Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng – Tư Vấn Luật

Hỏi:

Hiện nay tôi nhận thấy có rất nhiều sản phẩm thuốc trừ sâu trên thị trường nhái các thương hiệu nổi tiếng nhưng hàm lượng các thành phần trong đó thì thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng tiêu chuẩn cần thiết trong 1 chai thuốc trừ sâu. Luật sư cho tôi hỏi, cơ sở sản xuất vi phạm này sẽ bị xử phạt như thế nào đối với hành vi vi phạm của mình?

Trả lời:

Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng

Chào bạn! Theo thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Hàng giả là hàng có phẩm chất kém, không đúng với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, bao gồm: Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký và các trường hợp khác được quy định tại điều 3.7 NĐ 98/2020 thì được xem là hàng giả.

Đối với việc công ty sản xuất thuốc trừ sâu mà nồng độ thuốc trừ sâu không đủ hàm lượng trong thành phần được coi là hoạt động sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng. Cụ thể ở đây, sản phẩm thuốc trừ sâu này có hàm lượng các thành phần rất nhỏ, không đủ lượng các chất để thể hiện đó là sản phẩm thuốc trừ sâu. Do đó, nhà nước đã có biện pháp xử lý hành vi lừa gạt người tiêu dùng để tìm kiếm lợi nhuận bất chính từ việc sản xuất hàng hóa về giá trị sử dụng, công dụng.

Đối với mức độ vi phạm nhẹ, tùy theo giá trị hàng hóa giả so với giá trị hàng hóa thực tế mà cơ quan nhà nước áp dụng mức phạt vi phạm hành chính khác nhau. Đây là biện pháp xử phạt mang tính răn đe cho các tổ chức, cá nhân đang và có ý định sản xuất hàng kém chất lượng, hàng giả,.

Mức phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị theo quy định có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng[1]  áp dụng với cá nhân vi phạm.

Document

Phân bón là mặt hàng được quy định tại điều 10.2 NĐ 98/2020, nên mức phạt vi phạm hành chính sẽ gấp 2 lần mức tiền phạt tương ứng được quy định tại Điều 10.1 NĐ 98/2020.

Nếu tổ chức (công ty) vi phạm sẽ áp dụng mức phạt gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân vi phạm nêu trên[2].

Bên cạnh việc xử phạt bằng tiền, cơ quan ban ngành còn có quyền[3]:

  • Áp dụng hình phạt bổ sung:

– Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm.

– Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả.

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

– Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm

  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm.
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Quản lý thị trường; UBND các cấp hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt[4].

Ngoài ra, cơ sở sản xuất hàng giả không sử dụng được này còn có thể bị xử lý hình sự nếu như rơi vào trường hợp quy định tại điều 192, 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 10.1 NĐ 98/2020/NĐ-CP

[2] Điều 4.4 NĐ 98/2020/NĐ-CP

[3] Điều 10.3, 10.4 NĐ 98/2020/NĐ-CP

[4] Chương 3 NĐ 98/2020/NĐ-CP

Document