SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC VÀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI – Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tim Sen
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nghe nhiều đến các loại bảo hiểm như bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe,… nhưng thực tế chúng chỉ có 2 loại gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và các loại liên quan do nhà nước quản lý và một dạng bảo hiểm do tư nhân quản lý gọi là bảo hiểm thương mại. Vậy chúng có những điểm khác nhau như thế nào? Làm sao để phân biệt chúng?
Hãy cùng Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM xem chi tiết nội dung này..
Trong phạm vi bài viết này, TIM SEN sẽ đưa ra các tiêu chí cơ bản để so sánh để so sánh giữa bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm do cơ quan Nhà nước quản lý) và bảo hiểm thương mại như: cơ sở luật định, mục đích, khái niệm, nguồn gây quỹ, nguồn chi trả, đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng, cụ thể:
TT
TÍNH CHẤT
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
(BHTM)
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
(BHXH)
1
Luật điều chỉnh
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2010
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019
Luật bảo hiểm xã hội 2014
2
Mục đích
Kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận
Phi lợi nhuận và mục đích an sinh xã hội`
3
Khái niệm
BHTM là các hoạt động bảo hiểm được thực hiện bởi DN bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DN bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phi bảo hiểm để DN bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH
-BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia
4
Nguồn hình thành quỹ
Quỹ BHTM: hình thành từ sự đóng góp phí của những người tham gia, được bổ sung từ lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, dự phòng BH.
Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn: Người lao động, người sử dụng lao động, NN bù thiếu và nguồn khác (lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, ủng hộ của các tổ chức…).
5
Đối tượng tham gia
Các cá nhân, tổ chức trong xã hội
Người lao động, người sử dụng lao động (theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH 2014)
6
Đối tượng thụ hưởng
Người tham gia hoặc người được chỉ định có ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm
Người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật
7
Các chế độ bảo hiểm
-Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ
-Bảo hiểm sức khỏe: bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật..
-Bảo hiểm nhân thọ: sinh kỳ, tử kỳ
-Chế độ ốm đau
-Chế độ tử tuất
-Chế độ hưu trí
-Chế độ tai nạn, bệnh nghề nghiệp
-Chế độ thai sản
8
Phạm vi hoạt động
Hoạt động BHTM không chỉ diễn ra trong từng quốc gia mà còn trải nghiệm xuyên quốc gia, kinh doanh các mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội như giao thông, ngân hàng bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ
Phạm vi của BHXH chỉ gói gọn trong sự nghiệp an sinh xã hội, điều chỉnh trực tiếp đến người lao động và các thân nhân, thậm chí đối với cả người không phải là ruột thịt nhưng có liên hệ chặt chẽ theo quy định của pháp luật và chỉ diễn ra trong từng quốc gia
9
Mức đóng bảo hiểm
Dựa trên phạm vi bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm (do thỏa thuận giữa hai bên)
Ngoài ra còn dựa trên cơ sở xác xuất xảy ra rủi ro của đối tượng bảo hiểm
Mức đóng của người lao động tùy tường đối tượng mà căn cứ vào tiền lương hàng tháng hoặc mức lương cơ sở
Còn mức đóng của người sử dụng lao động căn cứ vào quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động
10
Chủ thể chi trả
Doanh nghiệp bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
11
Cơ quan quản lý
Cơ quan quản lý NN: Do BTC quản lý hoặc Ngân hàng đảm nhận
Cơ quan quản lý sự nghiệp: Các DNBH tự trực tiếp đứng ra kinh doanh theo luật pháp NN.
Cơ quan quản lý NN: Thường do Bộ LĐ & TBXH đảm nhận
Cơ quan quản lý sự nghiệp: thường do 1 tổ chức của CP đảm nhận.
Trên đây là nội dung bài viết được Công ty Tim Sen – đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM gửi tới bạn đọc.
Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan thành lập công ty trọn gói, dịch vụ kế toán thuế tại TP.HCM, dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TPHCM và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH TIM SEN
?️ Địa chỉ : Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.
☎️ Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246
? Email : [email protected]