SO SÁNH VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ TÒA ÁN – T2H Lawyers

Tranh chấp trong các hoạt động thương mại là điều khó tránh khỏi. Và để giải quyết tranh chấp đó, các bên liên quan có nhiều sự lựa chọn. Bài viết dưới đây của T2H Lawyers sẽ giúp bạn so sánh, đưa ra những ưu nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại và Tòa án.

 

  1. Khái niệm cơ bản về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài thương mại và tòa án.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại, bảo vệ người tiêu dùng bằng việc hai bên liên quan thống nhất một bên thứ 3 đứng ra xử lý. Bên thứ 3 đó gọi là trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức này, các bên liên quan phải tuân thủ quyết định của trọng tài thương mại.

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan tố tụng của nhà nước theo trình tự thủ tục được quy định chặt chẽ trong luật tố tụng của từng Quốc gia khác nhau.

      2. So sánh trọng tài thương mại và tòa án về ưu điểm

a.Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:

  • Có tính linh hoạt bởi được xây dựng trên nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên;
  • Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thiệt hại có khả năng phát sinh trong quá trình xảy ra mẫu thuẫn, đặc biệt đối với thương mại hàng hóa;
  • Được chủ động về mặt thời gian, địa điểm, ngôn ngữ, luật áp dụng và các quy tắc tố tụng trọng tài;
  • Có thể kết hợp thêm các phương thức hòa giải, trung gian hay thỏa thuận vào bất cứ thời điểm này trong quá trình diễn ra xử lý tranh chấp;
  • Trọng tài có tiếng nói chung thẩm, các bên không thể kháng cáo, kháng nghị, mang tính chuyên môn cao;

 

b.Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án:

  • Có tính pháp lý đáng tin cậy, dễ dàng thực hiện công tác thu thập chứng cứ phục vụ điều tra xác minh, và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức khác;
  • Phán quyết của tòa án là phán quyết có tính bắt buộc thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ nơi giải quyết tranh chấp;
  • Giải quyết tại tòa án cho chi phí thấp hơn so với các phương thức khác;
  • Quy định chặt chẽ về trình tự thủ tục và hệ thống xét xử;

         3. So sánh trọng tài thương mại và tòa án về nhược điểm

a.Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

  • Có chi phí khá cao;
  • Phụ thuộc khá nhiều vào sự thiện chí của các bên;
  • Các vấn đề liên quan đến công tác điều ra, xác minh thu thập chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn;
  • Sự phán quyết của trọng tài dựa trên các chứng cứ và tài liệu do các bên cung cấp nên đôi khi chưa thực sự khách quan;

b.Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng tòa án

  • Có thời gian giải quyết khá dài;
  • Phải tuân thủ địa điểm, ngôn ngữ, thời gian giải quyết theo quy định pháp luật của từng quốc gia mà không được thỏa thuận;
  • Có thủ tục cứng nhắc phức tạp;
  • Quyết định của tòa có thể bị kháng cáo, bị hủy, bị từ chối công nhận và cho thi hành ở quốc gia khác;

 

T2H LAWYERS – Luôn đồng hành cùng sự phát triển của Doanh nghiệp./.

CÔNG TY LUẬT TNHH T2H                          

Trụ sở chính: G4-4A, tập thể 708, Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội
VPGD: Tầng 4, số 2, 115 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội
Điện thoại: 0242 242 9900 – 0989 656 682
Website: https://t2hlawyers.vn
Email: [email protected][email protected]