú đã không làm như vậy. Bởi vì khi voi
23
còn nhỏ, cũng cái vòng, sợi xích và cái chốt đó đã được sử dụng để giữ voi đứng
yên một chỗ. Khi ấy cái vòng đủ mạnh để giữ chân voi con dù nó cố gắng chạy.
Vì mỗi lần chạy nó lại bị sợi xích cứa vào chân đau đớn. Và nó ngừng bỏ trốn.
Khi voi lớn lên, nó không bao giờ quên trải nghiệm ấy. Vì thế khi bị xích, nó
nghĩ rằng không thể thoát ra và nếu chạy sẽ bị đau. Nên nó cứ đứng đó với sợi
dây mỏng manh. Nó không muốn nhấc chân và chạy, dù nó có thể làm được. Rõ
ràng việc đầu tiên, chúng ta phải thay đổi suy nghĩ của chính mình và từ đó có
sự tác động, thay đổi suy nghĩ của các em học sinh để chính chúng ta tin các em
và khơi dậy trong chính các em niềm tin là mình sẽ làm được. Đừng giống chú
voi kia, ám ảnh bởi suy nghĩ mình sẽ không thể dứt được sợi dây, các em học
sinh cần tự tin khi trình bày những chính kiến của mình.
Và để có được điều đó, người giáo viên trước khi tiến hành kiểm tra đánh
giá phải tạo thói quen khích lệ học sinh và chấp nhận, tôn trọng những suy nghĩ,
cảm xúc riêng của học sinh, chấp nhận những phản biện đi ngược lại “lối mòn”
của thầy cô, nếu đó là phản biện đúng thì thầy cô phải chấp nhận, không được áp
đặt. Nếu phản biện sai, thầy cô phải chỉ ra cho học sinh thấy những điểm này có
thể tìm thêm những thông tin khác để ý kiến thuyết phục hơn và dẫn dắt các em
đến hành trình tìm ra chân lý. Thực tế vẫn tồn tại đâu đó hiện tượng nếu các em
học sinh nói khác, khai thác cách khác, người giáo viên lại cho đó là sự suy diễn.
Tuy nhiên đôi khi những cách phát biểu, những bài làm với những phát kiến
khác lối suy nghĩ thông thường bị áp đặt bởi tâm lý đám đông rất có thể lại tạo
nên những thiên tài. Câu chuyện thực tế về nhà thơ thiên tài Puskin là một ví dụ:
Trong một giờ văn, khi thầy giáo yêu cầu làm thơ tả cảnh mặt trời, một học sinh
lúng túng đọc: “Mặt trời mọc ở đằng tây”. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý,
nhưng phát biểu tưởng hết sức vô lý, trái với tự nhiên ấy lại mở đầu cho 1 bài
thơ dí dỏm, đầy thú vị, ngộ nghĩnh, sau đó được đăng lên báo “Người đưa tin
Châu Âu”, được dịch là:
Mặt trời mọc ở đằng Tây
Thiên hạ sống trên trái đất này
Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi
24
Thức dậy hay là ngủ tiếp đây?
Rõ ràng phát ngôn tưởng như vô lý ấy lại hoàn toàn trở lên hợp lý khi nó là
một giả định khơi mào cho ý thơ tiếp sau. Phát ngôn tưởng như vô lý lại góp
phần làm nên tên tuổi của đại thi hào nước Nga thời gian sau đó.
Một ví dụ thứ 2 cũng không kém phần thú vị để thấy người giáo viên giỏi
và tâm huyết với nghề là người dẫn dắt và định hướng đúng, còn rất cần khích lệ
những suy nghĩ, chính kiến của học sinh, bởi có thể, rất có thể những chính kiến
mới mẻ của các em biết đâu lại báo hiệu những phát minh vĩ đại của tương lai
như Galilei. Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn
quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của Vũ Trụ, Mặt Trời, Mặt
Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Mãi cho đến thế kỉ XVI,
Nicolaus Copernicus (1473-1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã
đưa ra thuyết nhật tâm (ngược với thuyết địa tâm), cho rằng Mặt Trời là
trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất quay
xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. Học thuyết
này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn
ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của
Copernicus là Galileo Galilei. Thông qua việc quan sát các ngôi sao, Galileo
phát hiện ra rằng Trái đất đang quay xung quanh Mặt Trời, cũng như các ngôi
sao khác, chứ không phải trung tâm của vũ trụ. Tuy nhiên học thuyết ấy lại trái
ngược với giáo lý của Giáo hội Công giáo La Mã, đang cai trị nước Ý lúc bấy
giờ. Giáo hội cho rằng Trái đất là trung tâm của vạn vật chứ không phải Mặt
Trời, do đó mọi học thuyết phản bác lại điều này đều bị coi là dị giáo. Sau khi
Galileo bị đưa ra xét xử trước tòa án Giáo hội và tuyên án dị giáo, mọi tài liệu và
ghi chép của ông cũng bị cấm lưu hành trong dân chúng. Mãi tới tận năm 1992,
Vatican mới chính thức thừa nhận sai lầm của mình trong việc tuyên án Galileo.
Và ngày hôm nay, Galileo được vinh danh như một trong những nhà khoa học
có đóng góp rất lớn cho thiên văn học hiện đại từ chính phát ngôn đi ngược lại
đám đông.
25
Bởi vậy, điều đầu tiên trong giải pháp của mình, người viết muốn nói tới là:
Giáo viên cần phải thay đổi suy nghĩ về việc kiểm tra đánh giá phải theo 1
khuôn mẫu nhất định, phải tin vào khả năng của học sinh và khơi dậy trong các
em sự tự tin để các em có thể bày tỏ chính kiến của mình, phát huy sự sáng tạo
của mình. Nghĩa là trong chính suy nghĩ, người giáo viên phải luôn ý thức: Mình
là người dẫn dắt, khích lệ các em, là người đồng hành cùng các em trong hành
trình khám phá, chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện năng lực phẩm chất của các
em. Tất nhiên sự tự tin của các em, ngoài sự tác động và khích lệ của giáo viên,
còn xuất phát từ chính các em với tri thức và năng lực của chính mình – những
tri thức và năng lực được hình thành trong quá trình học tập. Đây cũng là nội
dung người viết muốn nhắc tới trong giải pháp thứ 2.
2.2. Giải pháp 2: Rèn năng lực đọc, viết, nói, nghe cho học sinh bằng
việc lên kế hoạch cụ thể, sử dụng linh hoạt hình thức, phương pháp kiểm
tra đánh giá ngay trong giờ học.
Rõ ràng một trong những lý do khiến các em muốn lệ thuộc máy móc vào
văn mẫu là do các em không tự tin vào năng lực của chính mình. Vậy cần phải
cùng các em rèn luyện về năng lực, khi đã có năng lực và tự tin vào năng lực ấy,
tất yếu tình trạng sao chép sẽ hạn chế dần. Nhưng làm thế nào để thực hiện được
điều đó?
Khổng Tử, người được tôn vinh là giảng sư, triết gia lỗi lạc nhất Á Đông,
đã từng nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng
vui mà học”. Lời của Khổng Tử cho thấy việc gợi được niềm yêu thích từ chính
niềm vui và say mê của học sinh sẽ là yếu tố quyết định trong việc dạy học nói
chung và dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng, đặc biệt là trong hoạt động kiểm
tra đánh giá. Hình ảnh của người thầy giáo già giương mục kỉnh, rà ngòi bút từ
đầu đến cuối cuốn sổ điểm kiểm tra đầu giờ khiến ai cũng thót tim đã trở thành
kỉ niệm của nhiều thế hệ học trò thời xưa, đôi lúc là những kỉ niệm vui với
những con số 8, 9 nhảy múa, đôi lúc cũng là những kỉ niệm cười ra nước mắt
bởi đã học rồi nhưng áp lực tâm lý khiến con chữ bay hết, chỉ còn chiếc đầu
trống rỗng. Bởi vậy rất cần linh hoạt ngay trong thời điểm kiểm tra, cần linh
26
hoạt trong cách thức và phương pháp kiểm tra theo hướng “vui hóa” giờ học như
gợi ý của triết gia Khổng Tử trong câu nói trên (Ví dụ kiểm tra, đánh giá lồng
ghép vào hình thức các trò chơi…). Khi đó, năng lực của học sinh sẽ dần tự hình
thành.
Để thực hiện được điều đó, giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:
a) Nắm vững nguyên tắc kiểm tra, đánh giá và nên kế hoạch cụ thể
Thứ nhất: Trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, người giáo viên cần
nắm vững các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh. Và đây là gợi ý từ chương trình Etep:
Cụ thể:
– Đảm bảo tình toàn diện và tính linh hoạt: Đánh giá phẩm chất, năng lực của
HS là đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ và sự vận dụng chúng để giải quyết
thành công các tình hướng thực tiễn. Do vậy cần sử dụng đa dạng, linh hoạt các
phương pháp nhằm mục đích mô tả hoàn chỉnh, chính xác và toàn diện năng lực
HS.
– Đảm bảo tình phát triển: Nguyên tác này đòi hỏi trong quá trình kiểm tra, đánh
giá, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết
27
quả tốt hơn về phẩm chất vfa năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS
trong hoạt động dạy học và giáo dục.
– Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh người học có phẩm
chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được qỉai quyết vấn đề
trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, kiểm tra đánh giá theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng xây dựng những tình huống,
bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.
– Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học đều có yêu cầu riêng về
năng lực đặc thù được hình thành cho HS, vì vậy, việc kiểm tra đánh giá cũng
phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và
sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu
cần đạt của môn học.
Thứ hai: Trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, người giáo viên cần xây
dựng kế hoạch đánh giá trong dạy học bài học/chủ đề cụ thể, xác định rõ mục
đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá và những năng lực cần hình thành ở
học sinh khi dạy học chuyên đề trong đường phát triển năng lực chung và năng
lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn
Peter Mcintyre – một họa sĩ và tác giả người New Zealand – đã từng nói
“Sự tự tin không đến từ việc luôn luôn làm đúng, mà từ việc không sợ bị sai”.
Thiết nghĩ, trong nhiều nguyên nhân dẫn tới việc học sinh máy móc sao chép
văn mẫu chính là vì việc luôn sợ sai. Bởi thế để các em “không sợ bị sai”, nghĩa
là để học sinh tự tin vào chính mình, người giáo viên phải hình thành được năng
lực trong các em. Muốn vậy trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, người giáo
viên cần xây dựng kế hoạch đánh giá trong dạy học bài học/chủ đề cụ thể, xác
định rõ những năng lực cần hình thành ở học sinh khi dạy học chuyên đề trong
đường phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn và
thực hiện nó trong quá trình tiến hành kiểm tra, đánh giá để rèn năng lực cho các
em.
Bước 1: Phân tích yêu cầu cần đạt của bài học/chủ đề, xác định mục tiêu
dạy học bài học/chủ đề về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc
28
thù. Từ yêu cầu cần đạt, xây dựng mục tiêu dạy học cụ thể cho chủ đề, từ đó lập
kế hoạch kiểm tra đánh giá. Đặc biệt chú ý năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ
văn: Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua đọc, viết, nói
nghe. Có thể hình thành mục tiêu dạy học nhằm phát triển năng lực đặc thù cho
học sinh gắn với chủ đề như sau:

HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐẶC THÙĐỌCĐọc hiểu các văn bản theo đặc trưng
thể loại
….VIẾTViết được văn bản nghị luận về
….NÓI VÀ NGHEBiết lắng nghe, tham khảo một cách
khoa học và biết trình bày ý kiến, đánh
giá, bình luận một vấn đề

Bước 2: Hình dung tổng quát về thời điểm đánh giá và dự kiến cụ thể công
cụ đánh giá nhằm phát huy năng lực học sinh

Năng lực cần
đánh giáDự kiến thời điểm đánh
giáDự kiến công cụ đánh giáĐọc– Đánh giá từng hoạt
động đọc hiểu của học
sinh với mỗi văn bản trên
lớp
– Đánh giá cả quá trình
và các sản phẩm đọc của
học sinh sau khi hoàn
thành chủ đề– Câu hỏi, bài tập đọc hiểu
– Bảng kiểm các kĩ năng đọc hiểu
– Rubric đánh giá kĩ năng phân
tích tác phẩm theo đặc trưng thể
loại
– Hồ sơ đọc
– Thang đo kĩ năng đọc hiểu
– Rubric đánh giá hồ sơ đọc
– Bài kiểm tra đọc hiểuViết– Đánh giá từng hoạt– Bài tập

29

động viết của học sinh
– Đánh giá cả quá trình
và các sản phẩm viết của
học sinh sau khi hoàn
thành chủ đề– Bảng kiểm các kĩ năng viết
– Hồ sơ viết
– Bài kiểm tra viết luận
– Rubric đánh giá bài viếtNói và nghe– Đánh giá từng hoạt
động nói và nghe trong
quá trình học chủ đề– Bài trình bày
– Phiếu đánh giá đồng đẳng
– Bảng kiểm, thang đo kĩ năng
trình bày
– Rubric đánh giá cách trình bày

b) Linh hoạt trong việc xác định nội dung, sử dụng công cụ và phương pháp
kiểm tra đánh giá
Trong phiếu khảo sát học sinh ở trên, ở câu hỏi: “Trong các hoạt động
sau đây, hoạt động nào bạn cảm thấy khó khăn nhất trong quá trình học tập bộ
môn Ngữ văn?”, phần lớn các em học sinh (78%) các em được khảo sát cho
rằng điều khó khăn nhất với các em là thực hiện những bài kiểm tra định kì,
nghĩa là nói tới từ kiểm tra, các em đã cảm thấy ít nhiều sự sợ hãi. Trong thực tế,
có hiện tượng các em học sinh trả bài trong khoảng thời gian kiểm tra miệng,
được hỏi đã chuẩn bị bài và học bài chưa, em trả lời rồi nhưng em vẫn không nói
được, khi được hỏi tại sao, em thú thật: Thưa cô run quá, em không nhớ được gì
và không biết phải làm gì. Bởi thế, người nghiên cứu sáng kiến thiết nghĩ để áp
lực tâm lý gắn với 2 chữ kiểm tra được giảm bớt, người giáo viên ngoài việc
giúp cho các em tự tin vào chính mình, chuẩn bị tốt nhất kiến thức để thực hiện
nhiệm vụ học tập thì người giáo viên cũng rất cần linh hoạt trong việc xác định
thời gian, xác định nội dung và linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp,
các công cụ kiểm tra đánh giá để rèn năng lực cho các em, nghĩa là phải luôn
sinh động hóa cách thức kiểm tra đánh giá (lồng ghép vào các trò chơi như ai
nhanh hơn, ai đúng hơn …) để hình thành trong các em thói quen, cũng như gợi
trong các em sự hứng thú đồng thời hướng tới mục đích mô tả hoàn chỉnh, chính
30
xác và toàn diện năng lực HS. Từ thực tế giảng dạy của chính bản thân và từ
việc tham khảo tài liệu của trường Đại học sư phạm Hà Nội, người nghiên cứu
sáng kiến muốn đề cập tới việc giáo viên có thể tham khảo gợi ý về thời gian,
nội dung, các phương pháp và các công cụ cơ bản sau đây và sử dụng một cách
linh hoạt trong quá trình giảng dạy:
(*). Thứ nhất: Về thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá
Có 2 hình thức cơ bản:
+ Đánh giá thường xuyên (Đánh giá quá trình): Thực hiện linh hoạt,
không bị giới hạn bởi số lần đánh giá. Mục đích chính là khuyến khích HS nỗ
lực học tập, vì sự tiến bộ của người học
+ Đánh giá định kì: Đánh giá kết quả trong một giai đoạn học tập, rèn
luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với
yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình
thành, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Nó được tiến hành khi kết thúc
một giai đoạn (giữa kì hoặc cuối kì)
Thời gian đánh giá định kì thực hiện theo lịch chung của trường, của sở
còn việc tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên cần được thực hiện một
cách linh hoạt. Vậy kiểm tra đánh giá thường xuyên có thể lồng ghép trong mọi
hoạt động của giờ học để giờ học sinh động hơn:
(1). Có thể lồng ghép trong hoạt động khởi động với nội dung kiểm tra
đánh giá là kiến thức của bài học cũ.
(2). Có thể tích hợp trong hoạt động hình thành kiến thức mới bằng việc
yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập và giáo viên tiến hành kiểm tra
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập;
(3). Có thể thực hiện trong hoạt động thực hành luyện tập với những bài
tập kiểm tra đánh giá theo thang đo năng lực được giáo viên chuẩn bị từ trước
(4). Có thể thực hiện trong hoạt động vận dụng để đánh giá năng lực của
các em khi giải quyết vấn đề gắn với tình huống thực tiễn
(5). Có thể thực hiện trong hoạt động bổ sung với yêu cầu làm những bài
tập dự án gợi sự hứng thú trong các em…

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education