Sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống – Tập 1 | Thư viện Chơn Như

Như trong bài kinh Giáo Giới La Hầu La ở rừng Am Bà La, bài kinh này chỉ có một giới cấm duy nhất là “Vọng Ngữ”. Không vọng ngữ là một giới luật quan trọng nhất trong các giới khác, giới này thuộc về giới (199) trọng (Ba La Di). Ai tu theo Phật giáo mà vi phạm giới này thì được xem như người tử tội. Cho nên một giới này vi phạm thì tất cả các giới khác đều vi phạm. Do đó Đức Phật đã xác định: “Này La Hầu La, đối với ai biết mà nói láo không có tàm quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm. Do vậy này La Hầu La, Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi”.

– Còn ngược lại khi con soi lại thấy thân hành nghiệp này của con không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có (209) thể đưa đến hại cả hai, thì thân nghiệp này thiện, đưa đến an lạc. Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, con nên làm, cần phải tiếp tục làm. Do vậy, này La Hầu La, con phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục học ngày đêm trong các thiện pháp” .

Xét trong tam tạng kinh điển của Phật giáo được kiết tập từ Hán Tạng phát triển của Bắc Tông đến Tạng kinh Nguyên Thủy Pali của Nam Tông vẫn không tìm thấy các bộ “Giới Đức, Giới Hạnh, Giới Hành” , chỉ tìm thấy trong những bài kinh do Phật thuyết có đủ “Giới Đức, Giới Hạnh, Giới Hành” , mà không có giới cấm. Như vậy rõ ràng giới cấm là do các Tổ chế ra, còn Phật thì dạy: “Giới Đức, Giới Hạnh, Giới Hành”.

Thưa các bạn! Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng…​ không phải là giới luật sao? Giới luật là pháp môn vô lậu. Vậy khi có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng…​ thì làm sao có lậu hoặc được, làm sao có sát sanh, có trộm cắp, có tà dâm, có vọng ngữ, v.v.., phải không các bạn? Chính do tu sĩ phạm giới nên các Tổ mới chế giới luật ngăn cấm. Do đó giới bổn ra đời thì tu sĩ Phật giáo càng phạm giới nhiều hơn, là vì có giới luật mới thấy tu sĩ phạm giới rõ ràng, khi chưa có giới luật thì không thấy tu sĩ phạm giới là vì (223) chưa có giới luật nên không căn cứ định tội được. Tu sĩ phạm giới là vì các Tổ nhận đệ tử bừa bãi, họ không tự nguyện, tự giác sống đời sống Phạm hạnh như Phật ngày xưa. Vả lại các Tổ không lưu ý đến Phạm hạnh và cũng không biết giới hành của đạo Phật là gì.

Ở đây chúng ta nên hiểu giới luật của Phật là một pháp môn tu tập vô lậu, chứ không phải là một pháp luật quốc gia. Cho nên giới bổn ra đời chúng tôi nghĩ rằng không phải Phật chế mà do sau này các Tổ nhận đệ tử chỉ lấy số đông để tạo thành một lực lượng đông người, (222) ngõ hầu đối phó với những lực lượng của các hệ phái khác, nên không chọn lựa kỹ lưỡng, thu nhận người vào tu bừa bãi, vì thế đời sống của tu sĩ đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo. Thấy nguy cơ trong các Tăng đoàn nên các Tổ chế giới luật cấm tu sĩ, nhưng lại gán cho Phật chế sau 13 năm từ khi đức Phật chứng đạo. Các Tổ còn khéo dựng lên nhóm Lục Quần Tỳ Kheo thường phạm giới, phá giới. Do nhóm Lục Quần Tỳ Kheo mà đức Phật chế giới. Thực sự khi nghiên cứu về kinh Nguyên Thủy, chính bài pháp đầu tiên (Chuyển pháp luân lần đầu tiên dạy năm anh em Kiều Trần Như) là đã dạy giới luật qua chân lý thứ tư là “Đạo Đế” tức là Bát Chánh Đạo.

Trong sự tư duy, quán xét ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp như đức Phật đã dạy cho La Hầu La như sau: “Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ. Này La Hầu La, một ý nghiệp như vậy nhất định con chớ có làm. (216) Còn ngược lại, ý nghiệp nào không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai. Sau khi tư duy quán xét nhiều lần biết rõ ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc. Do vậy, này La Hầu La, con nên làm và an trú trong niềm hoan hỷ tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp”.

An trú niệm trước mặt có nghĩa là đặt một đề tài, rồi ở trên đề tài đó say mê quán xét và tư duy. (250)

Do bài giáo giới đầu tiên đó mà chúng ta biết chắc La Hầu La an trú niệm trước mặt là niệm thân hành nghiệp, khẩu hành nghiệp và ý hành nghiệp.

Ở đây đoạn kinh Sắc Giới hành này đã dạy cho chúng ta có cái nhìn thấu suốt qua tất cả các sắc tướng của vạn vật đang hiện có xung quanh ta. Hiện giờ các bạn là những người đang mù mắt không thấy các sắc pháp trên thế gian này là không thật có (duyên hợp), mà lại cho các sắc pháp là thật có. Do thấy như thật có nên các bạn sinh tâm tham đắm và dính mắc sắc pháp. Khi tâm các bạn dính mắc vào các sắc pháp thì các bạn phạm vào giới cấm tham lam. Do tâm tham lam các bạn sinh ra chiếm hữu. Khi tâm chiếm hữu thì các bạn thấy thân này là bạn, là của bạn, là bản ngã của bạn; vợ con là của bạn, cha mẹ anh em chị em là của bạn, nhà cửa tài sản là của bạn, nên khi có ai chạm đến thì bạn sinh ra tức giận thù ghét. Luôn luôn lúc nào cũng ưa thích bảo vệ cái của các bạn. Vì thế các bạn chịu khổ đau vô cùng. Nhưng sự thật các pháp ấy không phải là của các bạn. Các bạn nên dùng với chánh trí tuệ tư duy quán xét thì thật sự các pháp ấy không có gì là của các bạn cả.

Theo lời dạy trên đây chúng ta cần phải nương theo hơi thở vô và hơi thở ra để tu tập giới đất, nhờ nương theo hơi thở vô và hơi thở ra nên tâm ta được an trú và tĩnh lặng; khi tâm (256) được an trú và tĩnh lặng thì ta đưa đề tài địa giới quán sát với chánh trí tuệ của mình. Vì thế ông Xá Lợi Phất khi thấy La Hầu La chuyên tâm tu tập nên cố ý nhắc khéo: “Này La Hầu La hãy tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra, làm cho sung mãn được quả lớn, được lợi ích lớn”.

Người tu theo Phật giáo phải thấy giới hành rất quan trọng, nên khi La Hầu La vào đạo tu hành mới có 10 tuổi, được đức Phật dạy cho một giới cấm đó là giới không vọng ngữ, chứ không dạy mười giới như các Tổ, nhưng một giới cấm này vi phạm thì 10 giới kia đều vi phạm cả, hay hơn thế nữa, có thể sẽ phạm tất cả giới luật (250 giới Tỷ Kheo, 348 giới Tỳ Kheo Ni). Cho nên mười giới cấm sa di là do các Tổ dựa vào giới kinh mà biên soạn. Người tu theo (270) Phật Giáo là người tự nguyện, do tự nguyện nên chúng ta biết Phật giáo không có giới cấm mà chỉ có giới hành.

Cho nên, người tu tập theo Phật giáo muốn giữ gìn giới luật nghiêm túc thì phải thực hiện giới hành, nếu không thực hiện giới hành mà giữ giới luật nghiêm chỉnh thì bị ức chế tâm. Do ức chế tâm chịu đựng cho đến khi chịu đựng không nổi thì tất cả giới đều vi phạm, không có giới nào không vi phạm. Do các Tổ không biết giới hành nên lấy giới bổn ngăn cấm tu sĩ, khiến giới luật chỉ còn là một môn học để cho Tăng Ni học biết để nói láo chơi mà thôi, chứ không còn là pháp môn vô lậu như đức Phật đã dạy.

Không giới là một giới hành, nếu chúng ta không biết nó là giới hành, không tu tập thì có thể dính mắc vào không. Do không tu tập không giới hành nên Phật giáo Phát Triển dính mắc vào “ không và có ” nhưng lại lý luận vượt qua “không và có” (sắc tức thị không, không tức thị sắc) thành ra “không tưởng”. Do hiểu (267) biết điều này nên đức Phật dạy La Hầu La về không giới: “Này La Hầu La, thế nào là hư không giới? Có nội hư không giới, có ngoại hư không giới. Và này La Hầu La, thế nào là nội hư không giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc hư không, thuộc hư không tánh bị chấp thủ như: lỗ tai, lỗ mũi, cửa miệng, do cái gì người ta nuốt, những gì được nhai, được uống, được ăn và được nếm, và được tống xuất phần dưới để ra ngoài. Này La Hầu La như vậy được gọi là nội hư không. Hư không giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là bản ngã của ta”. Sau khi như thật quán sát hư không giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với hư không giới, tâm từ bỏ hư không giới”.

An trú với lòng từ có nghĩa là an trú trong lòng thương yêu của mình đối với tất cả chúng sanh, không có loài vật nào mà không thương yêu. Người nào an trú được với lòng yêu thương như vậy là người ấy có chỗ trú ẩn yên ổn mà không có ác pháp nào xâm phạm được, người ấy là người ở chỗ yên ổn nhất.

An trú có nghĩa là trú ẩn một nơi an ổn, một nơi được bao bọc an toàn không có pháp nào đến quấy rầy làm mất an, làm khổ đau phiền lụy.

Những từ chúng ta cần hiểu: An trú, biến mãn một phương, tâm câu hữu với từ. Vậy an trú nghĩa là gì?

Lời dạy trong kinh Bát Thành, xin các bạn đọc lại: “Lại nữa, này Gia chủ, Tỳ Kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế gian, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quãng đại vô biên không hận không sân, vị ấy suy tư và được biết: “Tâm từ giải thoát này là pháp hữu vi do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp (288) hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy do vững trú ở đây, được đoạn trừ các lậu hoặc, được chứng đạt…​”.

Do lòng thương xót thấy mọi vật đau khổ, tàn héo, khô cằn, đang rên la kêu khóc, đang quằn quại rên rỉ khiến ta cầm lòng không được, nên bỏ qua tất cả lỗi lầm mà họ đang cố hại chúng ta. Lòng bi khiến cho ta nhớ đến những nỗi thương đau chung của muôn loài chúng sanh, do đó chúng ta không nỡ lòng nào ghen ghét, ganh tị cố tâm làm hại chúng được. Chúng sanh đã từng chịu nhiều khổ đau trong qui luật của nhân quả. Thế sao ta lại nỡ đành lòng làm hại chúng? (293)

Đoạn kinh trên giải thích cho chúng ta biết sự tu tập tâm hỷ, có nghĩa là phải luôn luôn tác ý lòng hân hoan đối với vạn vật chỗ nào cũng có lòng hân hoan. Do chỗ (298) nào cũng có lòng hân hoan, nên các ác pháp và chướng ngại pháp sẽ được hóa giải không còn tác dụng vào thân tâm chúng ta được khiến cho tâm hồn lúc nào cũng vui vẻ, an lạc và hạnh phúc.

Trong kinh Bát Thành dạy: “Này Gia chủ, Tỳ Kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới trên dưới bề ngang, hết thảy phương dưới cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm kết hợp với hỷ quảng đại vô biên không hận, không sân, vị ấy suy tư và được biết: “Hỷ tâm giải thoát này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt’’. Vị ấy do vững trú ở đây”.

Như đã nói ở trên tu tâm xả cũng giống như tu tâm hỷ. Muốn hiểu rõ nghĩa thì chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy Gia chủ Dasama: “Này gia chủ Dasama Tỳ Kheo an trú biến mãn một phương, 2 phương, 3 phương, 4 phương, phương trên, phương dưới, bề ngang hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên giới, câu hữu với tâm xả và an trú vững chắc nơi trạng thái này quảng đại vô biên không hận, không sân”. Do ở trạng thái không hận, không sân tâm sẽ được đoạn trừ các lậu hoặc…​ nhờ đó tâm giải thoát hoàn toàn. Cho nên kinh dạy: “Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc…​ chưa chứng đạt, được chứng đạt”.

Chúng ta thường tu tập Định Vô Lậu. Trong Định Vô Lậu có pháp dạy quán thân này bất tịnh. Từ đó chúng ta quán xét thân bất tịnh, thuần biết thân chúng ta hoàn toàn là những chất thứ bất tịnh hôi thối không có vật gì trong đó là quý báu, chỉ toàn là các duyên bất tịnh hợp thành. Do nhiều đời lầm chấp cho (305) thân này là tốt đẹp, là quý báu là của ta, là ta, là bản ngã của ta. Do sự lầm chấp như vậy nên có những việc xảy ra xúc phạm đến thân tâm của ta thì ta lại phát sân hận, tức tối, phiền não khổ đau. Sự sân hận, tức tối, phiền não khổ đau là do tâm tham ái thân này vậy. Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập về bất tịnh, này La Hầu La, do tu tập sự tu tập về bất tịnh cái gì thuộc về tham ái được diệt trừ”.

Người không tu tập về các pháp vô thường thì cho rằng các pháp là có thật. Do thấy các pháp có thật nên mới cho các pháp là của ta, là ta, là bản ngã của ta. Từ chỗ thấy hiểu biết sai lệch mới có sự chấp ngã; từ chỗ chấp ngã mới sanh ra ngã mạn; từ chỗ ngã mạn mới sanh ra tham, sân, si mạn, nghi. Biết thế đức Phật mới dạy giới hành các pháp vô thường để diệt ngã xả tâm ly ác pháp. “Này La Hầu La, do tu tập sự tu tập về vô thường cái gì thuộc về ngã mạn được diệt trừ”. Lời dạy này rất đúng, nếu ai đặt trọn lòng tin mà thực hiện lời dạy này thì sẽ chấm dứt khổ đau. (313)

Mọi vật trên thế gian này do các duyên hợp thành. Do các duyên hợp thành nên vạn vật thường thay đổi. Sự thay đổi ấy gọi là vô thường; sự vô thường là hiện tượng của sự đau khổ, sự hoại diệt, sự tan rã, sự không bền vững, sự mất mát, v.v.. (311)

GIỚI HÀNH THỨ HAI MƯƠI HAI: GIỚI HÀNH NIỆM HƠI THỞ RA, HƠI THỞ VÔ

Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống GIỚI HÀNH NIỆM HƠI THỞ RA, HƠI THỞ VÔ nghiêm chỉnh thì phải thông hiểu: giới đức, giới hạnh và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành của giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô là gì?

Giới đức giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.

Giới hạnh giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v.. Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh nghiệp.

Trước khi muốn tu tập về giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô thì các bạn hãy lắng nghe lời đức Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập về niệm hơi thở vô, hơi (314) thở ra, làm cho sung mãn, nên được quả lớn, được lợi ích lớn. Và này La Hầu La, thế nào là tu tập niệm hơi thở ra, hơi thở vô làm cho sung mãn nên được quả lớn, được lợi ích?”.

Ở đây lời dạy này có những danh từ khó hiểu như: làm cho sung mãn, được quả lớn, được lợi ích lớn. Vậy làm cho sung mãn như thế nào? Được quả lớn, được lợi ích lớn như thế nào?

Chữ sung mãn có nghĩa là đầy đủ, sung túc, tràn đầy, dư thừa không thiếu hụt. Tóm lại trước khi thực hiện nghĩa này thì phải tập an trú tâm trọn vẹn trong hơi thở. An trú tâm trọn vẹn trong hơi thở tức là biết hơi thở vô, hơi thở ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái, an lạc, đó là làm cho tràn đầy sung túc, dư thừa, không thiếu về niệm hơi thở.

Quả lớn là gì?

Quả lớn có nghĩa là kết quả to lớn của sự tu tập về hơi thở vô, hơi thở ra. Quả lớn còn nghĩa là kết quả của sự tu tập đạt được sự giải thoát một cách cụ thể rõ ràng, hay nói cách khác là làm chủ được sanh, già, bệnh, chết tức là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.

Được lợi ích lớn là gì?

Lợi ích lớn có nghĩa là: (315)

  1. Đời sống được an vui, hạnh phúc không có ác pháp nào làm dao động được tâm, tâm luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự, thường thản nhiên trước mọi dục lạc thế gian, mọi sự cám dỗ vật chất, mọi ác pháp, v.v..

  2. Làm chủ được tuổi già có nghĩa là khỏe mạnh quắc thước như một thanh niên cường tráng.

  3. Làm chủ được mọi bệnh tật không sợ ốm đau như người thường tục.

  4. Làm chủ được sự sống chết, muốn sống thì sống, muốn chết thì chết.

  5. Chấm dứt tái sanh luân hồi.

Trên đây là năm điều lợi ích lớn của kiếp sống làm người do tu tập hơi thở vô, hơi thở ra.

Vậy trước khi muốn tu tập giới hành hơi thở vô, hơi thở ra thì chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy La Hầu La: “Ở đây này La Hầu La, vị Tỳ Kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô, vị ấy thở ra”.

Đọc đoạn kinh này chúng ta cần lưu ý những từ sau đây: khu rừng, gốc cây, ngôi nhà (316) trống, ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú chánh niệm trước mặt, tỉnh giác.

Vậy khu rừng, gốc cây, ngôi nhà trống là địa điểm để tu tập, có nghĩa là tìm nơi chốn yên tịnh, vắng vẻ để tu tập hơi thở vô, hơi thở ra. Nếu địa điểm không tìm được như trên đức Phật đã dạy, thì sự tu tập về hơi thở vô hơi thở ra rất khó khăn. Các bạn lưu ý những lời dạy này, vì nó rất cần thiết cho sự tu tập của các bạn, xin các bạn nên nhớ kỹ. Các bạn đừng cho rằng bất cứ nơi đâu tu cũng được thì đức Phật dạy điều này để làm gì? Có quan trọng đức Phật mới dạy như vậy. Đừng nghe theo những nhà Đại thừa và Thiền tông. Họ chỉ nói suông: “Bất cứ chỗ nào tu cũng được, tu trong bốn oai nghi, tu trong công việc làm”. Lời nói này đi ngược lại lời dạy của đức Phật.

Ngồi kiết già là gì?

Ngồi kiết già là tư thế ngồi xếp bằng tréo hai chân đan vào nhau. Đó là tư thế ngồi của người tu thiền định. Tư thế ngồi này rất vững chắc để thân tâm dễ gom vào một đối tượng thân hành nội (hơi thở).

Ví dụ: Đi, đứng, nằm ngồi, co tay, duỗi chân, ngước nhìn, nói nín, ăn, nhai nuốt, hơi thở vô, hơi thở ra, v.v.. đều là thân hành, nhưng phải rõ tất cả thân hành của thân là thân hành ngoại chỉ trừ có hơi thở là thân hành (317) nội. Như vậy chúng ta phải hiểu rõ mới có thể tu tập được.

An trú chánh niệm là gì?

An trú chánh niệm là ở yên ổn trong niệm chân chánh. Niệm chân chánh là gì?

Trong đạo Phật có bốn chỗ niệm chân chánh:

1/ Niệm thân.

2/ Niệm thọ.

3/ Niệm tâm.

4/ Niệm Pháp.

Chữ chánh niệm ở đây gồm chung có 4 niệm, như vậy an trú chánh niệm tức là an trú trong bốn niệm. Vậy an trú bốn niệm một lần có được không? An trú bốn niệm một lần là tu tập Tứ Niệm Xứ. Cho nên Tứ Niệm Xứ còn gọi là Chánh Niệm.

Ngoài bốn niệm: thân, thọ, tâm, pháp còn có niệm nào khác nữa không?

Trên thân gồm có hai niệm:

  1. Thân hành niệm nội.

  2. Thân hành niệm ngoại. (318)

Trên thọ gồm có ba niệm:

  1. Niệm thọ lạc.

  2. Niệm thọ khổ.

  3. Niệm thọ bất lạc bất khổ.

Trên tâm gồm có hai niệm:

  1. Niệm tịnh.

  2. Niệm động.

Trên pháp gồm có hai niệm:

  1. Niệm thiện.

  2. Niệm ác.

Ở đây, bài pháp này đức Phật đang dạy La Hầu La về hơi thở vô, hơi thở ra, vì thế chánh niệm ở đây phải hiểu là thân hành niệm nội, tức là hơi thở vô hơi thở ra. Vậy an trú chánh niệm trước mặt tức là an trú hơi thở vô, hơi thở ra ở trước mặt.

Tỉnh giác nghĩa là gì? Tỉnh giác nghĩa là biết rất rõ ràng từng chi tiết nhỏ, biết rất kỹ lưỡng, biết không có mờ mịt một chút xíu nào cả. Ở đây chúng ta nên hiểu đức Phật dạy La Hầu La phải biết rất kỹ từng hơi thở vô, từng hơi thở ra.

Người giữ gìn giới hành hơi thở vô hơi thở ra có nghĩa là tu tập an trú trong hơi thở vô hơi (319) thở ra phải biết rất rõ ràng, không được để quên, để mất, để mờ mịt hơi thở vô ra.

Vì tâm chúng ta hay quên (vô ký) nên phải dùng pháp tác ý dẫn tâm tỉnh giác mãi mãi làm cho tâm sáng suốt thấy biết rất rõ ràng từng hơi thở vô, ra: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. An trú được trong hơi thở là đạt được căn bản về phương pháp tu Định Niệm Hơi Thở.

Để thực hiện giới hành này chúng ta nên theo lời đức Phật dạy Tôn Giả La Hầu La mà tu tập như sau:

Trước tiên chúng ta tìm nơi vắng vẻ, yên tịnh, rồi tập ngồi kiết già lưng thẳng, sau khi tập ngồi kiết già lưng thẳng được có nghĩa là ngồi tréo chân mà không thấy khó chịu, hoặc đau hoặc tê chân chừng nửa tiếng đồng hồ. Khi ngồi được nửa tiếng đồng hồ yên ổn thì mới đặt niệm hơi thở vô, hơi thở ra trước mặt và tác ý như sau: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Khi tác ý xong câu này ta truyền lệnh: “Hít”, truyền lệnh xong ta mới hít vô, tỉnh giác rất kỹ theo hơi thở vô. Sau khi hơi thở vô hết ta truyền lệnh “Thở”, khi truyền lệnh xong ta mới thở ra và phải sáng suốt tỉnh giác theo hơi thở ra. Cứ như vậy mà tu tập 1 phút. Nếu tu tập 1 phút sức tỉnh giác rất tốt (320) không quên hơi thở nào, có nghĩa là trong một phút không bao giờ ta quên hơi thở, mà cũng có nghĩa là trong một phút không có một niệm vọng tưởng nào xen vào được.

Nếu một phút tu tập tốt, ta tăng lên 2 phút, rồi 3 phút, rồi 4, 5 phút. Sau khi đạt được 5 phút rất tỉnh giác hơi thở ra vô, ta tăng 6, 7, 8, 9, 10. Sau khi tăng lên 10 phút ta soát xét xem lại toàn bộ cơ thể có xảy ra trạng thái gì không?

Ví dụ: nặng đầu, nặng mặt, choáng váng chóng mặt, v.v.. Khi có những trạng thái như vậy xảy ra thì nên báo cho Thầy biết để kịp thời sửa lại cho đúng cách tu tập để không bị ức chế tâm khiến thân không rối loạn cơ bắp và thần kinh, v.v..

Trong giới hành về hơi thở vô, hơi thở ra có 19 đề mục tu tập:

ĐỀ MỤC THỨ NHẤT

1- Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra. Đó là đề mục thứ nhất để tu tập nhiếp tâm trong hơi thở. Đề mục này tập trung tâm tại nhân trung giữa hai lỗ mũi, biết hơi thở ra vô tại chỗ đó, chứ không được theo hơi thở vô lồng ngực và ngược lại hơi thở từ lồng ngực chạy ra. Nếu các bạn nhiếp tâm được (321) 30’ mà không quên hơi thở tức là không có tạp niệm xen vào thì đó là các bạn đã tu tập viên mãn đề mục thứ nhất. Khi tu tập viên mãn đề mục thứ nhất thì các bạn nên xin Thầy kiểm tra hơi thở để xin tu tập đề mục thứ hai.

ĐỀ MỤC THỨ HAI

2- Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài; thở ra dài tối biết tôi thở ra dài. Đề mục này có mục đích là làm giảm nhẹ nơi tập trung tâm. Theo Phật giáo không được tập trung tâm một chỗ, vì tập trung tâm một chỗ rất nguy hiểm có thể làm rối loạn các cơ và thần kinh gây ra bệnh tưởng.

Khi tu tập đến đề mục này thì chú ý vào hơi thở chậm và nhẹ, vì khi tác ý như vậy thì hơi thở bắt đầu thở chậm và nhẹ một cách tự nhiên, chứ không dùng các cơ vận dụng thở chậm và nhẹ. Dùng các cơ vận dụng thở chậm và nhẹ là sai. Ở đây chỉ cần tác ý hơi thở chậm nhẹ thì tự động hơi thở sẽ thở chậm nhẹ, lúc bấy giờ chúng ta chỉ cần tác ý theo đề mục đã trạch pháp câu: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài; thở ra dài tối biết tôi thở ra dài”.

ĐỀ MỤC THỨ BA

3- Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn; thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn. Đó là (322) đề mục thứ ba của Định Niệm Hơi Thở, khi chúng ta muốn hơi thở ngắn thì tác ý câu này: “Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn; thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn”. Đây là cách điều khiển hơi thở ngắn bằng pháp như lý tác ý. Xin các bạn lưu ý. Do tu tập về hơi thở nên phải làm chủ được hơi thở. Muốn thở dài thì hơi thở dài, muốn hơi thở ngắn thì hơi thở ngắn. Khi nào chúng ta thở dài thở ngắn mà không thấy có sự rối lọan hô hấp đó là chúng ta đã thành công làm chủ hơi thở. Riêng về phần tu tập hơi thở thì nên tu tập hơi thở bình thường là tốt nhất, không nên vận dụng hơi thở dài hoặc hơi thở ngắn.

ĐỀ MỤC THỨ TƯ

4- Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra. Đây là đề mục dời tụ điểm không còn thấy hơi thở ra vô tại nhân trung nữa. Mỗi lần hít thở cảm nhận sự rung động toàn thân. Trong pháp Thân Hành Niệm dạy: “Cảm giác thân hành tôi biết tôi hít vô; cảm giác thân hành tôi biết tôi thở ra”. Chỗ này tu tập khi nào từng hơi thở cảm nhận được sự rung động của toàn thân thì đó là kết quả của đề mục này.

(323)ĐỀ MỤC THỨ NĂM *

5- An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra. Đây là một đề mục rất quan trọng trong sự tu tập mà đức Phật thường nhắc nhở: “Nhiếp tâm và an trú tâm”. Từ đề mục thứ nhất đến đề mục thứ tư là những đề mục nhiếp tâm, còn đề mục thứ năm này là đề mục an trú tâm, chứ không còn là đề mục nhiếp tâm nữa. Đề mục này rất quan trọng và lợi ích to lớn trong việc đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm và pháp. Đề mục này tu xong cũng giống như người lính đánh trận có chiến hào, vì thế tất cả cảm thọ không thể tấn công được. Đây là phương pháp làm chủ bệnh mà Tứ Niệm Xứ thường dạy: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu”. “Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu”. “Trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu”. “Trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu”. Các bạn nên lưu ý đề mục này nó rất quan trọng trong sự tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

ĐỀ MỤC THỨ SÁU

6- Cảm giác tâm hành tôi biết tôi hít vô; cảm giác tâm hành tôi biết tôi thở ra. Đề mục này là để hướng dẫn chúng ta ý thức nhận xét sự hoạt động của tâm theo từng hơi thở ra vô chứ không phải biết hơi (324) thở ra vô bình thường. Do đó mỗi lần hít vô hay thở ra chúng ta đều lắng nghe tâm đang có niệm hay không niệm. Khi tu tập lắng nghe tâm từng hơi thở mà thấy tâm lặng lẽ bất động không một niệm xen vào trong suốt 30’ hay 1 giờ là chúng ta đã đạt được kết quả tu tập về đề mục này.

ĐỀ MỤC THỨ BẢY

7- An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra. Khi tâm chúng ta đang bị động mà không có cách nào làm cho nó an được, chúng ta sử dụng ngay đề mục này bằng phương pháp như lý tác ý: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở”, Cứ mỗi lần tác ý như vậy là chúng ta cảm nhận như tâm chúng ta có một sự an ổn trong im lặng và mỗi lần hơi thở ra vô là tràn ngập sự an ổn của thân và tâm. Nếu kết quả này kéo dài từ một giờ đến 2 giờ là chúng ta đã hoàn thành đề mục này.

ĐỀ MỤC THỨ TÁM

8- Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra. Khi thân tâm được an trú trong hơi thở vô, hơi thở ra thì suốt trong thời gian tu tập hơi thở (325) các bạn thỉnh thoảng tác ý câu này: “Quán thân vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thân vô thường tôi biết tôi thở ra”. Nương vào hơi thở vô ra và tác ý như vậy thì giúp cho các bạn có một nội lực mạnh mẽ thân vô thường thật sự. Từ đó thân kiến kiết sử bị đoạn dứt. Đây là tu tập Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Tứ Niệm Xứ.

ĐỀ MỤC THỨ CHÍN

9- Quán thọ vô thường tôi biết tôi hít vô; quán thọ vô thường tôi biết tôi thở ra. Đề mục này tu tập như đề mục thứ tám quán thân vô thường để thấm nhuần thọ vô thường thật sự khiến khi thân có bệnh tật khổ đau tâm không dao động sợ hãi. Đó là mục đích của đề mục này. Vậy muốn tâm bất động trước các cảm thọ thì đề mục này phải cần siêng năng tu tập không được biếng trể. Đây là tu tập Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Tứ Niệm Xứ.

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI

10- Quán tâm vô thường tôi biết tôi hít vô; quán tâm vô thường tôi biết tôi thở ra. Người ở ngoài đời cũng như các tôn giáo khác trong đó có Đại thừa, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Pháp Hoa Tông, Mật Tông v.v.. đều cho tâm này là linh hồn, là Phật tánh, là Tánh (326) Không, là Chơn như, là trí tuệ Bát Nhã, là bản thể của vạn hữu v.v.. Đó là một sự hiểu biết lầm lạc bằng ảo tưởng, tâm là một xứ trong Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Cho nên quán tâm vô thường cũng như quán thọ hay quán thân vô thường vậy.

Hằng ngày quán tâm vô thường để chúng ta không bị kiến chấp Linh hồn, Phật tánh thường hằng của tà giáo ngoại đạo. Và luôn nhờ có quán tâm vô thường nên từng tâm niệm sanh khởi chúng ta không bị dính mắc và chắp đắm. Đây là tu tập Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Tứ Niệm Xứ.

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI MỘT

11- Quán các pháp vô thường tôi biết tôi hít vô; quán các pháp vô thường tôi biết tôi thở ra. Đây là một đề mục tu tập hơi thở trong pháp môn Tứ Niệm Xứ để thấm nhuần các pháp đều vô thường, nhờ thế các pháp đến với chúng ta là chúng ta đều buông xả sạch, vì chúng ta hiểu:

“Buông xuống đi! Hãy buông xuống đi!

Chớ giữ làm chi có ích gì?

Thở ra chẳng lại còn chi nữa,

Các pháp vô thường buông xuống đi! (327)

Đề mục này siêng năng tu tập khi đã thấm nhuần thì có ích lợi rất lớn, đó là nhìn các pháp mà không dính mắc, không chấp trước. Đây là tu tập Định Niệm Hơi Thở câu hữu với Tứ Niệm Xứ

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI HAI

12- Quán ly tham tôi biết tôi hít vô; quán ly tham tôi biết tôi thở ra. Theo lời đức Phật dạy chỉ cần từ bỏ được tâm tham là nhập vào Niết Bàn, chấm dứt tái sanh luân hồi. Như vậy hằng ngày các bạn thường tác ý câu: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô; quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Khi tâm tham đã được ly ra thì tâm chúng ta luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI BA

13- Quán ly sân tôi biết tôi hít vô; quán ly sân tôi biết tôi thở ra. Nếu một tâm sân đã được từ bỏ sạch thì Niết Bàn ở tại đó. Chỉ cần chuyên tu tập một đề mục này từ bỏ được tâm thì con đường tu của Phật giáo đâu mấy khó khăn. Phải không các bạn? Đức Phật đã đem lời dạy này ra bảo đảm với chúng ta: “Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A La Hán nói đến. Và tôi đã (328) được nghe. Này các Tỳ Kheo hãy từ bỏ một pháp, Ta bảo đảm cho các Ngươi không đi đến lại (tái sanh). Thế nào là một pháp? Sân, này các Tỳ kheo là một pháp các Ngươi hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Ngươi không đi tái sanh. Thế Tôn nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến”. Theo lời dạy trên đây chúng ta chỉ cần tu tập một đề mục này cũng đủ chứng đạo quả giải thoát, chấm dứt tái sanh luân hồi chỉ trong một đời này mà thôi.

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI BỐN

14- Quán từ bỏ tâm tham tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ tâm tham tôi biết tôi thở ra. Đề mục này tu tập cũng giống như đề mục “Quán ly tham…”, nhưng ở đây “Từ bỏ” mạnh hơn. Vậy khi tu tập ly được tâm tham thì chúng ta lại kế tiếp tu tập từ bỏ tâm tham thì lại thấm nhuần nhiều hơn và tâm tham sẽ bị diệt trừ.

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI LĂM

15- Quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ tâm sân tôi biết tôi thở ra. Đề mục này tu tập cũng giống như đề mục “Quán ly sân” nhưng ở đây nó mạnh hơn là do (329)“Quán từ bỏ tâm sân”. Nếu người nào bền chí tu tập, chỉ một đề mục này cũng đủ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI SÁU

16- Quán đoạn diệt tâm tham tôi biết tôi hít vô; quán đoạn diệt tâm tham tôi biết tôi thở ra. Đề mục tu tập này có một sự quyết liệt mạnh mẽ hơn những đề mục trên vì “đoạn diệt tâm tham”. Ở trên chỉ có “ly”“từ bỏ” mà thôi. Tại sao chỉ có tâm tham mà phải ba đề mục tu tập cẩn thận như vậy?

Kính thưa các bạn! Tâm tham dục là một nguyên nhân sinh ra muôn thứ khổ đau của loài người. Vì thế nó rất quan trọng đệ nhất trong các pháp ác. Cho nên tu tập tới đề mục này các bạn phải có sự quyết định mạnh mẽ không thể lôi thôi với tâm tham dục được.

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI BẢY

17- Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô; quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi thở ra. Đề mục này cũng có một sự quyết định cuộc đời tu hành của mình được hay không được. Nếu một người tu hành mà tâm sân còn thì có nghĩa lý gì là một tu sĩ. Phải không các bạn? (330)

Sân là một tính rất xấu và cực ác, lúc sân nó có thể giết người làm bất cứ một việc gì, lúc sân, nó cũng không sợ bất cứ một thứ gì. Biết sự nguy hiểm của tâm sân như vậy, nên chúng ta quyết liệt đoạn diệt tâm sân tận gốc không còn để một chút xíu trong tâm. Phải chấm dứt ngay liền. Chính dứt được tâm sân là Niết bàn ngay liền tại đây, đâu có xa gì?

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI TÁM

18- Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô; quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra. Đây là đề mục phá tâm si. Các bạn phải cố gắng tu tập với đề mục tu tập này cho nhuần nhuyễn. Khi tu tập đã nhuần nhuyễn thì không bao giờ có hôn trầm thùy miên và vô ký đến thăm các bạn. Nếu các bạn tu tập chưa nhuần nhuyễn thì các bạn sẽ bị hôn trầm thùy miên đánh gục. Hôn trầm thùy miên là một pháp cực ác đối với những người hành theo Phật giáo.

ĐỀ MỤC THỨ MƯỜI CHÍN

19- Với tâm giải thoát tôi biết tôi hít vô; với tâm giải thoát tôi biết tôi thở ra. Đây là đề mục cuối cùng của Định Niệm Hơi Thở, khi tất cả các đề mục trên đều đã hoàn tất viên mãn thì đến đề mục này là tâm bất động hoàn toàn có nghĩa là tâm lúc nào cũng thanh (331) thản, an lạc và vô sự tức là tâm ở trạng thái không phóng dật. Xưa đức Phật đã xác định cho chúng ta biết trạng thái này là cứu cánh Niết Bàn: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật, muôn pháp lành cũng đều nơi đó sinh ra. (332)”

–o0o–