Sản phẩm du lịch là gì | các sản phẩm du lịch đặc trưng

Sản phẩm du lịch là gì | các sản phẩm du lịch đặc trưng

Du lịch là một trong những ngành kinh tế đặc thù, mang tính văn hóa – xã hội phức tại. Tại Việt Nam, du lịch có khả năng marketing rất tốt nhưng không phải ai cũng biết sản phẩm du lịch là gì? Sản phẩm du lịch gồm những gì?

Hãy cùng Design Webtravel (đơn vị thiết kế website du lịch) tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

I. Khái niệm về sản phẩm du lịch là gì?

Sản phẩm du lịch là bao gồm cả sản phẩm vô hình và hữu hình nhằm phục vụ nhu cầu cho khách hàng trong tour du lịch. Chính vì vậy mà sản phẩm du lịch rất phong phú, luôn biến đổi theo nhu cầu của khách du lịch và sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Khái niệm sản phẩm du lịch là gì

Một sản phẩm du lịch được đánh giá và bán thông qua các kênh phân phối và nó cũng có vòng đời sản phẩm.

Tóm lại, Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

II. Phân loại sản phẩm du lịch

Bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ hoặc tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng làm gia cung ứng.

Sản phẩm đơn lẻ: là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Ví dụ: một khách sạn có dịch vụ cho khách du lịch thuê xe tự lại. Nhà cung ứng xe tự lại có thể là khách sạn, hãng vận chuyển,…

Sản phẩm tổng hợp: là sản phẩm phải thỏa mãn đòng thời một nhóm nhu cầu – mong muốn của khách du lịch.

Ví dụ: trong một tour du lịch trọn gói bao gồm nhiều dịch vụ đơn lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,…

Xem thêm: Tour Du lịch là gì | Phân loại khách du lịch theo yếu tố nào?

III. Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Một sản phẩm du lịch cần có 4 đặc điểm sau:

Tính vô hình:

  • Sản phẩm du lịch không cụ thể tồn tại dưới dạng vật chất. Do đó, không thể sờ, thử và không thể thấy sản phẩm để kiểm tra chất lượng trước khi mua.
  • Do tính chất vô hình nên khách du lịch đánh giá chất lượng sản phẩm qua địa điểm, người phục vụ, trang thiết bị, thông tin được cung cấp,…
  • Sản phẩm du lịch dễ dàng bị sao chép, bắt chước.

Sản phẩm du lịch có đặc điểm vô hình

Tính không tách rời:

Quá trình phục vụ và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra gần như đồng thời trong cùng một thời gian và không gian.

Không chuyển giao sở hữu, sử dụng:

Sản phẩm chỉ thực hiện quyền sử dụng mà không thực hiện quyền sở hữu bởi khi sử dụng thì sẽ mất đi giá trị trở thành trải nghiệm của bản thân không thể sang tên đổi chủ được.

Tính không đồng nhất:

  • Do tính vô hình nên sản phẩm du lịch thường có chất lượng không lặp lại
  • Chỉ tiêu dùng sản phẩm khách mới cảm nhận được.
  • Khó lượng hóa

Tính mau hỏng và không dự trữ được:

  • Để thực hiện được sản phẩm du lịch, công ty lữ hành phải đặt trước các dịch vụ: vận chuyển, lưu trú, ăn uống,… Không thể để tồn kho dù chỉ một ngày bởi không sử dụng được sẽ mất.
  • Cung vị thụ động khi cầu biến động (Nếu khách hàng không có nhu cầu đi du lịch thì sản phẩm du lịch sẽ không tiêu thụ được)

IV. Các nguyên tắc tạo nên sản phẩm du lịch chất lượng

Để tạo nên một sản phẩm du lịch chất lượng, các đơn vị lữ hành bắt buộc phải dựa theo một số nguyên tắc nhất định.

4.1 Sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu khách du lịch

Sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Một trong những nguyên nhân tạo nên tính phức tạp và phong phú của du lịch là nhu cầu của khách du lịch thường xuyên thay đổi. Do đó để tạo ra được lợi nhuận thì các sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều đó thì đơn vị lữ hành phải luôn luôn nghiên cứu khách hàng, thị trường (sở thích, mong muốn, thu nhập,..)

4.2 Lợi ích kinh tế

Bất cứ một hoạt động sản xuất đầu tư du lịch nào đều bắt buộc phải xem xét đến các lợi ích kinh tế mà sản phẩm du lịch mang lại. Bởi mục đích cuối cùng của hoạt đông kinh doanh là LỢI NHUẬN.

Tuy nhiên, nếu khai thác du lịch một cách ồ ạt, quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường, thiên nhiên, hệ sinh thái,… từ đó ảnh hưởng tới lợi ích, trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm du lịch.

4.3 Đặc sắc

Để tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Vì vậy khi khai thác tài nguyên du lịch bắt buộc phải chú ý đến tính đặc trưng, độc đáo của điểm đến (thiên nhiên, phong tục tập quán, văn hóa,…)

Sản phẩm du lịch cần yếu tố đặc sắc, độc đáo

4.4 Nguyên tắc tổng thể

Khai thác sản phẩm du lịch ở một địa phương không chỉ làm tăng sức hút của sản phẩm đó mà còn tăng giá trị lợi nhuận.

Vì vậy, khi khai thác một sản phẩm du lịch nào đó, hãy khai thác luôn cả những tài nguyên xunh quanh (ẩm thực, văn hóa, tập quán,…)

4.5 Nguyên tắc bảo tồn

Là nguyên tắc không thể bỏ qua nếu muốn duy trì chất lượng sản phẩm du lịch bền vững. Bởi khi bị tổn thương sẽ mất thời gian để phục hồi nhiều trường hợp sẽ không thể phục hồi được như cũ nữa.

Mục đích của hoạt động khai thác tài nguyên du lịch là cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần của con người. Thế nhưng trong quá trình khai thác thì có thể vô hình mà con người đã phá hoại tài nguyên, làm mất tính cân bằng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

Xem thêm:

V. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

Đối với khách du lịch, một sản phẩm du lịch bao gồm những trải nghiệm hoàn chỉnh từ khi họ rời khỏi nhà đến khi họ trở về. Một sản phẩm du lịch bao gồm:

5.1 Điểm đến du lịch

Là điểm đến thu hút khách du lịch có thể là điểm đến tự nhiên, nhân tạo,… Mỗi điểm đến đều có một sức hấp dẫn khác nhau.

Địa điểm du lịch là yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch hoàn chỉnh

Các điểm du lịch tự nhiên: là các hình thức thuộc sở hữu của tự nhiên (biển, núi, hồ, thung lũng, thác nước, sông, rừng,…)

Các điểm đến nhân tạo: bao gồm các điểm du lịch văn hóa (múa rối, nghi lễ truyền thống, nghi lễ,…)

5.2 Dịch vụ vận chuyển

Là một trong những thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch. Bao gồm các phương tiện đưa đón khách đến thăm quan các điểm du lịch bằng phươn tiện giao thông hiện nay (ô tô, xe máy, máy bay, thuyền, xe đạp,…) thể hiện qua tuyến du lịch và tần xuất.

Dịch vụ vận chuyển là yếu tố tạo thành sản phẩm du lịch

Cụ thể là mức độ dễ dàng tiếp cận điểm đến du lịch.

Quy định của chính phủ: những quy định về hoạt động giao thông

5.3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Là thành phần chính giúp cấu thành nên sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,…)

5.4 Giá cả

Mức giá là một trong những yếu tố quan trọng bởi đây là những thông số được sử dụng giúp khách hàng dễ dàng so sánh các sản phẩm du lịch khác nhau.

VI. Các sản phẩm du lịch phổ biến tại Việt Nam hiện nay

6.1 Du lịch biển

Loại hình sản phẩm du lịch biển

Là dòng sản phẩm du lịch được ưu tiên phát triên nhất tại Việt Nam. Sở hữu chiều dài đường bờ biển hơn 3200 km với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Đặc biệt có nhiều bãi biển được xếp vào top những bờ biển đẹp nhất thế giới (Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Côn Đảo,..) Chính điều này đã tạo điều kiện cho du lịch biển Việt Nam phát triển và thu về nguồn lợi nhuận lớn.

Đến với du lịch biển tại Việt Nam có thể kết hợp với một số hoạt động giải trí như lướt sóng, thả dù trên biển, lặn biển ngắm san hô,…

6.2 Du lịch sinh thái

Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu và địa hình được mẹ thiên nhiên ưu đãi nên rất có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Ở Việt Nam có hệ sinh thái, hệ động thực vật phong phú thậm chí có nhiều động vật có tên trong sách đỏ (Cầy Gấm, Hạc Cổ Trắng, Voọc mông trắng,… thực vật có Sưa, Lim xanh, Thông đỏ, Chò,…)

Chưa kể, Việt Nam còn sở hữu hệ sinh thái đặc trưng như: rừng ngập mặn, san hô, rừng nhiệt đới,…

Loại hình sản phẩm du lịch sinh thái

6.3 Du lịch miền quê

Là loại hình du lịch có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với du khách nước ngoài. Trước đây, du lịch miền quê chỉ dừng lại ở việc tham quan, ngắm cảnh hoặc nghỉ dưỡng ở những điểm nổi bật như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt,… Ngày nay đã xuất hiện thêm một số địa điểm mới (Hang Én, Pù Luông, Đồng Văn, Fansipan,…)

Loại hình sản phẩm du lịch miền quê

Hơn nữa, du khách cũng rất ưa thích được khám phá văn hóa phong tục, tập quán bản địa. Khách du lịch có cơ hội ăn, ngủ, sinh hoạt, lao động,… cùng chủ nhà, tham gia các hoạt động truyền thống (lễ hội cồng chiêng, hát đồng dao, nhảy sạp,…)

6.4 Du lịch sáng tạo

Là loại hình du lịch mới được khai thác và phát triển ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Chẳng hạn như: những ngày mưa tại Huế thì thưởng thức trà cung đình, học làm đồ lưu niệm,…

Sản phẩm du lịch sáng tạo

Tại Hà Nội, loại hình du lịch mới này được khai thác và phát triển ở mảng dạy nấu ăn. Khi lưu trú tại Sofitel Metropole Hotel hoặc đến nhà hàng Ánh Tuyết, du khách sẽ được tham gia tour đi chợ, tự chọn thực phẩm, rau – thịt – cá,… sau đó sẽ được các đầu bếp hướng dẫn cách nhặt rau, thái thịt, xào nấu và cuối cùng du khách sẽ tự sáng tạo để làm ra được món ăn của riêng mình.

6.5 Du lịch văn hóa

Là sản phẩm du lịch rất phù hợp và phổ biến trong bối cảnh tại Việt Nam. Những sản phẩm này thường tập trung vào đặc điểm văn hóa cũng như lịch sử của vùng đó.

Sản phẩm du lịch văn hóa địa phương

6.6 Du lịch mua sắm

Loại hình du lịch này đang trở thành một thành phần ngày càng phù hợp trong chuỗi giá trị du lịch. Mua sắm dần chuyển đổi thành một yếu tố quyết định đến lựa chọn điểm đến trong trải nghiệm du lịch tổng thể.

Sản phẩm du lịch mua sắm

Ngoài ra, cũng còn một số hoạt động sản phẩm du lịch khác như:

  • Du lịch thể thao,
  • Du lịch đô thị,

Tóm lại, sản phẩm du lịch là một tập hợp các dịch vụ cần thiết để tạo thành một gói du lịch hoàn chỉnh giúp thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong chuyến đi du lịch. Mong rằng những thông tin và khái niệm sản phẩm du lịch trong bài viết này sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn.

Bài viết liên quan:

Nguyễn Phượng

Tôi là Phượng, hiện đang là CEO tại Design Webtravel – đơn vị thiết kế website du lịch hàng đầu Việt Nam. Tôi đam mê đi du lịch và thiết kế website. Tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp mọi người có thể lựa chọn được đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.