Samsung MX-T50 (Tài năng ẩn dấu)

2. Chất âm (ẩn dấu)
a. Demo
: Trên bảng điều khiển loa có dán 1 dòng hướng dẫn nho nhỏ: “ấn nút play 5s để chơi nhạc Demo”. Sau khi giữ chặt nút play 5s chắc hẳn bạn sẽ phải giật mình vì loa chơi max công suất 1 đoạn nhạc “khá chiến” để khoe volume và tiếng bass của chiếc loa này (ok khá ấn tượng, cảm giác rung ngực). Chính thiết kế loa hiện đại và đoạn play demo này dẫn đến cho 99% người nghe đều rút ra 1 kết luận, đây là một chiếc loa thiên về bass và dành cho thể loại nhạc EDM, remix, đội ngũ marketing Samsung đã đưa thành công thông điệp này đến khách hàng, nhưng vẫn chưa thể bộc lộ ra hết những điểm mạnh còn ẩn dấu của Samsung MX-T50. Chiếc loa mà mình chắc hẳn đội ngũ thiết kế loa đã rất tự hào về sự hoàn hảo của nó.

b. Cầu toàn: Loa không hề cho chỉnh bass, treble, mid như các bộ loa khác của Samsung chỉ có thêm 1 nút duy nhất đó là Dynamic Bass, chi tiết này làm mình liên tưởng đến chiếc loa Aleclansing Cs 2.1 chiếc loa chỉ có duy nhất 1 nút chỉnh công suất sub-woofer và dấu rất kỹ ở đằng sau cục sub. Thoạt đầu mình đã rất thất vọng … phải chăng Samsung đã quá đỗi cẩu thả, đến nỗi quên mất tính năng cơ bản này ?. Nhưng không phải vậy, người làm ra chiếc loa này đã đúng khi không cho phép người dùng chỉnh EQ, đơn giản vì loa đã được cân chỉnh EQ một cách tỉ mỉ, hoàn hảo rồi, một xu hướng độc tài mang phong cách Apple nay đã hiện hữu trên sản phẩm của Samsung: “đơn giản nhưng hiệu quả”.

c. Tiếng Bass: theo trình tự thì hầu hết mọi người sẽ lựa ngay “nhạc quẩy” để test chiếc loa này, đương nhiên MX-T50 hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếng bass chắc, ngân, có lực làm rung ngực các tester đang đứng phía trước loa, các thính giả đang ngồi ở quán trà đá thì sẽ gật gù: “loa hay” “loa hay”. Nhưng nếu chỉ vậy thì mình cũng chẳng cần viết review cho chiếc loa này làm gì, như các bạn đã biết tiếng bass là thứ đắt tiền nhất trên 1 chiếc loa, để có được tiếng bass sâu, có lực, gọn, ngân vừa đủ là điều khó. MX-T50 đã chạm đến được điều này, dù vẫn kém chút ít so với Sony E6100 nhưng nó đã đủ để làm tiền đề cho 1 chiếc loa hay. Những yếu tố về sau mới là điều mà Sony E6100 còn thiếu và rất thiếu.

d. Tiếng Mid, Treble … và Bass: Xin bắt đầu với bài Chiếc lá mùa đông do Bằng Kiều và Anh Khang thể hiện Mở đầu bài hát tiếng ghita và piano vang lên rất mộc nhưng rõ nét, tiếng ghita nẩy vang trên nền piano mở đầu bài nhạc buồn. Phải nói tiếng nhạc cụ trên MX-T50 không lảnh lót, cao vút, leng keng nhưng cho ta một cảm giác ấm áp và thật, chính điều này tạo cho ta cảm giác được cái hồn của bài nhạc, những rung động của từng sợi dây ghita thùng, không nịnh tai mà đem đến cho khán giả đúng cảm xúc của tác giả nhất. Giọng của Bằng Kiểu vang lên: “Mùa đông trên thung lũng xa Như một tiếng kinh cầu Làm sao để ta quên đi một cơn bão lớn Anh hỡi nếu mộng đẹp có thế thôi Xin hãy giữ lại phút giây sau cùng Tình yêu rồi đây sẽ như cơn mộng dở dang” Phần “Ẩn” của Samsung MX-T50 bắt đầu được thể hiện, giọng của Bằng Kiều ngân nga tách bạch trên nền nhạc ghita. Để thể hiện đoạn này loa cần có một giải mid chuẩn, tách tiếng treble và mid tốt. Tiếng Ca sĩ không bị gắt, tiếng ghita không bị chìm, không gian hoà âm (sound stage) rộng mở, cảm giác được sự xa gần. Bạn có thể nhắm mắt và tưởng tượng Bằng Kiều đang ở trong phòng hát cho bạn nghe cũng được. “Tình yêu … rồi đây sẽ như cơn mộng dở … dang”. Tới phần của Anh Khang: “Đời anh tựa như khúc ca Ru một sớm mai hồng Làm sao để cho bờ mi đừng hoen nước mắt Ai nhớ đến một hạnh phúc lứa đôi Xin hãy giữ trọn cánh chim phương trời Người ơi đừng nên dối gian cho lòng nát tan” Bạn nào hay dùng tiktok chắc đã nghe qua đoạn này, phối với cảnh cốc cafe và điếu thuốc đang bốc khói đem lại cho người nghe một cảm giác đến nao lòng. “Đời anh tựa như khúc ca, Ru một sớm mai hồng” giọng của Anh Khang vang lên trầm ấm, độ rung của thanh quản được thể hiện rõ ở các khúc ngân. Đây chính là đặc điểm MX-T50 tài năng hơn Sony E4100, Sony E6100 hay nhiều dàn âm thanh khác. Ở các dàn âm thanh khác giọng ca sĩ thường bị bào mỏng mất đi độ rung, ngân, trở nên cao vút một cách vô hồn, hoà vào tiếng nhạc cụ trở thành một âm thanh “phẳng”. Ở MX-T50 tiếng Mid quả là đáng giá, tiếng mid mộc làm mình không thể không liên tưởng đến Altec Lansing CS 2.1 chiếc loa 20 năm tuổi nhưng để lại dấu ấn không phai trong cộng đồng vozvn. Bài thứ 2 mình chọn review là Unchained Melody của Airsupply, một bài nhạc mà mình đã bỏ gần 10 năm vì không tìm được loa phù hợp để nghe. “Oh, my love, my darling I’ve hungered for your touch …” Russell Hitchcock có một giọng nam cao tenor đặc biệt, nhưng nó cũng khá kén loa, những chiếc loa có treble và mid kém sẽ phá hỏng giọng hát của ông, làm sai cao độ và hỏng cả cảm xúc bài hát. Đó là lý do mình đã vứt nhạc của Airsupply trong máy tính gần 10 năm không động đến. MX-T50 là chiếc loa thứ 2 cho mình cảm giác muốn nghe lại nhạc AirSupply. Vẫn với giải treble và mid mộc mạc nhưng hút hồn, MX-T50 không thể hiện giọng ca sĩ một cách sắc và kim, nhưng nó dẫn dắt cảm xúc, làm cho bạn không thấy mình đang nghe nhạc qua radio hay nghe nhạc qua 1 cái thùng phát nhạc, bạn cảm giác như đang được nghe nhạc phòng trà vậy … Đoạn 2 của bài nhạc là khúc 5 tiếng trống dồn dập đẩy bài hát lên cao trào, Sound bar J7501 của đã không làm tốt điều này, những tiếng trống ở đoạn giữa cho cảm giác bị hụt hơi dẫn đến một khởi đầu lỗi, và như vậy bài hát coi như bỏ. Ngược lại MX-T50 đã thể hiện rất tốt, từng tiếng trống âm lượng được tăng dần và có lực đẩy cảm xúc của người nghe lên cao trào. Việc tách tiếng trống với nhạc cụ khác và giọng ca sĩ cũng được thể hiện tốt, cộng với giải mid mộc mạc đã tạo nên một bản phối hoàn hảo cho ca khúc. Nếu so sánh với Sony E6100 thì E6100 thể hiện tiếng trống tốt hơn nhưng giải mid của E6100 lại là một điểm trừ, tuy có hay hơn nhiều soundbar nhưng nó vẫn không thể hiện đc độ rung và ngân của giọng ca sĩ. Chính sự toàn diện của Samsung MX-T50 đã khiến nó chiến thắng bộ dàn âm thanh quốc dân Sony E6100 home theater khi thể hiện ca khúc này. Cuối cùng phần theo thủ tục, mình cho loa thể hiện bài Holtel California. Thử thách cuối cùng và là bắt buộc với dân chơi loa khởi nghiệp ở Việt Nam. Phần đầu của bài Holtel California tiếng guitar đc thể hiện trên nền giống rền vang, tách bạch, tiếng trống có dư âm nhưng không loãng và lấn. Tất cả đều phối hợp nhịp nhàng khiến bài hát trở nên dễ nghe và cuốn hút. Phần cuối là 2 phút guitar solo, tiếng guitar điện kéo căng kết hợp với tiếng trống có kiểm soát, cảm xúc cho đoạn solo này là “đã cái lỗ tai” lần đầu tiên mình nghe 1 đoạn guitar solo chăm chú đến vậy.

3. Karaoke (hảo hảo)
2 mục trên đã đủ cho ta thấy MX-T50 là một chiếc loa “đáng giá”, còn với mục thứ 3 này bạn sẽ thấy chiếc loa này là “một món hời”.
Với kinh phí 5 triệu trở lại, việc có 1 dàn âm thanh vừa nghe nhạc vừa hát karaoke “ra gì” là điều bất khả thi … Vâng quan niệm này đã bị thay đổi bởi MX-T50, trong loa đã có sẵn jack cắm mic và nút chỉnh ECHO (loa kéo nào chả có), nhưng nhiều loa có cũng như không. Sau khi cắm mic vào một số loa kéo cho ra một chất giọng lệch tông với nhạc và không thể nào chỉnh được, thậm chí còn thua xa so với loa kéo của tàu. Nhưng với MX-T50 thì khác, tận dụng ưu điểm sẵn có là công suất lớn, tiếng Bass có lực MX-T50 đã thể hiện rất tốt những đoạn nhạc Karaoke, dẫn nhịp cho người hát một cách hoàn hảo. Phần nâng tiếng của loa MX-T50 tuy đơn giản với 2 núm volume và echo nhưng lại cho hiệu quả tức thì, giọng người hát hoà vào nhạc rất chuẩn và đẹp. Có thể nói đây là một bộ karaoke “mì ăn liền” hảo hảo chua cay. Các bạn chẳng phải chỉnh gì cả, cứ cắm mic vào mà hát thôi. Và mic càng đắt tiền thì loa càng thể hiện được chuẩn chất giọng của bạn.
Anh bạn mình, một người thường xuyên hoạt động văn nghệ ở trường đã quyết định rinh em nó về nhà chỉ sau đúng 2 bài “test mic”.

4. Kết luận:

Quảng cáo