Sắm Lễ Đi Chùa Tây Thiên, Kinh Nghiệm Đi Thiền Viện Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ 3, được khởi công từ ngày 4/4/2004 (15/2 âm lịch) với tổng số vốn 30 tỷ đồng.

Khi làm lễ khởi công, trên nền ngôi chùa cổ các nhà sư đã tìm được vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn của thời Trần. Sau hơn 15 tháng xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005. 

2. Sắm lễ đi chùa Tây Thiên:

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,…

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại….

Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…

Tuy nhiên, phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở đều phải là thật, lễ bạc nhưng lòng thành và tâm thành thì Phật, các vị Tôn thần chứng. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật.

3. Kinh nghiệm đi chùa Tây Thiên:

Lễ hội Tây thiên đã được tổ chức hàng năm vào ba ngày 15, 16, 17 tháng 2 âm lịch. Lễ hội Tây Thiên thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Chính Vương Phi của vùa Hùng Chiêu Vương thứ 7. 

Lễ hội Tây Thiên có 2 phần: phần lễ và các trò chơi dân gian. Phần lễ tại Lễ hội Tây Thiên gồm lễ cáo, lễ rước kiệu, lễ dâng hương, múa xênh tiền, hoạt cảnh chèo mô tả lại truyền thuyết về Quốc Mẫu Tây Thiên đánh đuổi giặc ngoại xâm thống nhất gian sơn,… Những hoạt động dân gian trong Lễ hội Tây Thiên có thể kể đến như thi hát dân ca người Sán Dìu, thi làm bánh chưng, bánh dày, thi nấu cơm, thi hú đáo, kéo co, chọi gà,…

Quãng đường từ Hà Nội đi Tây Thiên dài khoảng 85km. Từ Hà Nội đi theo hướng Quốc lộ 2A (Thăng Long – Nội Bài) qua Thành phố Vĩnh Yên, rẽ phải lên chân dãy Tam Đảo, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, khoảng cách 74km. Từ đây rẽ trái để đi Tây Thiên 11km, nếu rẽ phải là sẽ lên Khu nghỉ mát Tam Đảo.

Để đến chùa Tây Thiên, hiện  nay có khá nhiều phương tiện giao thông để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của mình. Nếu đi riêng bạn có thể đi bằng xe máy, xe ô tô cá nhân, mua vé xe khách tại bến Mỹ Đình hoặc vé xe bus tại trạm luân chuyến Cầu Giấy, Nam Thăng Long. Nếu đi theo nhóm hoặc đoàn bạn có thể thuê xe du lịch hoặc taxi đường dài giá rẻ.

Nếu đi xe khách hoặc xe bus, bạn nên tham khảo trước cung đường vì sẽ phải sang tuyến hoặc bắt xe ôm, taxi để đến được chùa Tây Thiên.

Dốc đi lên Tây Thiên ( từ Đền Cô trở đi) rất đứng, và dốc liên tục.Từ chân núi lên tới đỉnh, phải mất 2-3h đồng hồ mới lên tới nơi ( chưa tính thời gian rẽ vào đền, chùa để thắp hương). Nên, ai lễ nạp, cầu khấn gì nhiều,thì tự leo bộ là phù hợp ( mặc dù rất mệt) Nhưng đi chùa mà, leo, thắp hương, thành tâm cầu xin sẽ linh hơn.
Còn như 1 số người, quen ngồi rồi, ít vận động hoặc có trẻ nhỏ, thì cáp treo lên là tiện nhất. Nên mang theo nước và chút đồ ăn nhẹ ( bánh mì, xôi) để dọc đường mệt thì có để nạp thêm.

Dịch vụ xe điện:

Dịch vụ xe điện giúp chuyên chở hành khách từ bến xe điện đến nhà ga đi của cáp treo Tây Thiên. Giá vé: 20.000 đồng/Km

Dịch vụ cáp treo Tây Thiên:

  • Phục vụ từ 7h sáng đến 5h30 chiều các ngày trong tuần

  • Giá vé khứ hồi cho người lớn là 200.000 đồng/người, trẻ em là 140.000 đồng/người.

  • Giá vé một chiều cho người lớn là 130.000/ người, trẻ em là 80.000/người  (Giá vé trẻ em áp dụng cho người cao từ 1m đến 1,3m. Miễn phí với trẻ em dưới 1m).

Những địa điểm du lịch tại Tây Thiên:

Ngoài đền quốc mẫu Tây Thiên, quần thể khu thiền viện trúc lâm còn có các địa điểm nên ghé thăm trong chuyến du lịch, hành hương tới đây như: đền Thỏng, Đại Bảo Tháp Kim Cương Thừa Mandala, nhà tổ, lầu chuông, lầu trống…

Những lưu ý khi đi du lịch Tây Thiên

Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Tây Thiên của khách du lịch thì có một số điều bạn cần lưu ý sau đây khi đi du lịch Tây Thiên:

– Trẻ em không nên cho chơi ở khu thác bạc, đã có nhiều trường hợp ngã và chết đuối tại đây
– Tránh các trò chơi lừa bịp tại dọc đường đi lên chùa Tây Thiên
– Ăn xin và móc túi rất nhiều, nên bảo quản tài sản và tiền bạc
– Vào chùa, đền ăn mặc lịch sự, không nói to

==> Xem ngay đi đền thờ ông Hoàng Mười ở Hà Nội