SO SÁNH ODOO, SAP và ORACLE: TOP PHẦN MỀM ERP TỐT NHẤT CHO DOANH NGHIỆP
Oracle là giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu. Oracle RDBMS có thể lưu trữ và xử lý lượng dữ liệu vô cùng lớn.
SAP cũng cung cấp các phần mềm tích hợp, tùy biến với các đối tác của SAP.
Odoo có tất cả các giải pháp. Nhờ việc tùy chỉnh, các mô-đun của Odoo đáp ứng được mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Chức năng chính
1. Quản lý bán hàng Odoo
– Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): quản lý quan hệ khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng luôn có những thông tin hữu ích về sản phẩm quan tâm, từ đó tối ưu trải nghiệm mua hàng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của công ty.
– Quản lý giá bán và khuyến mãi: có rất nhiều chính sách giá cho khách hàng và các chủng loại hàng khác nhau, phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, tính toán tự động và chính xác các chính sách giá.
– Quản lý đơn hàng và hợp đồng: đơn hàng luôn thay đổi và phát sinh. Đơn hàng với các chi phí mua, bán sẽ cung cấp cho nhà quản lý thông tin lãi, lỗ từ đó đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Quản lý mua hàng Odoo
– Quản lý giá mua và lịch sử giá mua: từ giá mua và thông tin giá mua, những nhà quản lý sẽ thấy được sự biến động giá cả, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh: giá bán, số lượng hàng tích trữ,…
– Quản lý đấu giá mua: một sản phẩm có thể có nhiều nhà cung cấp. Những nhà cung cấp có chiết khấu hợp lý là lựa chọn ưu tiên. Odoo có thể quản lý các mức giá này để thuận tiện so sánh.
– Quản lý hóa đơn và thanh toán: hóa đơn mua hàng được tạo tự động, dùng để đối chiếu với đơn hàng thực từ nhà cung cấp, từ đó việc thanh toán của kế toán sẽ nhanh chóng hơn.
3. Quản lý kho bãi Odoo
– Quản lý thông tin sản phẩm: Odoo giúp doanh nghiệp quan sát và cập nhật những thay đổi của sản phẩm cho đội ngũ bán hàng để đảm bảo sản phẩm thuận lợi đến tay khách hàng.
4. Quản lý tài chính, kế toán Odoo
Odoo giúp doanh nghiệp truy xuất những báo cáo tài chính từ tổng quan đến chi tiết giúp các lãnh đạo doanh nghiệp nắm rõ tình hình công ty trước khi đưa ra quyết định chiến lược.
5. Quản lý sản xuất Odoo
– Quản lý vật tư: Odoo lưu trữ thông tin thành phẩm, nguyên liệu; tính toán, ước lượng số nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra thành phẩm yêu cầu.
– Quản lý hiệu quả sản xuất: Odoo đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên; đánh giá lượng nguyên liệu hao phí, cập nhật thông tin thực tế về số lượng thành phẩm sản xuất.
– Cân bằng số lượng hàng tồn kho: theo dõi số lượng tồn kho của nguyên liệu, thành phẩm để đưa ra kế hoạch sản xuất.
6. Quản lý nhân sự Odoo
– Quản lý tuyển dụng: Odoo quản lý việc tuyển dụng qua nhiều giai đoạn phù hợp từng vị trí.
– Quản lý lương, thưởng: Odoo hỗ trợ lập bảng lương, thưởng hàng tháng từ những tiêu chí: hiệu quả kinh doanh, giờ làm việc, phụ cấp,… cho từng nhân viên
– Quản lý chi tiêu: tính toán và lưu trữ các khoản chi tiêu hàng tháng của nhân sự như: tạm ứng, chi phí cho hoạt động du lịch, chi phí tiếp khách,…
SAP là một trong những giải pháp ERP toàn diện nhất trên thị trường.
1. Quản lý bán hàng SAP
-
SAP theo dõi quy trình bán hàng chặt chẽ, từ đó phân tích nguồn doanh thu, dự báo lợi nhuận, phát hiện cơ hội thông qua các báo cáo và bảng chỉ số.
– Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM): quản lý các phản hồi từ khách hàng(hợp đồng dịch vụ, cuộc gọi,… mọi hoạt động tương tác với khách hàng)
2. Quản lý mua hàng SAP
SAP hỗ trợ quản lý và duy trì quan hệ với nhà cung cấp bằng việc quản lý các đơn đặt hàng, số lượng hàng, mức lợi nhuận, nợ tồn, quá trình thanh toán và khả năng tính toán giá trị nhập kho.
3. Quản lý kho SAP
Hệ thống quản lý kho của SAP giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho, các chính sách giá, hoạt động nhập xuất kho… Ngoài ra, SAP cũng kết hợp chặt chẽ việc đặt hàng với bán hàng.
Sản xuất – Quản lý yêu cầu vật tư, nguyên vật liệu và công cụ tự động qua 5 bước đơn giản. Từ đó có thể dự đoán nhu cầu thông qua các chỉ số dự báo có sẵn.
4. Quản lý tài chính SAP
SAP giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động tài chính kế toán như kế toán tổng hợp, các bút toán, ngân sách bằng những công cụ chính xác, nhanh chóng và tiện lợi.
SAP cũng cung cấp các báo cáo từ các hoạt động trên.
1. Kế toán tài chính Oracle
Oracle Financials cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của mình.
Lập được các báo cáo: bảng kế hoạch dòng tiền, kế hoạch chi tiết các khoản công nợ phải thu/ phải trả.
Từ đó, doanh nghiệp có thể ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
2. Quản lý mua sắm Oracle
Oracle Procurement gồm các phân hệ được thiết kế nhằm quản lý hiệu quả việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Các phân hệ Quản lý mua sắm cho phép doanh nghiệp quản lý các yêu cầu, công tác mua sắm, quản lý và lựa chọn nhà cung cấp.
3. Quản lý cung ứng Oracle
Oracle Logistics giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình cung ứng: từ quản lý kho đến vận chuyển và trả lại hàng hóa
4. Quản lý bán hàng Oracle
Oracle Order Fulfillment giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ quá trình từ lúc Khách hàng đặt mua đến lúc sản phẩm được giao tới tận tay người dùng. Việc cung cấp số liệu kịp thời giúp tiết kiệm các chi phí bán hàng, đóng gói và vận chuyển cho doanh nghiệp.
5. Quản lý sản xuất Oracle
Oracle Manufacturing giúp doanh nghiệp tối ưu năng lực sản xuất. Phần mềm hỗ trợ cả môi trường sản xuất đơn giản và phức tạp, từ đó giúp kiểm soát quy trình sản xuất tốt hơn.
6. Quản trị nhân sự Oracle
Phân hệ quản trị nhân sự của Oracle hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình, gồm nhiều nghiệp vụ như tuyển dụng, đào tạo, lương,…
7. Báo cáo phân tích Oracle
Oracle E-Business Intelligence là bộ các ứng dụng lập báo cáo phân tích nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý dễ dàng đưa ra quyết định. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu công sức triển khai.