SRS là gì? SRS có vai trò như thế nào trong phát triển sản phẩm?
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phần mềm đã được ra đời. Những yêu cầu về sản phẩm mà đội ngũ xây dựng phần mềm cần làm chính là liên quan đến tài liệu SRS. Vậy SRS là gì? Vai trò của SRS trong việc phát triển phát mềm của doanh nghiệp. Cùng Xuyên Việt Media tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết sau đây!
Mục lục bài viết
SRS là gì?
SRS là từ viết tắt của Software Requirement Specification, được dịch ra tiếng việt là tài liệu đặc tả yêu cầu. SRS là tài liệu được sử dụng để mô tả chi tiết các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống. Tài liệu này sẽ hỗ trợ đưa ra các tính năng của hệ thống hay dùng cho việc đọc hiểu hệ thống của bên thứ ba liên quan đến công ty.
Đây là một tài liệu quan trọng cho đội phát triển (system analyst, business analyst, code) và kiểm thử (tester).Nội dung của SRS là mô tả các chức năng và cấu trúc của hệ thống là FR và NFR. Tài liệu đặc tả yêu cầu SRS còn đóng vai trò là cầu nối liên kết giữa người dùng và nhà sáng tạo và từ đó hệ thống có thể đáp ứng được đúng mục đích và yêu cầu của người sử dụng.
Ngoài ra, dựa vào các yêu cầu mà SRS thống kê, ta có thể đánh giá được số lượng scope, thời gian hoàn thành hay những chi phí cần đáp ứng giúp hoàn thành sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
>> Sponsor là gì? Điểm mạnh và hạn chế của Sponsor là gì?
Vai trò của SRS là gì đối với phát triển phần mềm?
Như đã nói ở trên, SRS có vai trò quan trọng với đội phát triển và thử nghiệm sản phẩm phần mềm. Vậy tại sao lại cần tài liệu SRS?
Stakeholders hiểu rõ hệ thống cùng một hướng
Nhờ có tài liệu đặc tả yêu cầu SRS mà tất cả các stakeholders, hay còn được gọi là bên thứ ba có thể dễ dàng hiểu được hệ thống theo đúng hướng, tránh trường hợp mỗi người hiểu theo một cách khác nhau.
Xây dựng hệ thống chính xác
Để các tính năng được xây dựng đúng như yêu cầu của khách hàng là một điều không dễ dàng. Vì vậy đội phát triển phần mềm cần có tài liệu SRS để có thể xây dựng hệ thống chính xác, đúng ý, không bị lạc hướng.
Các tester biết cách viết test case
Các tester- đội thử nghiệm phần mềm cần dựa vào tài liệu SRS này để có thể hiểu được từ đó xây dựng các kịch bản kiểm thử chi tiết nhất.
Bảo trì và cải tiến hệ thống
Nhờ vào tài liệu SRS mà việc bảo trì hệ thống hoặc cải tiến các chức năng trong hệ thống trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hướng dẫn cách viết tài liệu SRS
Về cách viết SRS thì bạn cần bắt đầu với khung và thông tin chung về phần mềm bạn đang phát triển. Sau đó hoàn thiện các chi tiết để tạo thành bản phác thảo của mình. Quy trình viết tài liệu SRS được thực hiện gồm các bước sau:
Tạo dàn ý
Dàn ý tài liệu SRS được triển khai theo các ý sau: Giới thiệu, mục đích, đối tượng hướng đến, mục đích sử dụng. Ngoài ra còn có: phạm vi, định nghĩa, mô tả chung, nhu cầu của người dùng, giả định và sự phụ thuộc. Bên cạnh đó là yêu cầu chức năng, giao diện, tính năng hệ thống, yêu cầu phi lý.
Xác định mục đích
Khi bạn đã có được dàn ý thì hãy biến nó thành những thông tin cụ thể. Đầu tiên cần xác định mục đích của sản phẩm trong phần giới thiệu SRS. Ở đây bạn mô tả đối tượng dự định và cách họ dùng sản phẩm.
Cung cấp cái nhìn tổng quan
Nếu bạn đã xác định được mục đích của sản phẩm thì cần tóm tắt nó hoạt động như thế nào. Tại đây bạn đưa ra mô tả chung về các tính năng của phần mềm. Cùng cách chúng phù hợp với nhu cầu của con người.
Bên cạnh đó thì bạn cũng sẽ mô tả các giả định bạn đang đặt ra về chức năng của sản phẩm. Cùng bất kỳ điều gì phụ thuộc vào nó trong hệ sinh thái công nghệ hiện tại.
Mô tả các yêu cầu chức năng và phi chức năng
Đến đây thì bạn sẽ đi vào chi tiết, cụ thể hơn sau khi đã viết thông tin chung. Khi bạn có đầy đủ thông tin tổng quan trước khi thực hiện các yêu cầu chức năng và phi chức năng. Là nguồn tài liệu tham khảo để đảm bảo bạn đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dùng khi điền thông tin chi tiết.
Thêm chi tiết bổ sung
Để hoàn thành tài liệu SRS thì bạn cần thêm bất kỳ chi tiết nào có thể giúp nhà phát triển hoàn thành công việc. Nó được thể hiện dưới dạng phụ lục, bảng chú giải thuật ngữ và tài liệu tham khảo.
Sự chấp thuận
Sau khi bạn đã thêm đầy đủ chi tiết vào SRS để mô tả những gì hệ thống phải làm. Tiếp đó thì các bên liên quan sẽ tiến hành phê duyệt tài liệu. Có thể bạn sẽ phải thuyết trình trước những người tham gia vào quá trình phát triển.
Bạn sẽ phải cập nhật lại tài liệu dựa trên phản hồi của các bên liên quan trước khi phê duyệt cuối cùng. Nếu nhận được sự chấp thuận thì có nghĩa là cả nhà phát triển và các bên liên quan đang làm cho tài liệu chính xác hơn. Điều đó chứng tỏ là dự án đã đi đúng hướng.
>> SDLC là gì? Các phương pháp phát triển của SDLC là gì?
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm SRS là gì và vai trò của SRS trong việc phát triển phần mềm. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của SRS đối với doanh nghiệp. Theo dõi Xuyên Việt Media để cập nhật nhiều thông tin bổ ích cho bản thân nhé.