SO SÁNH TRỌNG TÀI QUY CHẾ VÀ TRỌNG TÀI VỤ VIỆC

Tại các khoản 6,7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 có nêu ra định nghĩa về hai hình thức trọng tài, gồm:

“6. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.

7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.”

 

TRỌNG TÀI VỤ VIỆC

TRỌNG TÀI QUY CHẾ

Khái niệm

Được thành lập theo sự thỏa thuận của các bên cho một vụ tranh chấp nhất định

Tổ chức trọng tài có trụ sở riêng, hoạt động theo điều lệ riêng, có quy chế tố tụng riêng và được quy định rất chặt chẽ.

Bản chất

Thành lập khi các bên phát sinh tranh chấp thỏa thuận lựa chọn. Chấm dứt khi giải quyết xong vụ việc

Thành lập và chấm dứt theo các quy định của pháp lệnh trọng tài.

Đặc điểm

  • Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và giải thể sau khi vụ tranh chấp kết thúc

  • Quy tắc tố tụng và lựa chọn Trọng tài viên do các bên tự thỏa thuận

  • Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và danh sách trọng tài viên cố định

  • Hội đồng trọng tài sẽ được thành lập theo quy chế riêng của trung tâm trọng tài để giải quyết cho từng vụ tranh chấp nhất định.

  • Có quy tắc tố tụng và danh sách trọng tài viên cố định

  • Có trụ sở cố định, bộ máy điều hành và các phòng ban chức năng cố định

Ưu điểm

  • Quyền định đoạt giữa các bên lớn

  • Chi phí ít tốn kém

  • Không giới hạn danh sách trọng tài viên

  • Các bên có quyền tự thỏa thuận về thủ tục giải quyết tranh chấp

  • Có thể rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp

  • Các bên không cần phụ thuộc lẫn nhau vì có trình tự, thủ tục chi tiết và áp dụng chung

  • Danh sách trọng tài viên đảm bảo về chuyên môn và đa dạng lĩnh vực, ngành nghề

  • Phán quyết có tính chung thẩm và hiệu lực ngang với bản án của Tòa án, không cần đăng ký

  • Đảm bảo được quá trình giải quyết tranh chấp, các khoản phí được thực hiện đúng hạn

Nhược điểm

  • Không đảm bảo chuyên môn của các trọng tài viên trong từng lĩnh vực khác nhau

  • Không có quy chế riêng nên khó có thể ràng buộc các bên tham gia quá trình giải quyết tranh chấp

  • Khó có thể lường trước được những vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp dẫn đến việc có thể xảy ra tình trạng tranh chấp chồng tranh chấp

  • Để có thể thi hành phán quyết, cần phải đăng ký tại Tòa án gây tốn kém thời gian

  • Tốn kém nhiều chi phí cho việc vận hành bộ máy và chi phí cho trọng tài

  • Trình tự, thủ tục tuân theo quy chế riêng nên không thể tự ý rút ngắn thời hạn

  • Quyền định đoạt của các bên không cao

  • Việc tham gia giải quyết tranh chấp phải được thực hiện ở trụ sở, chi nhán của cơ sở trọng tài có thể gây bất lợi về việc di chuyển cho một hoặc các bên.

 

Trên thực tế, hình thức trọng tài quy chế (hay còn gọi là trọng tài thường trực) có xu hướng được ưa thích hơn so với hình thức còn lại. Lý do xuất phát từ việc khi các bên có xảy ra tranh chấp và cần tìm đến bên thứ 3 để giải quyết là khi các bên đã không tìm được tiếng nói chung, không thể cùng ngồi lại để thương lượng, thỏa thuận hoặc một bên cố ý tránh mặt để trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình nên việc thành lập hội đồng trọng tài vụ việc trở nên bất khả thi. Đó cũng là lý do ngày nay có rất nhiều tổ chức trọng tài quy chế được thành lập trên nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau như: Viện trọng tài, Ủy ban trọng tài, Hội đồng trọng tài,.. nhưng phổ biến nhất vẫn là Trung tâm trọng tài.

Nhìn chung, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại mà tiêu chí bảo mật và nhanh chóng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đối với mỗi hình thức trọng tài lại có ưu và nhược điểm nhất định, do đó, việc lựa chọn hình thức trọng tài nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và tính chất phức tạp của một vụ tranh chấp.

_____________________________________________________________________________

Hãy để lại tin nhắn hoặc liên hệ Việt Nhật theo những cách thức sau để được tư vấn:

  • Facebook: Văn Phòng Luật Sư Việt Nhật LLP

  • Youtube: Văn phòng Luật Sư Việt Nhật LLP

  • Email: [email protected]

  • Hotline: 037 5244 218

Địa chỉ:

– Văn phòng: 965/42c Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.